Điểm mới về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích những điểm mới trong quy định của luật doanh nghiệp 2020 so với luật doanh nghiệp 2014 về công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp (Trang 44 - 60)

Về tên gọi của các Điều luật

Khái quát về những điều khoản này, ta có thể thấy điểm khác biệt đầu tiên giữa Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Doanh Nghiệp 2014 chính là sự thay đổi từ “doanh nghiệp” sang “cơng ty”.

Luật Doanh nghiêp 2014 quy định 05 phương thức tổ chức lại doanh nghiệp gồm: Chia doanh nghiệp (Điều 192), tách doanh nghiệp (Điều 193), hợp nhất doanh nghiệp (Điều 194) và sáp nhập doanh nghiệp (Điều 195). Cách gọi này về cơ bản tạo được sự thống nhất giữa tên chương và tất cả các phương thức cụ thể bởi trước đó, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về tổ chức lại doanh nghiệp gọi tên các phương thức gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi hình thức pháp lý, nhưng tất cả các phương thức này đều chỉ áp dụng cho các loại hình cơng ty nhất định. Trên thực tế, Luật Doanh nghiêp 2014 cũng không gọi tên cụ thể cho phương thức chuyển đổi hình thức pháp lý mà bởi sự xuất hiện của quy định cho phép chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn nên phương thức này vơ hình chung được gọi tên là chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách đặt tên khái quát như vậy dẫn tới một thực tế là khơng ít người nhầm phương thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập cũng có thể áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, hay rộng hơn là tất cả các mơ hình doanh nghiệp hiện tại, dù bốn phương thức này tuy đã mở rộng thêm đối tượng nhưng cũng chỉ tùy từng phương thức sẽ quy định áp dụng cho các loại hình cơng ty cụ thể.

Tới Luật Doanh nghiêp 2020, các quy định về tổ chức lại doanh nghiệp cơ bản vẫn giữ nguyên 05 phương thức là chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức pháp lý. Đồng thời, các phương thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập trong Luật Doanh nghiêp 2020 cũng có quy định tương tự so với Luật Doanh nghiêp 2014. Tuy nhiên, cách gọi tên cho các phương thức hay tên Điều luật đã được thay đổi một cách phù hợp với đối tượng áp dụng, cụ thể gồm chia công ty (Điều 198), tách công ty (Điều 199) áp dụng cho công ty trach nhiêm hưu han và công ty cổ phần; hợp nhất công ty (Điều 200), sáp nhập công ty (Điều 201) áp dụng cho tất cả các loại

35

hình cơng ty và chuyển đổi hình thức giữa các loại hình doanh nghiệp cụ thể (từ Điều 202 đến Điều 205).

Như vậy, với cách thay đổi này, Luật Doanh nghiêp 2020 đã khắc phục được bất cập về tên gọi như đã nêu của Luật 2014, tạo sự hợp lý giữa tên của Điều luật với nội dung của Điều luật và tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn, áp dụng Điều luật và phương thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Về việc sử dụng cụm từ “nghị quyết, quyết định”

Luật Doanh nghiêp 2014 hầu như chỉ sử dụng “nghị quyết” khi đề cập đến loại văn bản quy định hoạt động của công ty nhưng đến Luật Doanh nghiêp 2020 đã sử dụng cụm từ đầy đủ là “nghị quyết, quyết định” như một cách bổ sung thêm loại văn bản đối với công ty. Về cơ bản thì việc bổ sung thêm “quyết định chia cơng ty”, Luật Doanh nghiêp 2020 chỉ hồn thiện lại về ngơn ngữ trong Luật Doanh nghiêp 2014 nhằm quy định đúng hơn. Đối với nghị quyết thì sẽ mang tính tập thể, cịn quyết định sẽ mang tính cá nhân và quyết định sẽ được ban hành trên cơ sở của nghị quyết.

Về chia, tách cơng ty

Để giải thích sự khác biệt giữa chia và tách cơng ty, theo Điều 198 về chia cơng ty thì cơng ty có thể chia tài sản, quyền và nghĩa vụ,... để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới; theo Điều 199 về tách cơng ty thì cơng ty có thể tách bằng chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ,... để thành một hoặc một số công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Ví dụ, khi chia cơng ty A sẽ thành các cơng ty hồn tồn mới B và C nhưng khi tách cơng ty A thì sẽ thành cơng ty A và cơng ty mới B (công ty A vẫn hoạt động một cách bình thường).

Tại khoản 1, Điều 192 và khoản 2, Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định có thể chia, tách các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong 03 trường hợp trong điều khoản. Có thể thấy phạm vi về phương thức chia, tách còn hạn hẹp, chỉ gồm ba phương thức, làm giới hạn quyền tự quyết của các thành viên, cổ đông công ty về việc chia, tách cơng ty.

