.2Những điểm tích cực trong BaselIII so với Basel I, II

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Trang 28)

Hiệp ước Base III được phát triển để đối phó với những thiếu sót trong các qui định về tài chính bị bộc lộ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Basel III tăng cường yêu cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và địn bẩy ngân hàng. Tổ chức OECD ước tính rằng việc thực hiện Basel III sẽ giảm tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 0,05%-0,15%. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) đã đưa ra các điều chỉnh trong hướng dẫn đối với các quy định về vốn và hoạt động các ngân hàng để tăng cường vốn toàn cầu và các quy định về tính thanh khoản với mục tiêu thúc đẩy khu vực ngân hàng trở nên linh hoạt hơn. Mục tiêu gói cải cách của Ủy ban Basel là nhằm cải thiện khả năng của lĩnh vực ngân hàng để hấp thụ những cú sốc phát sinh từ sự căng thẳng tài chính và kinh tế, bất kể nguồn gốc, do đó giảm nguy cơ khủng hồng tràn từ khu vực tài chính cho các nền kinh tế hiện tại Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của ngành ngân hàng

1.3 Sự cần thiết của việc ứng dụng Basel vào công tác quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Hiện nay, việc áp dụng các chuẩn mực Basel không chỉ dành cho các nước thành viên, mà dành cho tất cả các nước muốn gia nhập vào thị trường quốc tế. Đối với Việt Nam, xu hướng này cũng không ngoại lệ bởi các lý do sau:

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay khơng chỉ bó hẹp phạm vi hoạt động của mình trên lãnh thổ Việt Nam mà đã mở rộng ra phạm vi thế giới, cạnh tranh với các ngân hàng nước bạn. Chính vì vậy, các ngân hàng này không chỉ tuân thủ pháp luật Việt Nam mà còn phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại cũng như các thông lệ quốc tế và Basel là một trong những chuẩn mực quốc tế đó.

Thứ hai, các ngân hàng nước ngồi đã và đang có mặt tại Việt Nam, thì việc Việt Nam ta nghiên cứu và áp dụng chuẩn mực quốc tế để kiểm soát, hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, bảo vệ người gửi tiền là hết sức cần thiết nếu không hệ thống ngân hàng chúng ta có thể gánh hậu quả nặng nề.

Thứ ba, tuân theo chuẩn mực quốc tế giúp chúng ta có thể tự đánh chính mình, thấy được điểm yếu – điểm mạnh của mình để khắc phục và phát huy giúp hệ thống ngân hàng ta phát triển an tồn và bền vững. Chúng ta có thể được so sánh và cạnh tranh với ngân hàng ở các nước bạn.

Tóm lại, việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho ngân hàng là điều rất cần thiết hiện nay, đó khơng chỉ là điều kiện tiên quyết khi muốn gia nhập thị trường quốc tế mà còn giúp ta xây dựng hệ thống ngân hàng tài chính vững mạnh, hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các tổ chức tín dụng, …

1.4 Kinh nghiệm vận dụng của Hiệp ƣớc Basel tại các nƣớc.

1.4.1 Tham khảo tình hình các nƣớc vận dụng Basel trong quản trị rủi ro.

Quá trình thực hiện Basel tại các nước khu vực Đơng Nam Á, tùy theo tình hình của mỗi quốc qua mà sẽ đưa ra lộ trình áp dụng chuẩn mực Basel khác nhau.

Singapore

Singapore cho biết sẽ đặt ra tỷ lệ vốn áp dụng với các ngân hàng tại quốc đảo này cao hơn so với mức tối thiểu của toàn cầu để củng cố uy tín cho vị thế trung tâm tài chính. Ngày 28/12/2011, MAS đã ra thơng cáo sửa đổi Thông tư số 637 của MAS về yêu cầu vốn rủi ro đối với các ngân hàng tại Singapore để thực hiện Basel III. Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường (common equity tier 1- CET1) tối thiểu phải đạt 6,5% năm 2019, 3 cao hơn 2% so với tỷ lệ CET1 của BCBS. MAS cũng yêu cầu các ngân hàng Singapore đáp ứng u cầu an tồn vốn tối thiểu theo thơng lệ quốc tế từ ngày 01/01/2013, sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của BCBS. Cách tiếp cận

tăng tốc như vậy cũng có nghĩa là từ ngày 01/01/2013, các ngân hàng Singapore sẽ đáp ứng một tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu là 4,5%, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu à 6,0%, và tỷ lệ an toàn vốn CAR tối thiểu à 8,0%. Phù hợp với các yêu cầu của BCBS, MAS cũng sẽ đưa ra một tấm đệm bảo toàn vốn là 2,5% trên các yêu cầu an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ đòn bẩy là 3,0%, cũng như một số điều chỉnh và các khoản khấu trừ khác: Lợi thế thương mại (goodwill) và các tài sản vơ hình khác cũng như tài sản thuế thu nhập hoãn lại (deferred tax assets- DTA) được khấu trừ khỏi CET1 thay vì vốn cấp 1. Do đó, 2,0% sẽ được tính vào tổng hệ số CAR, nâng tỷ lệ này lên thành 10,0% để có thể chống đỡ cho các rủi ro hệ thống. Dần dần tấm đệm bảo tồn vốn sẽ nâng tỷ lệ này lên đến 12,5% vào năm 2019.

