III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
10. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị các cấp trong sạch vững mạnh
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động của cấp ủy, đề cao vai trò của cơ quan tham mưu, tăng cường trách nhiệm của các sở, ban, ngành, huyện, thị. Thường xuyên sâu sát cơ sở để nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới nảy sinh; nâng cao chất lượng hoạt động, sinh hoạt của tổ chức cơ sở đảng, chi bộ, nhất là ở khu vực nơng thơn. Kiện tồn, nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị, thực hiện việc giải thể những tổ chức, cơ quan, bộ phận không hợp lý, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo. Thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Coi trọng khâu tổng kết, rút kinh nghiệm của cấp ủy trong từng giai đoạn, lĩnh vực để nâng tầm lãnh đạo, chỉ đạo, cách thức, phương pháp thực hiện theo hướng sát thực tiễn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của địa phương, kịp thời nhân rộng những mơ hình hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên quan tâm cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho hội viên, đoàn viên. Định kỳ hằng năm, thường trực cấp ủy làm việc với Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể để nắm tình hình hoạt động, cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.