Giai đoạn trước năm 1995

Một phần của tài liệu Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở việt nam (Trang 25)

I. khái quát về chính sách BHXH ở việt nam

1. Giai đoạn trước năm 1995

BHXH xuất hiện ở Việt nam ngay từ thời kỳ Pháp thuộc. Khi đó Chính phủ bảo hộ Pháp đã thực hiện một số chế độ BHXH cho những người Việt nam làm việc trong bộ máy cai trị của chính quyền Pháp.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ. Đối tượng được hưởng chính sách BHXH chủ yếu là NLĐ trong biên chế Nhà nước. Thời kì này, ở

nước ta đã thực hiện chữa bệnh miễn phí cho người dân và hoạt động BHYT trong thời gian này nằm trong chương trình chăm sóc y tế của Quốc gia.

Trước năm 1995 chính sách BHXH được thực hiện và hoạt động theo hàng loạt các Sắc lệnh, Nghị định ban hành nhằm xác định về đối tượng và chế độ, mức đóng, mức hưởng. Sắc lệnh 54 ngày 3/11/1945 của Chính phủ lâm thời, sắc lệnh số 105 ngày 14/6/1946 của chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh 29 ngày 13/3/1947 của Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa… cùng với cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH thể hiện trong hiến pháp năm 1959 thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hóa trong điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/2/1961 và điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ.

Trong thời gian này, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho người công nhân viên chức, qn nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người, sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.

Năm 1986 Việt nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng của Nhà nước. Sự thay đổi về cơ chế kinh tế địi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng.

Đến năm 1989, bắt đầu có Quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí gồm các khoản tiền giường nằm điều trị, thuốc men, máu, xét nghiệm…

Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm cơng ăn lương khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với NLĐ.

Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH cho NLĐ ở các thành phần kinh tế, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp thực hiện chính sách BHXH.

Ngày 23/1/1994 Quốc hội nước cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt nam thơng qua Bộ luật lao động trong đó có chương XII quy định về BHXH.

Những nội dung chính về chính sách BHXH trong thời kì này:

+ Về đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH là công nhân viên chức trong khu vực Nhà nước, các đồn thể xã hội, chính trị và trong lực lượng vũ trang như: cơng nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang (quân đội, cơng an…), người làm việc trong các tổ chức đồn thể, tổ chức xã hội thuộc hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước, người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh… Thời kì này, những người làm việc trong các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh khơng được hưởng các chế độ BHXH.

+ Về thực hiện các chế độ BHXH: Nhà nước ta đã thực hiện 6 chế độ BHXH đó là: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hưu trí và trợ cấp tử tuất.

+ Về tổ chức thực hiện: Nhà nước giao cho 3 cơ quan quản lý thu và chi các chế độ như sau: Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) quản lý khoản thu 1% tổng quỹ lương thông qua hệ thống Ngân sách Nhà nước và thực hiện giải quyết 3 chế độ hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và có phân cấp cho các cơ quan trực thuộc giải quyết chế độ BHXH; Tổng cơng đồn Lao động Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) quản lý thu 3,7% quỹ tổng quỹ lương của đơn vị) và tổ chức chi 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); Quỹ thu về Bộ tài chính quản lý và tiến hành cấp phát kinh phí chi cho các chế độ đài hạn hàng năm theo kế hoạch của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

+ Thời gian cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, quỹ thu đóng góp BHXH do Bộ tài chính quản lý và tính vào thu ngân sách nhà nước (NSNN) mà khơng hình thành quỹ BHXH độc lập.

2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay.

Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đất nước ta bước vào thời kì đổi mới. Nền kinh tế từng bước chuyển sang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.

Năm 1995 đánh dấu thời kì phát triển mới về sự nghiệp BHXH. Ngày 01/01/1995 Bộ luật lao động có hiệu lực thi hành, trong đó có chương XII về BHXH. Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 ban hành điều lệ BHXH đối với người lao động với nội dung cơ bản đổi mới thể hiện trên các mặt:

- BHXH dựa trên nguyên tắc có đóng có hưởng, đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả NLĐ làm công ăn lương trong các doanh nghiệp cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều này tạo sự bình đẳng giữa những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau.

