Bài học từ kinh nghiệm của Singapore trong việc áp dụng mơ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở singapore và bài học cho việt nam (Trang 57 - 60)

công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng

2.4.1 Tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia

Lợi thế cạnh tranh quốc gia là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường phát triển kinh tế và thu hút nguồn vốn đầu tư. Các chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục đầu tư cũng như các quy định bảo hộ đầu tư được xây dựng linh hoạt trong từng thời kì, từng lĩnh vực cụ thể, song không thiếu sự chặt chẽ làm nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn của Singapore đặc biệt vào các dự án PPP quan trọng.

Với những lợi thế cạnh tranh của mình, Singapore tạo ra được hiệu quả cao trong các dự án PPP bởi thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, năng lực vững mạnh có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về tiến độ, chất lượng của các dự án cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào một dự án tạo ra sự tính cạnh tranh cho dự án. Các nhà đầu tư dĩ nhiên cần phải hồn thiện

năng lực của mình để có thể cạnh tranh với các nhà đầu tư khác. Nhờ đó chất lượng đầu tư luôn được nâng cao, các dự án đầu tư luôn đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.4.2. Khung pháp lý PPP hoàn thiện

Việc hoàn thiện, cụ thể hóa khung pháp lý, đánh giá cụ thể vai trị của khu vực cơng cơng và khu vực tư nhân, phân rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong các quy định về hợp tác công tư của Singapore là điều kiện căn bản để hướng tới việc xây dựng các hợp đồng PPP một cách chặt chẽ.

Bên cạnh đó việc hướng tới xây dựng một mơ hình PPP đặc trưng nhất, phù hợp với nhu cầu mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore cũng là một bài học kinh nghiệm hay. Dựa trên nhu cầu phát triển của mình, đó là nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước tư nhân và đặc biệt là tận dụng tối đa nguồn vốn của khu vực tư nhân, đồng thời chỉ có các dự án mang tính chất quan trọng, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế mới được xem xét thực hiện dưới hình thức PPP, Singapore đã xây dựng mơ hình PPP đặc trưng nhất phù hợp với chính mình. Điều này đảm bảo việc quy hoạch kinh tế được thống nhất, Singapore cũng dễ dàng quản lý các dự án PPP hơn. Vấn đề này cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc đánh giá nhu cầu, tiềm năng và các vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đối với một quốc gia.

Một bài học tiếp theo là việc xây dựng hình thức nhà thầu là “nhóm cơng ty” – một liên doanh nhiều nhà thầu, nhằm tăng cường năng lực pháp lý tài chính, năng lực quản lý dự án của nhà thầu, giảm thiểu các rủi ro xuất phát từ khu vực tư nhân trong quá trình thực hiện dự án. Ngồi ra, điều này làm tăng tỉ lệ góp vốn của khu vực tư nhân, có thể lên tới 80 – 90%, đồng thời bảo đảm duy trì và bổ sung nguồn vốn trong trường hợp có biến động giá cả, bởi trong “nhóm cơng ty” có sự có mặt của các định chế tài chính có khả năng đảm bảo cung cấp vốn.

2.4.3. Xây dựng cơ quan quản lý PPP độc lập

Mặc dù trách nhiệm quản lý PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore thuộc về các cơ quan chuyên trách của nhà nước như EDB, PUB, IDA song với mỗi dự án cụ thể, Singapore đều thành lập nhóm giám sát độc lập. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

Tăng cường khả năng giám sát cho khu vực nhà nước đối với một dự án PPP (do cơ quan này thực hiện việc giám sát dự án song song với khu vực nhà nước)

Giảm thiểu thiểu những rủi ro chính sách xuất phát từ khu vực cơng do nhóm này hoạt động một cách độc lập. Ví dụ như các rủi ro do công tác quản lý công yếu kém của khu vực nhà nước, hay tệ nạn tham nhũng, thiếu minh bạch thơng tin.

Các nhóm giám sát độc lập này có khả năng chun mơn cao, có thể đảm nhận được vai trị tư vấn trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như đánh giá các vấn đề tài chính, pháp lý liên quan đến dự án, đưa ra các biểu giá phù hợp cho khu vực tư nhân, đảm bảo tối thiểu chi phi thực hiện dự án cho khu vực nhà nước.

2.4.4. Vai trị giám sát của khu vực cơng cộng

Vai trò giám sát của khu vực công cộng trong các hợp đồng PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng được tăng cường thông qua việc thành lập các nhóm giám sát độc lập.

Ngồi ra biến cơ chế thanh toán thành cơ chế giám sát chất lượng dự án cũng là một vấn đề đáng học hỏi. Những quy định về khấu trừ, xử phạt hay quyền chấm dứt dự án của khu vực cơng có tính đảm bảo cho nhà thầu tư nhân tiến hành dự án một các nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu chất lượng của dự án. Mặc dù cơ chế này hạn chế đi phần nào sự hấp dẫn của các dự án PPP, song với những ưu đãi có sẵn mà khu vực cơng cộng đã đưa ra trước đó, vẫn sẽ đảm bảo cho việc thu hút các nhà thầu tham gia vào một dự án PPP.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC ÁP DỤNG MƠ HÌNH HỢP TÁC CƠNG TƯ TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ

HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở singapore và bài học cho việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)