2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công
2.2.4.1 Các kết quả đạt được, so sánh kết quả hoạt động qua các năm
2003,2004,2005
Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh.
Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lợi nhuận hạch tốn cả năm (chưa trích dự phịng rủi ro) 60,831 78,157 90,681 Trong đó thu từ 6,509 9,4 13,046
dịch vụ (Chiếm 10,7%) (Chiếm 12%) (Chiếm 14,4%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của CNNHCTBĐ
Thông qua bảng tổng kết trên chúng ta có thể thấy được sự phát triển của Chi nhánh qua từng năm hoạt động, và điều đáng chú ý là thu từ dịch vụ cũng ngày một gia tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng. Đây là điều đáng mừng đối với bất kỳ một NHTM nào trong quá trình hoạt động. Tuy mức lợi nhuận mà chi nhánh đạt được đều cao hơn so với mức chỉ tiêu mà NH Công thương giao, nhưng bước sang năm 2006 với mục tiêu đạt được mức lợi nhuận 140 tỷ đồng thì đây thực sự là một thử thách lớn.
Bảng tổng kết hoạt động cho vay của toàn hệ thống ngân hàng hoạt động trên địa bàn Hà Nội trong năm 2005.
Nguồn: Tổng kết hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn Hà Nội - Tạp chí Tài chính,tiền tệ
DN Nhà nước Tổ chức tín
dụng
DN có vốn đầu tư nước
ngồi
Kinh tế tập
thể Cá thể
42,9% 40% 9,9% 0,4% 6,8%
Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hành cá nhân tại chi nhánh NHCTBĐ: Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Dư nợ cho vay
Tổng dư nợ 1703 1894 2816
Dư nợ cho vay KH cá nhân 31,3 (Chiếm 1,84%) 31,4 (Chiếm 1,66%) 26,4 (Chiếm 0,94%)
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn các khoản vay của khách hàng cá nhân thống kê trong 3 năm: 2003, 2004, 2005: Thời hạn Chỉ tiêu Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 58,183 65,3% Trung hạn 22,542 25,3% Dài hạn 8,375 9,4% Tổng 89,1 100%
Qua 3 bảng thống kê ở trên chúng ta có thể thấy được tình hình cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân tại chi nhánh còn ở mức rất hạn chế cả về mặt tỷ trọng lẫn mặt số lượng. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này tại chi nhánh so với tình hình chung của tồn bộ hệ thống các NHTM hoạt động trên địa bàn Hà Nội là rất thấp, và một điểm cần đáng lưu ý là tỷ trọng này có xu hướng giảm qua từng năm. Đây là điều cần được xem xét nhằm cải thiện tình hình của hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này.
2.2.4.2 Các sản phẩm cho vay chính đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương khu vực Ba Đình
Cho vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hình thức cho vay đối với các
cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của họ. Đây là hình thức vay phổ biến mà các khách hàng thường đến xin vay tại chi nhánh. Qua nghiên cứu quan sát tôi thấy các cá nhân vay theo hình thức này thường là các cá nhân kinh doanh như: vải vóc may mặc, xưởng gỗ, trang trại ni gà của các hộ gia đình, các làng nghề truyền thống…
Ngày nay các cá nhân, hộ gia đình tham gia kinh doanh ngày một tăng về số lượng và chất lượng. Lực lượng này tham gia vào nền kinh tế một cách tích cực và có tính nhạy bén rất cao. Tuy nhiên do tính chất nhỏ lẻ, tự phát nen việc các cá nhân này tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng cịn nhiều hạn chế về cả hai phía:
Về phía ngân hàng: Vẫn coi đây là đối tượng kinh doanh nhiều rủi ro và chưa có tính ổn định. Do đó để đi đến quyết định cấp một khoản vay cho nhóm đối tượng này cần một một quy trình thẩm định cũng như xem xét kỹ lưỡng, các cá nhân phải đạt được cá tiêu chuẩn mà ngân hàng quy định thì mới có thể được các ngân hàng xem xét cho vay.
Về phía các cá nhân: Do có khó khăn trong trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng nên các cá nhân, hộ gia đình khi cần vốn mở rộng sản xuất không mặn ma lắm với việc tiếp cận các nguồn vố từ ngân hàng. Mà khi họ có nhu cầu về vốn thì họ thường tìm đến các nguồn từ những mối quen biết, những bạn hàng…do sự đơn giản về thủ tục, nhanh chóng và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên từ đây cũng phát sinh nhiều tiêu cực cũng như mặt trái của hình thức vay mượn này, việc kiểm sốt quản lý hoạt động này gây rất nhiều khó khăn cho các cấp quan lý. Vì vậy hoạt động tự phát này khơng được nhà nước khuyến khích và ở đây các ngân hàng cần phát huy hơn nữa vai trị của mình trong cho vay đối với các khách hàng cá nhân khi họ có nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cho vay mua sắm và sửa chữa nhà tại chi nhánh cũng thường được các cá nhân
sử dụng vào mục đích cải tạo lại ngơi nhà họ đang sinh sống hoặc xây dựng ngôi nhà mới trên mảnh đất có sẵn hoặc mua một căn nhà mới đều được ngân hàng xem xét cho vay. Một căn nhà đẹp là mục tiêu và cũng là mơ ước của tất cả mọi người, tuy nhiên thực tế đối với nhiều cá nhân hộ gia đình thì việc có đủ ngay tiền để thực hiện kế hoạch đó quả là một việc rất khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện được. Vì vậy với sự trợ giúp của ngân hàng thì kế hoạch của họ được thực hiện, từ đó kinh tế của họ ngày càng phát triển trên cơ sở một cơ sở vững chắc là một ngôi nhà đẹp đẽ, thuận tiện và thoải mái.
Cho vay mua ơ tơ là hình thức cho vay khá mới mẻ tại chi nhánh. Chi nhánh cho
khách hàng vay một phần giá trị (tối đa 80%) của chiếc ôtô. Chiếc ơ tơ đồng thời cũng có thể được coi là vật đảm b ảo cho khoản vay đó của khách hàng. Hình thức cho vay này thận tiện cho người tiêu dùng có truớc được chiếcơ tơ phục vụ cho nhu cầu hiện tại của họ khi khả năng có đủ tiền ngay để trả cho một chiếc ơ tơ nằm ngồi khả năng tài chính của họ. Địng thời với hình thức cho vay này các hãng sản xuất ô tô rất ủng hộ hình thức mua này, vì vậy việc mua ơ tơ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn cho khách hàng
Cho vay đối với cán bộ công nhân viên nhằm mục đích tiêu dùng, đối tượng cán
bộ cơng nhân viên là nhóm đối tượng có thu nhập ổn định và thiện chí trả nợ cho ngân hàng rất cao. Ngân hàng cho nhóm đối tượng này vay vốn nhằm đáp ứng cho các nhu cầu mua sắm tiêu dùng cho cá nhân họ và gia đình. Để có được khoản vay này các cá nhân phải chứng minh được nguồn thu nhập ổn định từ lương của mình, từ đó ngân hàng xem xét nhu cầu và cấp khoản vay cho khách hàng. Nhìn chung thủ tục vay trong trường hợp này là rất đơn giản, và theo quy định tại chi nhánh thì đối với hình thức này mỗi cán bộ cơng nhân viên được vay không quá 30 triệu đồng.