- Đã hình thành được quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của 3 bên: NSDLĐ đóng 15%, NLĐ đóng 5% và sự bảo hộ của Nhà nước, quỹ BHXH được thành lập độc lập với NSNN. Với sự cải cách này, BHXH ở Việt nam đã đảm bảo thực hiện nguyên tắc có đóng có hưởng, dần dần xóa bỏ bao cấp từ Nhà nước về BHXH.

- Tổ chức thực hiện chế độ BHXH, với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

- Về tổ chức quản lý: Hệ thống BHXH Việt nam được hình thành từ Trung ương đến cấp huyện và thống nhất bước vào hoạt động từ 01/10/1995.

Cũng vào năm 1995 sau khi Nghị định 12/CP ra đời Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/CP vào ngày 16/2/1995 về việc thành lập BHXH Việt nam

với những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn tổ chức, thực hiện chính sách và quản lý quỹ BHXH. Từ đây, quỹ BHXH Việt nam được quản lý thống nhất trong cả nước.

Tiếp theo là các Nghị định: số 45/CP Ngày 15/7/1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thị trấn.

Ngày 24/1/2002 Chính phủ đã có quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc sát nhập BHYT vào BHXH Việt nam. Ngày 6/12/2002 Chính phủ ban hành nghị định số 100/2002/NĐ - CP quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH sau khi BHYT Việt nam sát nhập vào BHXH Việt nam (thay thế Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995) có chức năng thực hiện chính sách BHXH và quản lý quỹ BHXH (bao gồm cả BHYT) theo quy định của pháp luật. Sự thay đổi này đã tạo ra nhiều thuận lợi và cũng gây khơng ít khó khăn cho ngành BHXH nước ta trong việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH và quản lý thống nhất trong cả nước.

Năm 2003 BHYT Việt nam sát nhập vào BHXH Việt nam. Theo Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP đã mở rộng quyền lợi tham gia BHXH đến mọi NLĐ thuộc các thành phần kinh tế.

Nhìn chung: việc cải cách BHXH là phù hợp với tình hình thực tế

nước ta khi mà xu hướng của Đảng và Nhà nước ta là tiến hành thực hiện mở rộng chính sách BHXH đến mọi người dân, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ ở các thành phần kinh tế tham gia BHXH. Có thể thấy trong giai đoạn này:

+ Đối tượng tham gia BHXH từng bước được mở rộng: Thông qua bảng số liệu dưới đây cho thấy được hoạt động của chính sách BHXH ở nước ta trong thời gian vừa qua

Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH từ năm 1995-2004.

Chỉ tiêu Năm

Số người tham gia BHXH (Nghìn người)

Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hồn

(Nghìn người) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 1995 2.276 …. ….. 1996 3.222 946 41,56 1997 3.560 338 10,49 1998 3.755 195 5,48 1999 3.959 204 5,43 2000 4.276 317 8,01 2001 4.476 200 4,68 2002 4.845 369 8,24 2003 5.387 542 11,19 2004 5.820 433 8,04

(Nguồn: BHXH Việt nam )

Qua số liệu bảng 1, cho thấy: việc thực hiện chính sách BHXH ở nước ta ngày một có hiệu quả do đó số người tham gia BHXH không ngừng tăng lên với số lượng năm sau cao hơn năm trước, số người tham gia tăng lên rõ rệt theo từng năm. Tuy số lượng người tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng liên hồn lại tăng khơng đều và có xu hướng giảm dần. Có những năm số lượng người tham gia tăng lên rất cao: như năm 1996 số người tham gia BHXH tăng so với năm 1995 là 41,56% tương ứng 946 nghìn người là năm có số người tham gia BHXH cao hơn cả, năm 2003 số người tham gia BHXH tăng so với năm 2002 là 11,19% tương ứng 542 nghìn người nhưng lại có những năm số lượng người tham gia BHXH tăng

lên rất ít như: năm 1998 tốc độ tăng trưởng là 5,48% tương ứng 195 nghìn người về số tuyệt đối, năm 2001 tốc độ tăng trưởng của số người tham gia BHXH là 4,68% tương ứng là 200 nghìn người.

Như vậy, năm 1995 có khoảng 2.276 nghìn người tham gia BHXH thì đến năm 2004 số người tham gia BHXH tăng lên hơn 5.820 nghìn người. Nếu tính trong cả 10 năm qua số người tham gia BHXH đã tăng lên là 3.544 nghìn người. Đồng thời cũng đã giải quyết cho hơn 1.256 nghìn người nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần thì bình quân mỗi năm tăng 47 vạn người bằng khoảng 1,2% nguồn lao động xã hội.