36

Trong khi đó tại Điều 198 và 199 Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định rõ về điều kiện chia, tách công ty.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã lược bỏ các quy định cụ thể các trường hợp chia, tách công ty. Như vậy, Luật Doanh nghiêp 2020 không giới hạn cũng như áp đặt các công ty về các cách chia, tách cơng ty, hay cịn là mở rộng quyền tự quyết của thành viên, cổ đông công ty theo nghị quyết/quyết định chia, tách và trong nghị quyết sẽ xác định rõ nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia, tách công ty, và nguyên tắc cách thức chia, tách sẽ do các chủ sở hữu của cơng ty tồn quyết quyết định và thống nhất. Như vậy, việc áp đặt cho công ty 03 cách thức chia của Luật Doanh nghiêp 2014 khiến cho các cơng ty có thể bị động hoặc áp dụng khơng đúng hay máy móc khi tiến hành chia, tách cơng ty.

Về hợp nhất, sáp nhập công ty

Các Điều 200 và 201 Luật Doanh nghiêp 2020 đã lược bỏ quy định đối với những doanh nghiệp có thị phần 30%-50% phải thơng báo cho cơ quan Cạnh tranh trước khi hợp nhất, mà thay vào đó thì tất cả các doanh nghiệp hợp nhất sẽ tuân thủ theo cả quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất nữa. Luật Doanh nghiêp 2020 cũng bỏ quy định cấm các doanh nghiệp có trên 50% thị phần hợp nhất. Luật Cạnh tranh hiện hành năm 2018 quy định các hình thức hợp nhất doanh nghiệp là hoạt động tập trung kinh tế cùng với nhiều quy định cụ thể liên quan tới hoạt động tập trung kinh tế nói chung. Đặc biệt, Điều 30, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã quy định về việc tập trung kinh tế bị cấm, cụ thể là trường hợp doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam, và việc đánh giá này sẽ do Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đánh giá theo các quy định cụ thể của pháp luật. Tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 được xây dựng và ban hành, các quy định liên quan tới pháp luật cạnh tranh được đặt ra tương thích với quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Đến khi Luật Cạnh tranh năm 2018 ra đời thay thế cho Luật Cạnh tranh năm 2004, các quy định liên quan trong Luật Doanh nghiệp 2014 về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp đã khơng cịn phù hợp nữa. Và Luật Doanh nghiệp 2020 đã khắc phục được hạn chế này.

37

Ví dụ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) chiếm 55% thị phần trên thị trường tín dụng. Ngân hàng này muốn sáp nhập thêm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (Southern Bank).

Nếu việc sáp nhập này áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Ngân hàng Sacombank không được phép sáp nhập thêm Ngân hàng Southern Bank bởi khoản 3, Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định “Cấm các trường hợp sáp nhập các cơng ty mà theo đó cơng ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan”.

Nếu việc sáp nhập này áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Ngân hàng Sacombank được phép sáp nhập thêm Ngân hàng Southern Bank vì pháp luật khơng cấm (Điều 201 của Luật này). Cổ phần của Ngân hàng Southern Bank sẽ chuyển thành cổ phần của Ngân hàng Sacombank và cổ phiếu sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu Sacombank và Ngân hàng Southern Bank sẽ chấm dứt hoạt động. Với điều kiện việc sáp nhập này không gây ảnh hưởng một cách đáng kể tới thị trường Việt Nam.

Về quyền và nghĩa vụ sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty

Ở khoản 4, Điều 198, 199, 200 và điểm c, khoản 2, Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 đã nhấn mạnh rằng khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập cơng ty thì các cơng ty mới cũng kế thừa tồn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp. Từ đó, có thể thấy Luật Doanh nghiêp 2020 đã thay đổi phù hợp góp phần bảo vệ quyền lợi những bên liên quan như chủ nợ, cổ đông, thành viên công ty,…

Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ “05 ngày làm việc” và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp từ “07 ngày làm việc” xuống cùng là “03 ngày làm việc” khi thực hiện chuyển đổi của tất cả loại hình doanh nghiệp quy định tại khoản 3, các Điều 202, 203 và khoản 2, các Điều 204, 205. Việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính sẽ hỗ trợ

38

được các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi cơ cấu, tiết kiệm được về mặt thời gian và tiền bạc khơng cần thiết.

Bên cạnh đó, theo khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiêp 2020 cũng đã rút ngắn thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh từ “15 ngày” theo Luật Doanh nghiêp 2014 xuống còn “03 ngày” trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Có thể thấy, trong q trình tạm ngừng kinh doanh có thể xảy ra nhiều tranh chấp, vấn đề bất cập khiến khó cho doanh nghiệp có thể báo trước một khoảng thời gian dài như 15 ngày. Như vậy, khi rút ngắn thời gian thủ tục này, Luật cũng đã phần nào giảm thiểu bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề này.

Về điều kiện chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Khi so sánh điểm c, khoản 1, của Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2014 với Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020 có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ giữ lại điều kiện “cịn lại 01 cổ đơng” và lược bỏ “trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định tại Điều 110 của Luật này”. Điểm sửa đổi này cho thấy, cơng ty cổ phần có thể tiến hành việc chuyển đổi thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngay tại thời điểm cơng ty chỉ cịn lại 01 cổ đông mà không cần phải đợi sau một khoảng thời gian như Luật trước đó quy định, giảm bớt thời gian lãng phí trong q trình chuyển đổi.

Về điều kiện chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Bổ sung trường hợp có thể chuyển đổi cơng ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, điểm d, khoản 1, Điều 204 Luật Doanh nghiêp 2020 quy định điều kiện “Công ty chỉ cịn lại 02 cổ đơng”, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể thoải mái, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp một cách dễ dàng, linh hoạt hơn.

Về việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, Điêu 205 Luật Doanh nghiệp 2020 lần đầu tiên cho phép doanh nghiệp tư nhân ngoài được quyền chuyển đổi thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn thì

39

cịn được chuyển đổi thành cơng ty cổ phần và công ty hợp danh. Theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn; không thể chuyển đổi thành cơng ty cổ phần. Do đó, doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi thành cơng ty cổ phần thì phải thực hiện một thủ tục hành chính trung gian, tức là chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn và sau đó từ cơng ty trách nhiệm hữu hạn mới chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thủ tục này hồn tồn khơng có ý nghĩa mà cịn tốn kém thời gian, chi phí và thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi trực tiếp thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn những loại hình doanh nghiệp hơn trong quá trình tái cấu trúc lại bộ máy vận hành của mình; thay đổi mơ hình hoạt động phù hợp với tình hình tài chính, thực tiễn của doanh nghiệp và tương thích với các quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018.

Thứ hai, Luật Doanh nghiêp 2020 đã xóa bỏ hồn tồn điểm b, khoản 1, Điều 199 Luật Doanh nghiêp 2014 quy định về chủ doanh nghiệp tư nhân: “Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)”. Việc xóa bỏ quy định này là hồn tồn hợp lý bởi Điều luật khơng cịn bị gị bó trong khn khổ chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời điều này cũng cho thấy, Nhà nước khơng cịn u cầu quá khắt khe về việc chủ doanh nghiệp tư nhân là ai mà chỉ quan tâm đến và đảm bảo việc chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận hoặc cam kết bằng văn bản đối với các vấn đề mà cơng ty cũ cịn đang gặp phải như: các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng làm ăn với các bên liên quan, quan hệ với các thành viên góp vốn, với lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân,... cụ thể được quy định tại các điểm b, c, d , khoản 1, Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thứ ba, ngoài việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân cịn phải chịu trách

40

nhiệm cá nhân bằng tồn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại khoản 3, Điều 205 Luật Doanh nghiêp 2020.

Ví dụ: Cơng ty An Bình là doanh nghiệp tư nhân với chủ sở hữu là ơng Bình, muốn chuyển đổi cơ cấu thành Công ty cổ phần AB. Tại thời điểm 13/12/2017, tức đang thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2014, cơng ty An Bình khơng được phép chuyển đổi sang loại hình cơng ty cổ phần. Cịn tại thời điểm 13/12/2021, theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty được phép chuyển đổi sang công ty cổ phần nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong Điều 205 Luật này. Nếu ngày 15/01/2022, công ty An Bình được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó quy định đã chuyển đổi thành Cơng ty cổ phần AB; thì trước ngày 15/01/2022, ơng Bình phải trả tất cả các khoản nợ phát sinh trước đó của cơng ty. Đây là điều khoản được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ cũng như những người được kế thừa quyền và nghĩa vụ tiếp theo bởi khi chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang các loại hình khác, chưa chắc cơng ty đã do chủ doanh nghiệp tư nhân tiếp tục quản lý.

Về việc tạm ngưng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài trường hợp quy định đã được quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn có thể u cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây: Tạm

Một phần của tài liệu Phân tích những điểm mới trong quy định của luật doanh nghiệp 2020 so với luật doanh nghiệp 2014 về công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp (Trang 44 - 60)

w