6. Bố cục đề tài
2.2.1. Phân tích tìnhhình tài sản và nguồn vốn của công ty
2.2.1.1.Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
nguyên tắc chung là Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn.
Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản cao, thì sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo cáo trước. Như khi ta nhìn trên bảng báo cân đối kế toán ta thấy phần nguồn vốn thì phần Nợ phải trả sẽ được báo cáo trước sau đó mới tới nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần ô tô Tuấn Nam Trang ta thấy rằng:
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
102.940.435.712 123.836.606.181 134.120.374.220
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm
Dựa vào đồ thị ta nhận thấy tồng tài sản và tổng nguồn vố có nhiều sự biến động. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 208.961.704 đồng tương ứng với 16%. Qua năm 2012, tìnhhình tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên 102.837.681 đồng, tương ứng với 8,3%. Năm 2012 công ty đă đi vào hoạt động bền vững hơn. Do đó tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tăng hơn so với năm 2011.Đến năm 2012, tình hình kinh tế của công
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
ty tăng lên hơn so với năm 2011.
2.2.1.2.Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản
Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác động đến Tổng tài sản: Phần 1- Tài sản ngắn hạn
Phần 2 – Tài sản dài hạn
Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản.
Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản.
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 82.234.582.069 99.711.117.958 97.347.952.019
Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.747.653.589 đồng, tương ứng 17%. Qua năm 2012 tài sản ngắn hạn đă giảm đi 2.363.165.940 đồng, tương ứng với 2.4%. Tài sản ngắn hạn thay đổi do các yếu tố sau:
Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282
Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền qua 3 năm
Dựa vào đồ thị thì đễ dàng nhận thấy được vốn bằng tiền của công ty giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2012 vốn bằng tiền đă giảm mạnh, giảm 1.096.258.592 đồng, tương ứng 68%. Sự giảm xuống như vậy là xấu bởi vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm. Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên và điều tiết một cách hợp lí.
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Các khoản phải thu ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 10.276.472.101 23.175.310.506 29.639.656.608
Biểu đồ 2.4: Các khoản phải thu ngắn hạn qua 3 năm
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 128.988.384 đồng, tương ứng 55,6%. đến năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 6.464.346.100 đồng, tương ứng 21,8%. Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là tốt.Công ty phải giữ mức tăng sẽ rất tốt.
Hàng tồn kho.
Hàng tồn kho
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 70.547.635.167 73.507.278.907 61.479.180.199
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Biểu đồ 2.5: Hàng tồn kho qua 3 năm
Lượng hàng tồn kho năm 2011 tăng 2.959.643.740đồng ứng với 4% so với năm 2010, sang năm 2012 hàng tồn kho đă giảm 1.202.809.871 đồng ứng với 19,5%. Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn. Năm 2011 hàng tồn kho tăng lên do công ty đang dự trữ hàng hóa để cung cấp cho họa động ở công ty con
Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn.
Tài sản dài hạn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 20.705.853.643 24.125.488.223 36.772.422.201
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. Qua bảng phân tích ta thấy rằng Tài sản dài hạn của công ty năm 2011 tăng 419.634.580 đồng ứng với 2,03% so với năm 2010, sang năm 2012 tài sản dài hạn của công ty lại tăng lên 1.264.693.398 đồng ứng với 5,24% so với năm 2011 .
2.2.1.3.Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốn còn cho biết tìnhhình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tài chính của công ty. Thông qua bảng cân đối kế oán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty có sự giảm sút. VÌ vậy cần phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn công ty.
Phân tích sự biến động của nợ phải trả
Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vậy muốn biết được khả năng chi trả của công ty ta sẽ đi so sánh khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của khoản nợ phải trả đến tổng nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn như thế nào đến công ty. Và qua đó thấy được khả năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không? Hay nói cách khác là qua sự phân tích sẽ giúp ta thấy rõ hơn về khả năng sử dụng “ đ đòn bẩy tài chính” có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không?
Nợ phải trả
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 87.307.669.722 92.597.216.356 90.129.609.540
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Biểu đồ 2.7: Nợ phải trả qua 3 năm
Nợ phải trả có sự tăng lên theo các năm. Năm 2011 tăng 5.289.546.630 đồng, tương ứng 5,7%. Năm 2012 nơ phải trả giảm2.467.606.810 đồng, ứng với 2,7%. Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì công ty cần trang bị cho mình một lượng tiền vốn để chi trả cho phần lãi của khoản nợ phải trả. Như theo tìnhhình ta thấy rằng rõ ràng khoản vốn bằng tiền của công ty thấp theo các năm nên khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần đó cũng là điều hợp lý khi khoản vốn bằng tiền tăng qua các năm. VÌ khi đối với một doanh nghiệp khi khoản nợ phải trả quá lớn thì khi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản vốn để trang trải cho phần lãi vay, cho nên nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau. Còn khoản nợ phải trả dài hạn năm 2011 phát sinh 500.000.000 đồng, năm 2012khoản nợ phải trả dài hạn vẫn giữ nguyên. Do đây là khoản nợ phải trả dài hạn nên công ty có thể duy trì thời gian trả nợ, song điều này cũng không tốt, công ty cần trả nợ đúng thời hạn để giữ được uy tín.
Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 15.632.765.990 31.239.389.825 33.990.764.680
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Biểu đồ 2.8: Vốn chủ sở hữu qua 3 năm