Từ số liệu bảng 1 còn cho thấy, việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH ở nước ta ngày một mở rộng đến NLĐ ở các thành phần kinh tế khác nhau. Số lượng người tham gia BHXH ngày một tăng cho thấy được sự nhận thức của NLĐ về BHXH đã được nâng lên rất nhiều; đồng thời cũng thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm, chăm lo và đáp ứng nhu cầu của người dân khi tham gia. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi mà nền kinh tế nước ta đang trong xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.

+ Tách bạch hoạt động của sự nghiệp thu chi quản lý quỹ BHXH ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước. Quỹ BHXH được hạch toán độc lập trên cơ sở và nguyên tắc của cân bằng thu chi nhằm: Đảm bảo sự cơng bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH cho mọi NLĐ.

+ Quỹ BHXH tập trung thống nhất độc lập với NSNN thực hiện theo cơ chế tự quản của 3 bên tham gia NLĐ, NSDLĐ và sự bù thiếu của Nhà nước là phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta từ đó tạo điều kiện cho sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ được tập trung, kịp thời. Đồng thời trở thành nguồn quỹ dự phòng rất quan trọng giúp Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế,

xã hội. Tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động và thực hiện điều tiết xã hội trong lĩnh vực BHXH.

+ Hệ thống BHXH Việt nam được quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm chun mơn hố việc tổ chức thực hiện các chính sách BHXH. Hệ thống tổ chức mới của BHXH Việt nam đã đi vào nền nếp với tổ chức bao gồm ba cấp:

- Cấp Trung ương là BHXH Việt nam.

- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) trực thuộc BHXH Việt nam.

- Cấp quận huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) là BHXH huyện, thị xã, thị trấn, quận, thành phố trực thuộc trung ương.

Có thể nói, mơ hình tổ chức thống nhất quản lý các chế độ BHXH về một đầu mối là phù hợp với tình hình thực tế nước ta, giảm bớt phiền hà cho cho chủ sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ có điều kiện tham gia đầy đủ và nhanh chóng vào hệ thống BHXH. Đây cũng là một thành công bước đầu trong công cuộc đổi mới BHXH ở nước ta theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được các nước trên thế giới, trong khu vực và tổ chức lao động quốc tế - ILO đánh giá là hoạt động có hiệu quả.

II. Nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt nam.

1. Trước năm 1995.

ở Việt nam, BHXH được thực hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Khi đó, do điều kiện nền kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử nên đối tượng tham gia BHXH chỉ mới bao gồm công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh. Tất cả những người tham gia BHXH đều không phải đóng góp BHXH. Vì vậy nguồn quỹ BHXH lúc này được lấy từ ngân sách Nhà nước và Nhà nước

không lập ra quỹ BHXH. Thực chất trong thời kì này, Nhà nước có quy định các doanh nghiệp Nhà nước hàng tháng phải trích nộp một tỷ lệ % trong tổng quỹ lương vào ngân sách Nhà nước để chi trả cho các chế độ BHXH. Do đó tạo nguồn cho quỹ BHXH trong thời kì này là từ quỹ lương của doanh nghiệp và chủ yếu từ thuế thông qua ngân sách Nhà nước.

2. Từ năm 1995 đến nay.

Thực hiện các quy định của Bộ luật lao động, BHXH ở nước ta cũng có được đổi mới về cơ bản. Đối tượng tham gia BHXH khơng chỉ có cơng nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang mà còn những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và mới đây là cả những người làm việc ở cấp xã, phường (dưới đây gọi chung là người lao động). Để được hưởng các chế độ của BHXH thì khi tham gia BHXH người lao động phải đóng một tỷ lệ nhất định trong tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp.

Theo điều lệ hiện hành nguồn Quỹ BHXH ở nước ta được hình thành từ các nguồn sau:

a) NSDLĐ đóng bằng 17% so với tổng quỹ tiền lương tháng của những người tham gia BHXH trong đơn vị.

b) NLĐ đóng bằng 6% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN và tử tuất.

c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ.

d) Thu từ các nguồn khác như: nguồn tài trợ từ nước ngồi, nguồn lãi từ đầu tư tài chính phần quỹ nhàn rỗi của quỹ BHXH…

Căn cứ vào Nghị định số 100/2002/NĐ - CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ và căn cứ vào Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003

Một phần của tài liệu Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)