ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Du_thao_bao_cao_chinh_tri (Trang 30 - 32)

1. Về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và những mơ hình được vận dụng sáng tạo, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và những mơ hình được vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương

1.1. Ưu điểm: Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, kinh tế khu vực và thế giới đi vào suy thoái sâu từ đầu năm 2008, Bắc Kạn vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, những khó khăn trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp đang dần được tháo gỡ, đây là những cố gắng lớn của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, trồng rừng, phát triển các mơ hình sản xuất mới… có nhiều tiến bộ. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và điều chỉnh kịp thời theo chỉ đạo của Trung ương. Đời sống văn hoá, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, môi trường sống được bảo đảm. Đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc thù của Nhà nước. Quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững. Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục quốc phòng, an ninh, tập trung xây dựng về chính trị để xây dựng tiềm lực tồn diện trong khu vực phịng thủ, bảo đảm đủ qn số, biên chế trong thời bình. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trên địa bàn được giải quyết kịp thời, khơng để hình thành “điểm nóng” và các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đồn thể được quan tâm. Bộ máy các cơ quan của đảng, chính quyền, đồn thể thường xun được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã có nhiều chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Tỉnh đã xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện nhiều quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp đã triển khai thực hiện 2 đề án lớn. Thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất tập trung đối với một số cây ăn quả, cây cơng nghiệp, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân góp phần quan trọng trong cơng tác giảm nghèo. Đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2006-2010 tuy chưa đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và mang lại nguồn thu cho nông dân.

- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tỉnh đã hỗ trợ tái cấu trúc lại một số doanh nghiệp để ổn định và mở rộng phát triển sản xuất. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản, một số doanh nghiệp đã tập trung xây dựng các nhà máy chế biến sâu, từng bước đem lại giá trị kinh tế cao.

- Trong lĩnh vực du lịch, tỉnh đã ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp khai thác khống sản kết hợp với đầu tư phát triển du lịch đã tạo được sức hút các nhà đầu tư vào du lịch Hồ Ba Bể và các điểm có tiềm năng du lịch của địa phương.

1.2. Hạn chế: Do công tác dự báo đầu nhiệm kỳ chưa sát, chưa đánh giá đúng nội lực và lường hết được những khó khăn nên đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng quá cao nên mặc dù tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt cao hơn so với bình quân chung cả nước nhưng vẫn thấp so với kế hoạch. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Chất lượng giáo dục còn thấp, chênh lệch thu nhập giữa các vùng còn cao. Chưa xây dựng và ban hành được những giải pháp thực sự hiệu quả để nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền trong những năm đầu nhiệm kỳ còn thiếu thống nhất. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, nhất là đồn thanh niên cịn yếu. Với thực trạng trên, Bắc Kạn vẫn cịn là một tỉnh có nhiều khó khăn và chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

1.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên

- Nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm q thấp, vị trí địa lý khơng thuận lợi, điều kiện địa hình phức tạp nên rất khó khăn trong sản xuất, thu hút đầu tư và thơng thương hàng hố.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh có lúc áp đặt từ trên xuống; một số chỉ thị, nghị quyết đã ban hành thiếu các giải pháp cụ thể nên khi triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả.

- Năng lực dự báo, hoạch định chính sách của đội ngũ tham mưu cịn thấp, chưa có giải pháp tích cực để phát triển những lĩnh vực có thế mạnh hoặc giảm thiểu tác hại khi có biến động bất lợi của nền kinh tế.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ, kể cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên một số lĩnh vực cịn bất cập. Cơng tác bố trí, ln chuyển cán bộ chủ chốt có trường hợp chưa hợp lý nên khơng phát huy được hiệu quả.

- Công tác quy hoạch chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao nên việc xác định bước đi và lộ trình hoạt động cho từng năm, từng giai đoạn thiếu đồng bộ, chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Các cơ chế chính sách triển khai ở một số lĩnh vực còn thiếu hệ thống giám sát đánh giá kết quả thực hiện. 2. Bài học kinh nghiệm

Một là, khi xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải làm tốt cơng tác dự

tính, dự báo. Xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp phải dựa trên phương pháp khoa học, khách quan, bám sát thực tiễn và được sự phản biện của cơ quan chun mơn.

Hai là, trong q trình triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra cần

bố trí đủ nguồn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời phải thực hiện công khai, minh bạch nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giám sát của nhân dân để hạn chế tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Khi triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương cần tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng từ tỉnh tới cơ sở; đồng thời áp dụng linh hoạt, vừa đảm bảo đúng với quy định của Trung ương vừa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Ba là, chú trọng phát huy nội lực, coi đây là nhân tố quyết định, đồng thời

chủ động đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị, địa phương trong và ngoài nước, nhất là với những đơn vị, địa phương có thế mạnh trong phát triển kinh tế.

Bốn là, giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân, tránh để

phát sinh thành những vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và theo đơn, thư khiếu nại tố cáo. Khi có kết luận thanh tra cần giải quyết kịp thời, dứt điểm.

Năm là, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của các tổ chức đảng, nhất là

các tổ chức đảng ở cơ sở. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ đảng viên để phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

PHẦN THỨ HAI

Một phần của tài liệu Du_thao_bao_cao_chinh_tri (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w