III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 1.Về phát triển kinh tế
3. Về quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
chủ động ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
Đặt yêu cầu về quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; khơng đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Đánh giá đầy đủ, tồn diện về trữ lượng khống sản và các loại tài nguyên. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản và tài nguyên. Chấn chỉnh, siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi lịng sơng. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước, quản lý chặt chẽ khai thác tài nguyên nước, ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước, nhất là ở Lý Sơn và các địa phương ven biển. Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên. Thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giống, loài động, thực vật quý hiếm; bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen tác động xấu đến con người và môi trường.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm sát với thị trường; tăng tính minh bạch trong cơng tác quản lý và sử dụng đất đai. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn tỉnh.
Chủ động phịng ngừa ơ nhiễm; xây dựng, ban hành các tiêu chí về mơi trường để sàng lọc, lựa chọn các dự án đầu tư; phát triển các ngành kinh tế phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường; xác lập danh mục các ngành, lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để hạn chế đầu tư ở tỉnh. Nâng cao
chất lượng công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường. Kiên quyết bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong các dự án đầu tư. Tập trung rà sốt các tác động mơi trường của các dự án lớn, có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ chất thải rắn, chất thải nguy hại ở các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo ơ nhiễm mơi trường; kiểm sốt chặt chẽ các nguồn xả thải. Chú trọng xử lý môi trường khu vực nông thôn.
Nâng cao nhận thức, vận động người dân thực hiện nếp sống thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và hạn chế và tiến tới không sử dụng túi ni lông dùng một lần. Từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên. Tăng cường năng lực thu gom, hạn chế tối đa việc chôn lấp, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế kết hợp thu hồi năng lượng.
Xây dựng các kịch bản, nâng cao năng lực của người dân và chính quyền trong việc chủ động ứng phó, giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra. Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở khoa học. Đầu tư, xây dựng các cơng trình chống sạt lở; tập trung bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ ven biển. Chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là đối với vấn đề nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển.