20
Sự h u ch cảm nhận
Sự d sử dụng cảm nhận Sử dụng
Rủi ro Giá
Dựa vào các yếu tố của mơ hình TAM, đồng thời sử dụng thêm 2 nhân tố là giá và nhận thức rủi ro từ các nghiên cứu trước đây (nghiên cứu Michael D. Clemes, New Zealand), Christopher Gan (New Zealand), Junhua Du (New Zealand) (2012), Mohammad O.Al-Smadi, Hasslinger (2008) và các cộng sự, của Featherman và các cộng sự (2003). Mơ hình nghiên sử dụng trong bài nghiên cứu là:
Hình 1.5 Mơ hình sử dụng trong bài nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến *Sự hữu ích cảm nhận:
Theo Davis sự hữu ích cảm nhận là mức độ mà một người cảm thấy sử dụng một hệ thống có thể nâng cao biểu hiện cơng việc của họ. Mơ hình chấp nhận công nghệ TAM lần đầu tiên được giới thiệu bởi Davis vào năm 1989. Theo mơ hình TAM sự hữu ích cảm nhận là nhân tố có ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng một hệ thống. Một vài nghiên cứu cúa các tác giả sau đó cũng đã có những bằng chứng ủng hộ quan điểm này như nghiên cứu của Pikkarainen; Wang, Lin,Tang.
Nghiên cứu của Sudarraj và Wu đã minh chứng rằng sự hữu ích cảm nhận là một nhân tố quan trọng quyết định sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Canada.
21
Chau, Lai, Eriksson, Kerem và Nilsson cũng có kết quả tương tự. Do đó, khách hàng thường sẽ chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến nếu họ tin rằng nó có ích.
Giả thuyết H1: Sự hữu ích cảm nhận có tác động dương (+) lên sử dụng
dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
*Sự dễ sử dụng cảm nhận:
Theo Davis sự dễ sử dụng cảm nhận là mức độ mà một cá nhân có thể sử dụng thành thạo một hệ thống mà không cần bất cứ nỗ lực nào. Nếu người sử dụng nhận thức được hệ thống dễ sử dụng và khơng phức tạp thì sẽ làm gia tăng sự chấp nhận và sử dụng nó.
Giả thuyết H2: Sự dễ sử dụng nhận có tác động dương (+) lên sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
*Nhận thức rủi ro:
Tan và Teo (2000) nhận thấy rằng sự thiếu an tồn và bí mật chính là rào cản để chấp nhận thương mại điện tử.
Những thông tin trên internet được chia sẽ trên một miền chung, do đó khách hàng thường cảm thấy không thoải mái khi chia sẽ thông tin cá nhân trên internet. Thơng tin thẻ tín dụng bị “hack” ln là mối lo ngại cho người sử dụng. Nghiên cứu của Hoffman et al (1999), 95% người sử dụng mạng thường từ chối cung cấp thông tin cá nhân cá nhân trên mạng. Theo Chung và Paynter (2002) giữ an toàn thông tin cá nhân là một nhân tố tác động đến sử dụng internet banking của khách hàng
Taylor (1974) thì cho rằng sự bất định và nhận thức rủi ro có thể sinh ra những lo ngại và điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định tiêu dùng sản phẩm của khách hàng.
Khách hàng cảm thấy lo lắng khi giao dịch trên internet là do tính vơ hình của sản phẩm. Sự lo lắng hoặc khơng chắc chắn về sản phẩm sẽ dẫn đến sự gia tăng cảm nhận rủi ro của khách hàng, do đó sẽ làm giảm đi khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng.
Do đó giả thuyết được đặt ra là:
Giả thuyết H3: Nhận thức rủi ro có ảnh tác động (-) đến sử dụng dịch vụ
ngân hàng trực tuyến.
*Giá:
Từ nhận thức của khách hàng, giá cả là cái mà khách hàng phải bỏ ra để đạt được sản phẩm hoặc dịch vụ (Zeithaml,1998). Theo Rothwell và Gardiner 1984 giá cả là một trong những nhân tố xác định nhu cầu của khách hàng. Sathye (1999) cho rằng có hai loại giá cả được hình thành khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: chi phí thơng thường liên quan đến hoạt động internet và chi phí ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Polatoglu và Ekin (2001) cho rằng những người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến thì thỏa mãn với sự tiết kiệm chi phí do dịch vụ này mang lại. Sathye (1999) tranh luận rằng giá cả không hợp lý của internet banking có những ảnh hưởng tiêu cực đến sử dụng ngân hàng trực tuyến.
Giả thuyết H4: giá cả có tác động (+) đến sử dụng dịch vụ ngân hàng
trực tuyến