II. Nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt nam
1. Trước năm 1995
ở Việt nam, BHXH được thực hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Khi đó, do điều kiện nền kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử nên đối tượng tham gia BHXH chỉ mới bao gồm công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh. Tất cả những người tham gia BHXH đều không phải đóng góp BHXH. Vì vậy nguồn quỹ BHXH lúc này được lấy từ ngân sách Nhà nước và Nhà nước
không lập ra quỹ BHXH. Thực chất trong thời kì này, Nhà nước có quy định các doanh nghiệp Nhà nước hàng tháng phải trích nộp một tỷ lệ % trong tổng quỹ lương vào ngân sách Nhà nước để chi trả cho các chế độ BHXH. Do đó tạo nguồn cho quỹ BHXH trong thời kì này là từ quỹ lương của doanh nghiệp và chủ yếu từ thuế thông qua ngân sách Nhà nước.
2. Từ năm 1995 đến nay.
Thực hiện các quy định của Bộ luật lao động, BHXH ở nước ta cũng có được đổi mới về cơ bản. Đối tượng tham gia BHXH khơng chỉ có cơng nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang mà còn những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và mới đây là cả những người làm việc ở cấp xã, phường (dưới đây gọi chung là người lao động). Để được hưởng các chế độ của BHXH thì khi tham gia BHXH người lao động phải đóng một tỷ lệ nhất định trong tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
Theo điều lệ hiện hành nguồn Quỹ BHXH ở nước ta được hình thành từ các nguồn sau:
a) NSDLĐ đóng bằng 17% so với tổng quỹ tiền lương tháng của những người tham gia BHXH trong đơn vị.
b) NLĐ đóng bằng 6% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN và tử tuất.
c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ.
d) Thu từ các nguồn khác như: nguồn tài trợ từ nước ngồi, nguồn lãi từ đầu tư tài chính phần quỹ nhàn rỗi của quỹ BHXH…
Căn cứ vào Nghị định số 100/2002/NĐ - CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ và căn cứ vào Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về quy chế quản lý tài chính đối với
BHXH Việt nam, ngày 26/5/2003 BHXH Việt nam đã có quyết định số 722/2003/QĐ-BHXH- BT quy định cụ thể về việc quản lý thu BHXH bắt buộc như sau:
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (NSDLĐ và NLĐ).
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ bao gồm:
NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sau:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động cơng ích…
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đoanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh…
- Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã.
- Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang, các tổ chức, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính …
- Trạm y tế xã phường, thị trấn.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
Cán bộ công chức viên chưc theo Pháp lệnh cán bộ, công chức
NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thời hạn dưới 3 tháng khi hết hạn hợp đồng lao động mà NLĐ tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
Đối với những đối tượng tham gia này thì mức thu đóng góp BHXH là 20% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng và NLĐ đóng 5% tiền lương tháng.
Đối với đối tượng tham gia là quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí: theo Điều lệ BHXH đối với sỹ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ thì mức đóng cho đối tượng này cũng là 20% tiền lương tháng trong đó NSDLĐ đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng và NLĐ đóng 5% tiền lương tháng.
Đối tượng là Cán bộ xã phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, Điều 7 Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 46/2000/NĐ - CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ: thì mức đóng được quy định cho những đối tượng này là 15%
mức sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng 10% mức phí sinh hoạt tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% mức phí sinh hoạt tháng.
Đối tượng là NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ:
thì mức đóng bằng 15% tiền lương tháng đóng BHXH liền kề trước khi ra nước ngồi làm việc cịn trong trường hợp nếu chưa tham gia BHXH ở trong
nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% của hai lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại từng thời điểm.
Đối tượng tự đóng BHXH theo nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày12/03/2003 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội: Mức đóng cho những đối tượng này là 15% mức
tiền lương tháng trước khi nghỉ việc.
Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (NSDLĐ và NLĐ).
NLĐ trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong:
- Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lực lượng vũ trang.
- Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, khu chế xuất, doanh nghiệp liên doanh…. Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Các đơn vị tổ chức kinh tế ngồi quốc doanh có từ sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên.
Đối với những đối tượng trên thì mức đóng là 3% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 2% tổng quỹ lương tháng cịn NLĐ đóng 1% tiền lương tháng.
Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong tổ chức Đảng, chính trị xã hội, cán bộ xã phường thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người làm việc trong
các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. Thì mức đóng là
3% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 2% tổng quỹ lương tháng cịn NLĐ đóng 1% tiền lương tháng.
Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng, người có cơng với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. Thân nhân sỹ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. Đối với
những đối tượng này thì cơ quan BHXH quy định mức đóng là 3% tiền lương tối thiểu hiện hành do các cơ quan ban ngành có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.
Nhà nước hỗ trợ bù thiếu để đảm bảo chính sách BHXH được thực hiện một cách toàn diện:
Ngồi sự đóng góp của NSDLĐ và người lao động ra thì nguồn quỹ BHXH được sự hỗ trợ thêm từ ngân sách nhà nước để bù thiếu khi các khoản chi chế độ BHXH lớn hơn khoản thu từ phía người tham gia BHXH. Việc tham gia BHXH của Nhà nước với tư cách là người sử dụng đối với những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, Nhà nước phải trực tiếp đóng góp BHXH bằng cách đưa vào quỹ lương của từng cơ quan, đơn vị và phải đóng bằng 17% tổng quỹ lương bao gồm đóng cả BHXH và BHYT, để các cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan BHXH. Đồng thời với tư cách bảo hộ giá trị cho quỹ BHXH và hỗ trợ các hoạt động BHXH khi cần thiết.
