Dự án mở rộng học viện giáo dục công nghệ (ITE)

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở singapore và bài học cho việt nam (Trang 55 - 57)

2.3. Một số dự án áp dụng mơ hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ

2.3.2. Dự án mở rộng học viện giáo dục công nghệ (ITE)

2.3.2.1. Đánh giá nhu cầu

Một trong những mục tiêu của Singapore là biến đất nước thành một nền kinh tế tri thức với một nguồn lao động có trình độ cao. Để đạt được mục tiêu đó, Singapore đã đầu tư lớn vào cải cách nên giáo dục trong nước. Song như vậy là chưa đủ, bởi cơ sở hạ tầng giáo dục của Singapore không đáp ứng đủ nhu cầu. Cho đến thời điểm năm 2004 ở Singapore mới có 4 cơ sở giáo dục bậc đại học và dạy nghề, chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu của người dân Singapore. Vì vậy việc xây dựng thêm các cơ sở giáo dục hoặc mở rộng các trường đại học hiện tại là điều cần thiết đối với Singapore.

2.3.2.2. Thực hiện

Để thực hiện kế hoặc trên, chính phủ đã giao cho học viện giáo dục công nghệ Singapore (ITE), xây dựng kế hoạch mở rộng trường. Mục tiêu hướng tới của kế

hoạch này là xây dựng một khu học viện mới trong bên cạnh khuôn viên của ITE, nhằm tăng thêm khả năng đào tạo của ITE thêm 7.200 sinh viên toàn thời gian/năm và 8.100 sinh viên vừa học vừa làm/năm, cùng với một hệ thống phòng hội thảo, nghệ thuật, giảng đường với trang thiết bị hiện đại.

Trong dự án này, vai trò của khu vực nhà nước (đại diện là ITE) tương đối nhỏ. ITE chỉ có trách nhiệm giá sát việc thực hiện hợp đồng, hỗ trợ khu vực tư nhân trong các vấn đề pháp lý, cũng như tiến hành thanh tốn khi hợp đồng kết thúc. Vai trị chính của dự án thuộc về khu vực tư nhân, trong đó nổi bật là PwC – công ty tư vấn tài chính cho dự án.

PwC với tư cách là nhà cố vấn tài chính cho dự án, PwC khuyến nghị ITE áp dụng mơ hình DBFO (Thiết kế - Xây dựng – Tài trợ - Vận hành) để đạt hiệu quả cao trong vấn đề tài chính bởi tổng số vốn dự kiến của dự án chỉ là 400 triệu SGD trong khi theo đánh giá của PwC cần một số vốn lớn hơn 10 – 15% để hoàn thành dự án phức tạp này.

PwC đã cùng với ITE lên kế hoạch nhằm sử dụng hiệu quả 400 triệu USD. Trước tiên, nhằm giảm chi phí cho q trình chuẩn bị dự án PwC thu hẹp danh sách các nhà thầu, tập trung vào các nhà thầu trong lĩnh vực tài chính, xây dựng, kiến trúc và quản lý giáo dục. Thông qua đánh giá khả năng cân bằng tài chính của các nhà thầu, PwC đã giúp ITE chọn là được một nhà thầu có năng lực tốt nhất là Gammon Capital.

Sau đó với sự hỗ trợ của PwC, Gammon Capital đã đạt được một thỏa thuận vay vốn từ thị trường liên ngân hàng Singapore, với mức lãi suất cực thấp, 0,85 – 0,95%/ năm trong vịng 26,5 năm. Dưới sự bảo lãnh của chính phủ, khoản vay này được bảo đảm hỗ trợ lãi suất nên có thể hạn chế được các rủi ro khi có biến động lãi suất xảy ra.

PwC và Gammon Capital cũng đưa ra một lộ trình tài chính chi tiết cho dự án, đồng thời lập một quỹ tài chính dự phịng cho các biến động về giá ngun vật liệu đầu vào của dự án.

2.3.2.3. Kết quả đạt được

Với việc hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng năm 2010 đại, dự án không chỉ mở rộng khả năng đào tạo của ITE mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy của hệ thống giáo dục Singapore, góp phần đưa Singapore trở thành một trung tâm giáo dục uy tín trong khu vực.

Dự án cũng đạt được hiệu quả cao trong vấn đề tài chính khi số vốn bỏ ra không vượt quá 400 triệu SGD, đồng thời đảm bảo cho Gammon Capital chi trả các khoản vay và bắt đầu sinh lời dự kiến sau khoảng 10 năm đầu vận hành.

2.3.2.4. Đánh giá

Sự thành công của dự án phần lớn là nhờ vai trò của khu vực tư nhân mà cụ thể là Gammon Capital và PwC, đặc biệt là nhà tư vấn tài chính PwC. Với năng lực quản lý tài chính của mình, PwC đã hỗ trợ cho Gammon Capital xây dựng những kế hoạch tài chính hiệu quả trong suốt quá quá trình thực hiện dự án.

Trong dự án này, vai trò của khu vực nhà nước, cụ thể ở đây là ITE chỉ mang tính đại diện, hỗ trợ cho chủ đầu tư trong các vấn đề pháp lý.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở singapore và bài học cho việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)