Chương 2 : Phân tích mơi trường kinh doanh
2.2 Môi trường vi mô
2.2.1 Chiến lược và chính sách hoạt động
Định hướng kế hoạch giai đoạn 2022-2024
Ngân hàng Maritime Bank có định hướng kế hoạch cho các năm tới nhằm dẫn đầu về quy mơ, tăng trưởng và hiệu quả an tồn.
Chiến lược phát triển trong giai đoạn tới. Xác định khách hàng
trọng tâm
Tập trung phát triển phân khúc khách hàng cá nhân và SME:
-Nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập từ lương và hộ kinh doanh
- Nhóm khách hàng SME tiêu chuẩn hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, Thương mại và Xây dựng
- Nhóm private banking thơng qua hợp tác với Ngân hàng Kaleido (Thụy Sĩ)
Đầu tư cơng nghệ/ số hố ngân hàng
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng mới và tăng giá trị tiện ích
- Triển khai Mobile working
- Bám sát kế hoạch số hóa ngân hàng
Tối ưu hố chi phí - Kiểm sốt chi phí hoạt động thơng qua đầu tư nền tảng cơng nghệ vào quy trình vận hành và quản trị nội bộ của ngân hàng
- Đa dạng hóa nguồn vốn chi phí thấp thơng qua thu hút CASA và các khoản vay quốc tế nước ngồi
Đa dạng hố thu nhập, đẩy mạnh thu nhập phí
- Khai thác hệ sinh thái khách hàng/đối tác
- Các giải pháp bán chéo giữa các nhóm sản phẩm - Đẩy mạnh sản phẩm bancassurance
- Tối ưu hóa vị thế dẫn đầu của MSB trong hoạt động giao dịch trái phiếu chính phủ & ngoại hối
Quản trị rủi ro -Nâng cao tính bảo mật dữ liệu, tự động hóa các quy trình nội bộ
- Xây dựng khung quản trị rủi ro Basel III, lập BCTC theo IFRS
Phát triển các dự án số hóa trọng điểm
Với việc kích hoạt dự án Nhà máy số (Digital Factory) từ năm 2021 cùng mức đầu tư xấp xỉ 2.000 tỉ đồng, MSB đang đẩy mạnh chuyển đổi toàn diện, mang tới giá trị thiết
thực cho khách hàng cũng như hệ thống nội bộ. Đây được coi là chiến lược trọng điểm nhằm lan tỏa văn hóa số, chuyển dịch từ cách thức giao dịch hay làm việc truyền thống sang cách thức mới linh hoạt, hiện đại và có tính tự phục vụ cao hơn. Với sự đồng hành từ BCG - Tập đồn cơng nghệ hàng đầu thế giới, dự án được đánh giá là động lực cho tăng trưởng đột phá của ngân hàng giai đoạn 2022 - 2023.
Để triển khai hiệu quả 2 dự án trên, MSB đã thành lập bộ máy chuyên trách, thể hiện cho cam kết mạnh mẽ trong ưu tiên nguồn lực cho chiến lược chuyển đổi số dựa trên định hướng khách hàng là trọng tâm, thiết lập hệ sinh thái tài chính với chuỗi sản phẩm - dịch vụ thuận ích, dẫn dắt xu hướng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Với khách hàng cá nhân, MSB mang tới người dùng trải nghiệm về giao dịch hoàn toàn trực tuyến từ bước mở tài khoản tới đăng ký, phát hành và quản lý sản phẩm tài chính như thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng hay khoản vay. Cụ thể, chỉ với 1 phút thao tác trên ứng dụng MSB mBank, khách hàng có thể mở gói tài khoản thanh tốn thơng qua tính năng định danh khách hàng điện tử. Bên cạnh đó, thơng qua tiện ích MSB plus trên ứng dụng mobile banking, khách hàng đủ điều kiện có thể thực hiện các thao tác trực tuyến để đăng ký mở thẻ tín dụng khơng cần cung cấp các hồ sơ chứng minh thu nhập, không mất thời gian chờ đợi phê duyệt.
Chiến lược chuyển đổi số dẫn dắt MSB hướng đến mục tiêu tổng thể
Chuyển đổi số đã và đang tạo ra những thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của MSB, là cơ sở quan trọng để ngân hàng phục vụ người dùng ngày một tốt hơn, đồng thời cùng khách hàng “vươn tầm” trong hành trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tài chính cũng như hoạt động kinh doanh. Ghi nhận những nỗ lực đó, trong năm 2021, số lượng giao dịch số hóa của khách hàng cán mốc gần 50 triệu, tỷ lệ số lượng giao dịch dịch vụ số hóa trên tổng số giao dịch xấp xỉ 90%, tỷ lệ tăng trưởng giải ngân online của doanh nghiệp đến 402%...