Như vậy, nguồn hình thành quỹ BHXH chủ yếu thơng qua sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là chủ yếu ngồi ra quỹ BHXH cịn tạo lập được từ các nguồn thu khác như thu từ hoạt động đầu tư, thu từ các khoản nộp phạt do chậm nộp BHXH của các đơn
vị doanh nghiệp, thu từ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các khoản thu khác.
III. Thực trạng của công tác thu BHXH ở Việt nam giai đoạn từ năm1995 – năm 2004. 1995 – năm 2004.
1. Phân cấp thu BHXH.
Mục đích của phân cấp thu đóng góp BHXH từ người tham gia BHXH là nhằm nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác thu theo địa bàn hành chính đồng thời phân bổ khối lượng cơng việc đồng đều cho các đơn vị, các cấp (để tránh tình trạng nơi ùn tắc, ngược lại có nơi khơng có việc làm) và tạo điều kiện thuận tiện cho đơn vị và đối tượng tham gia đăng kí đóng BHXH phù hợp với điều kiện quản lý thủ công hiện nay.
1.1 Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh (gọi chung là BHXH huyện). tỉnh (gọi chung là BHXH huyện).
Có trách nhiệm trực tiếp thu BHXH các đơn vị:
- Các đơn vị trên địa bàn do BHXH huyện quản lý. - Các đơn vị ngoài Quốc doanh, ngồi cơng lập. - Các xã phường, thị trấn.
- Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ - CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ
- Đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 và tại khoản b điểm 9 Mục II thông tư số 07/2003/TT- BLĐTBXH ngày 12/3/2003.
- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp các đối tượng tham gia BHXH để lập kế hoạch thu, hướng dẫn NSDLĐ đăng kí và nộp tiền BHXH.
BHXH cấp quận, huyện gồm có tổng số 656 đơn vị với phạm vi hoạt động, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc lớn. Nhiệm vụ do Giám đốc giao trực tiếp cho từng công chức, viên chức sao cho thuận lợi trong cơng việc thu đóng BHXH. Định kì cơ quan BHXH cấp huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10, 25 hàng tháng kết thúc thời gian làm việc vào ngày cuối cùng của năm thì phải chuyển tồn bộ số thu lên BHXH tỉnh.
1.2 Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi chung là BHXH tỉnh). (gọi chung là BHXH tỉnh).
Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố có nhiệm vụ trực tiếp thu BHXH
- Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý đồng thời tổ chức và chỉ đạo cơ quan BHXH cấp cơ sở thu đóng góp theo phân cấp.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.
- Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.
- Các đơn vị lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. - Người có cơng với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.
- Người nghèo quy định tại quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Những đơn vị BHXH huyện khơng đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu.
- Tổ chức, Hướng dẫn, thực hiện thu nộp BHXH đồng thời cấp, hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng trên địa bàn.
- Lập kế hoạch thu, giám sát thu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu của cơ quan BHXH cấp cơ sở định kì hành quỹ hàng năm thẩm định số thu BHXH cấp cơ sở trên căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu. Lập kế hoạch thu BHXH năm sau (theo mẫu số 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các quận huyện lập thành 2 bản (theo mẫu số 5-KHT): 1 bản lưu lại tỉnh, 1 bản gửi lên BHXH Việt nam trước ngày 31/10.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn cho phịng cơng nghệ thơng tin để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH và in ấn Thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh.
- Cung cấp cho phịng giám định chi những thơng tin về đối tượng đã đăng kí tại các cơ sở KCB theo phiếu KCB.
Định kì cơ quan BHXH tỉnh phải chuyển số thu BHXH lên BHXH Việt nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng.
1.3 Cơ quan BHXH Việt nam.
BHXH Việt nam là một tổ chức sự nghiệp đặc thù, tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, hoạt động vì mục đích nhân đạo, xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo điều 4 Nghị định số 100/2002/NĐ- CP, bao gồm 19 khoản, được chia làm 4 nhóm trong đó nhóm 2 có nêu rõ: nhóm 2 gồm 7 khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 quy định thẩm quyền của BHXH Việt nam về ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết chế độ thu, chi và quản lý.
BHXH Việt nam chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH,
thẻ BHYT và phiếu khám chữa bệnh, kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh và thẩm định số thu BHXH trên phạm vi tồn quốc.
Định kì 15 ngày BHXH Việt nam có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu về tài khoản tiển gửi, quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước. Dưới đây là mơ hình phân cấp thu BHXH.
Sơ đồ: mơ hình phân cấp thu BHXH.
……..
… ………… …
2. Các phương pháp thu BHXH.
Cơng tác thu đóng góp BHXH Việt nam cũng giống như một số chính sách BHXH của một số quốc gia khác trên thế giới bao gồm 2 phương pháp thu nộp BHXH sau:
2.1 Phương pháp thu trực tiếp.
Theo phương pháp này cán bộ và bộ phận chuyên trách của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng góp BHXH từ người tham gia BHXH. Phương
BHXH Việt nam BHXH Tỉnh 1 BHXH Tỉnh 2 BHXH Tỉnh 3 BHXH Tỉnh 63 BHXH Tỉnh 64 BHXH Huyện 1.1 BHXH Huyện 1.n BHXH Huyện 64.1 BHXH Huyện 64.m
thức này thường được áp dụng đối với người lao động làm việc tự do tự