Một là: Siêu thị nên thay đơn đặt hàng bằng phiếu xuất kho sẽ đúng với quy
định mà Bộ tài chính đã ban hành, làm cho chứng từ gốc có độ tin cậy, tính trung thực cao.
Hai là: Công ty nên sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu. Đồng thời cơng ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh tốn, giảm cho khách một khoản tiền nhất định do thỏa thuận giữa hai bên cho khách, khi khách hàng mua hàng với số lượng rất lớn khuyến khích việc mua hàng và thúc đẩy tiêu thụ. Nếu xảy ra trường hợp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại công ty nên giảm trừ ngay trên hóa đơn bán hàng để thuận tiện cho việc theo dõi và ghi sổ. Sau đó cuối kỳ kế tốn sẽ xác định lại doanh thu thuần trong kỳ của cơng ty.
Số tiền chiết khấu thanh tốn sẽ được hạch tốn vào TK 635 “Chi phí tài chính”.
Kết cấu tài khoản 635:
Bên Nợ: Chiết khấu thanh toán cho người mua.
Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Khi phát sinh chiết khấu thanh toán cho khách hàng do thanh toán trước hạn kế toán phản ánh như sau tăng TK 635 “chi phí tài chính” tăng số tiền thực nhận (TK 111, TK 112), giảm số tiền tổng phải thu của khách hàng.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính xác định kết quả kinh doanh kế toán ghi tăng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và ghi giảm TK 635 “Chi phí tài chính”.
Ba là: Giá cả thị trường của hàng tồn kho luôn biến động tăng giảm theo quy
luật thị trường. Trường hợp biến động giảm so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho dẫn đến giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc. Do đó, phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với
nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Bốn là: Việc tiếp nhận các đơn đặt hàng qua điện thoại chỉ giao cho hai nhân
viên bán hàng tiếp nhận dẫn đến những sai sót. Vì vậy, cơng ty nên cử một nhân viên kinh doanh cùng với nhân viên bán hàng tiếp nhận các đơn đặt hàng. Hoặc cũng có thể lắp đặt máy ghi âm vào điện thoại để tránh việc nghe nhầm lẫn hàng hóa đặt hàng.
Năm là: Nên đề nghị với cấp trên là sử dụng thêm hình thức thanh tốn bằng
ngoại tệ, khơng những tăng doanh thu, mà cịn đẩy cao hình ảnh của siêu thị.
Sáu là: Tạo dựng một đội ngũ vận chuyển, lắp đặt và sửa chữa tại nhà cho
KẾT LUẬN
Như vậy, tiêu thụ hàng hóa trong các doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong q trình kinh doanh, tổ chức khâu tiêu thụ tốt mới có thể đạt được kết quả kinh doanh, khẳng định được vị trí của các doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi bộ máy quản lý phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tổ chức và quản lý để có thể thiết lập chiến lược lâu dài cho Công ty. Trong chiến lược về quản lý, kế tốn giữ một vai trị hết sức quan trọng, cung cấp những thông tin cho việc ra quyết định của Ban giám đốc. Vì vậy, việc hạch tốn khoa học và hợp lý tồn bộ cơng tác kế tốn và đặc biệt là kế toán trong khâu tiêu thụ có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Cơng ty.
Qua q trình học tập tại trường và tìm hiểu thực tế tại siêu thị bigc Thăng Long cùng sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn cũng như các cán bộ kế tốn siêu thị, em đã có điều kiện nghiên cứu đề tài “Kế toán bán hàng điện tại siêu thị bigc
Thăng Long ”.
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên chun đề khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các cán bộ kế tốn trong cơng ty để chun đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS Phạm Đức Hiếu cùng các cán bộ kế toán trong siêu thị đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
2. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. 3. Giáo trình kế tốn doanh nghiệp thương mại
4. Trang web kế tốn: www.webketoan.com 5. Luận văn khóa trước.
LỜI NĨI ĐẦU
Xã hội càng phát triển thì càng địi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại thì điều họ cần tính tốn là bán cái gì? Bán cho ai và bán với giá bao nhiêu? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác bán hàng. Một trong những yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt cơng tác hạch tốn kế toán nghiệp vụ bán hàng. Hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng qt về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thơng qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ, lãi. Đồng thời cịn cung cấp những thơng tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Sau thời gian tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy quản lý của cơng ty, em nhận thấy rằng kế tốn nói chung và kế tốn bán hàng của cơng ty nói riêng là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, nên nó ln địi hỏi phải được hồn thiện. Vì vậy em đã chọn đề tài:
“Kế tốn bán hàng điện máy tại cơng ty TNHH TM QT VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG”
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm ba chương chính:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về đề tài kế toán bán hàng
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán bán hàng điện
Chương III: Kết luận đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế
tốn bán hàng điện tại cơng ty TNHH TM QT VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến Sĩ Phạm Đức
Hiếu cùng các cán bộ kế toán tại siêu thị Bigc Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo, và các cán bộ trong siêu thị Bigc Thăng Long để chuyên đề của em có thể được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KẾ TOÁN BÁN HÀNG. 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...............................................1
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI...................................2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN BÁN HÀNG..........................................3
1.5. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI..........................................................................................3
1.5.1. Một số khái niệm và nội dung các chuẩn mực kế tốn Việt Nam có liên quan đế kế tốn bán hàng...................................................................................................3
1.5.2. Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành(QĐ số 15/2006)....................................................................................................................6
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG KẾ TỐN BÁN HÀNG TẠI CƠNG TY TNHH TM QT VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG.........................................................................................14
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ.....................................14
2.1.1. Phương pháp quan sát....................................................................................14
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp..................................................................14
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MƠI TRƯỜNG ĐẾN KẾ TỐN BÁN HÀNG...............................................................15
2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng, đặc điểm tổ chức hoạt động của siêu thị Bigc Thăng Long........................................................................................15
2.2.2. Đánh giá tổng quan sự ảnh hưởng của các nhân tố đến kế toán bán hàng điện máy tại siêu thị Bigc Thăng Long............................................................................24
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN H ÀNG ĐIÊN MÁY TẠI SIÊU THỊ BIGC THĂNG LONG.......................................................................................................25
2.3.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại siêu thị Bigc Thăng Long.........................25
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ BIGC THĂNG
LONG.....................................................................................................................33
3.1. KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG......................................................33
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................33
3.1.2. Nhược điểm...................................................................................................34
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG ĐIỆN MÁY TẠI SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG...................................................................................36
KẾT LUẬN............................................................................................................38