Philippines

Bangko Sentral of Philipinas (BSP)- ngân hàng trung ương và là cơ quan điều tiết của ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính Philippines, đã ban hành một dự thảo về các yêu cầu của Base III đối với các ngân hàng thương mại, bao gồm các công ty con trong tháng 01/2012. Theo BSP, tỷ lệ CET1 tối thiểu sẽ được thiết lập 6,0%, tổng vốn cấp 1 sẽ là 7,5%, và tổng hệ số CAR là 10%. Bảo tồn vốn đệm 2,5% sẽ được áp dụng, sẽ đưa tổng số CAR lên 12,5%. Có hai điểm đặc biệt của giai đoạn hiện tại trong việc thực hiện Basel III ở Philippines: (1) Định nghĩa vốn cấp 2; và (2) một khấu trừ cụ thể của các khoản đầu tư vốn cổ phần trong các tổ chức phi tài

chính. Trong khi xác định vốn cấp 2, BSP đã chọn và quy định rõ cổ phiếu ưu đãi là loại công cụ duy nhất, cho phép thuộc thể loại này. Đây à định nghĩa hẹp hơn so với định nghĩa được đề xuất trong các yêu cầu của BCBS. BSP cũng yêu cầu các ngân hàng xem xét các khoản đầu tư vốn cổ phần đặc biệt trong “các tổ chức phi tài chính iên kết và khơng liên kết” và khấu trừ chúng hoàn toàn ra khỏi tỷ lệ an tồn vốn cổ phần thường. Lý do chính cho vệc tiếp cận nghiêm ngặt như vậy là vì các ngân hàng lớn này của Philippines liên kết với một số công ty cổ phần mẹ lớn nhất của nước này. Điều này không phải là không phổ biến cho các ngân hàng như vậy để có các khoản đầu tư khác (phi tài chính) vào các cơng ty cổ phần. Các khoản đầu tư này có thể là nguồn gốc của rủi ro hệ thống. Tại thời điểm này, BSP đã chọn để tập trung

vào định nghĩa vốn và các khoản giảm trừ, tuy nhiên, 4 các khía cạnh khác của việc thực hiện Basel III, chẳng hạn như là địn bẩy, tính thanh khoản và tấm đệm ngược chu kỳ, cũng sẽ được đề cập trong những văn bản riêng có khả năng sẽ được công bố vào cuối năm nay.

Malaysia

Ngân hàng Negara Malaysia (BNM) hỗ trợ đầy đủ việc thực hiện Basel III để tăng cường các tiêu chuẩn về vốn và tính thanh khoản cho các tổ chức ngân hàng trong nước. Cơ quan quản đã chọn để thực hiện gói cải cách phù hợp với thơng lệ quốc tế theo đúng lộ trình thực hiện, với từng giai đoạn bắt đầu từng bước từ năm 2015 cho đến năm 2019. Các hướng dẫn về việc thực hiện Basel III, được ban hành trong tháng 12/2011, đã đưa ra những định nghĩa chặt chẽ hơn về vốn và tăng cường chất lượng của nó, cũng như thực hiện các tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản.

Tỷ lệ CET1 tối thiểu sẽ đạt 4,5%, trong khi tổng vốn cấp 1 sẽ được cố định ở mức 6,0%, và tổng số CAR ở mức 8% vào năm 2015. Như vậy, dần dần bộ đệm bảo toàn vốn sẽ mang lại tổng hệ số CAR mục tiêu cho các ngân hàng Ma aysia à 10,5% vào năm 2019. Trên cơ sở xem xét các thông tin phản hồi, BNM ên kế hoạch sẽ ban hành các văn bản dự thảo các quy tắc và cơ chế để thực hiện tấm đệm vốn mới (ngược chu kỳ và bảo toàn vốn) vào năm 2014. Cơ quan quản cũng sẽ àm rõ các quy trình giám sát và các yêu cầu quản rủi ro hiện tại trước khi các yêu cầu mới được thực

hiện.

1.4.2 Kế hoạch và lộ trình vận dụng

Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn cùng với phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước G20 đã thống nhất rằng cuộc cải tổ này sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước. Ngồi ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của các quốc gia. Theo tinh

thần như vậy, BIS đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bất đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018, với lộ trình cụ thể như sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% vẫn được giữ nguyên.

-Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu được bắt đầu áp dụng vào 01/01/2015 với mức 4,5%, và phải đạt được mức 6% trước 01/01/2019.

- Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu cũng được bắt đầu áp dụng từ 01/01/2015 với mức 3,5%, và phải đạt được mức 4,5% trước 01/01/2019.

- Tỷ lệ dự phịng bảo tồn vốn được bắt đầu tính từ 01/01/2016 với mức 0,625%, và hồn thành mức 2,5% trước 01/01/2019.

- Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 được áp dụng từ 01/01/2014 với mức 20%, và đến trước 01/01/2019 sẽ loại bỏ được 100%.

Kết luận chương 1.

Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, tối đa hóa lợi nhuận thì cần phải tập trung vào công tác quản trị rủi ro, chính vì vậy mà vấn đề quản trị rủi ro luôn được đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích. Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đang có xu hướng chung, hướng đến việc tuân thủ các quy định, nguyên tắc của Hiệp ước Basel. Đối với các nước không phải là thành viên việc tuân thủ Basel là không bắt buộc, tuy nhiên, một ngân hàng muốn mở rộng phạm vi hoạt động ra quốc tế thì việc tuân thủ là tất nhiên và cũng chính vì vậy mà các tiêu chuẩn của Basel mặc nhiên được thừa nhận là sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn.

Qua kinh nghiệm của các nước trong việc vận dụng Hiệp ước Basel, Việt Nam cũng rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình trong việc khơng ngừng nâng cao cơng tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.

2.1 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 2.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: (i) Giai đoạn 1990 - 1996: ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu trong thời kỳ chuyển đổi. (ii) Giai đoạn 1997 - 2005: củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng hai cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ châu Á. (iii) Giai đoạn

2006 - 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các ngân

hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển đổi lên thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài. (iv) Giai đoạn 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay tính đến hết tháng 7/2013 có: 2 ngân hàng chính sách, 39 ngân hàng thương mại, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, 1 quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (Phụ lục 3)

2.1.2 Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bảng 2.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Loại hình TCTD Tổng tài sản có Tốc độ Số tuyệt tăng đối trƣởng Vốn tự có Số Tốc độ tuyệt tăng đối trƣởng Vốn điều lệ Tốc độ Số tuyệt tăng đối trƣởng ROA ROE Tỷ lệ an toàn vốn tối Tỷ lệ vốn ngắnhạn cho vay trung, Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn thiểu dài hạn huy động (TT1) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Ngân hàng thương mại Nhà nước 2,287,236 3.89 156,851 14.27 118,341 6.09 0.45 5.28 11.22 21.57 96.69 Ngân hàng thương mại Cổ phần 2,177,892 0.86 177,885 -2.87 180,533 1.64 0.28 3.05 12.91 17.46 76.19 Ngân hàng Liên doanh, nước ngoài 615,082 10.74 96,803 4.59 76,705 0.74 0.53 3.23 30.06 -3.25 78.77 Cơng ty tài chính, cho th 152,385 -1.60 9,771 -9.25 24,820 0.02 -0.01 -4.94 8.19 20.93 168.07 Ngân hàng HTX Việt Nam 15,978 10.31 2,316 2.75 2,005 -0.98 1.17 6.85 37.41 0.69 103.24 Toàn hệ thống 5,248,573 3.20 443,626 4.14 402,404 2.61 0.20 3.86 13.76 16.84 87.75

Đơn vị: tỷ đồng, %

Ghi chú: Nguồn số liệu dựa trên Báo cáo cân đối tài khoản kế tốn tháng 7/2013, Báo cáo tài chính Quý II

năm 2013 của các TCTD;

- Khối NHTM Nhà nước bao gồm cả Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam;

- Số liệu cột (4), (5), (10), (11) khơng bao gồm ngân hàng Chính sách xã hội (không thuộc đối tượng báo cáo);

- ROE, ROA là số liệu Quý II năm 2013 (Báo cáo tài chính);

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính trên thị trường I (theo chỉ thị 01); - Chỉ tiêu Tổng tài sản có tính theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN.

Quy mô của hệ thống ngân hàng Việt Nam gia tăng mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ vừa qua. Cụ thể, tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP đã tăng hơn 3.4 lần trong giai đoạn 2000 – 2011, và tăng 1.6 lần trong giai đoạn 2006 – 2011. Đáng chú ý, quy mơ tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ cả theo tương đối lẫn số tuyệt đối kể từ sau những năm 2004, 2005. Đến cuối năm 2012, tổng tín dụng nền kinh tế theo số liệu công bố của ngân hàng nhà nước ước đạt 3,038,265 tỷ đồng (tăng khoảng 7% so với cuối năm 2011), và tổng tài sản của hệ thống ngân hàng là 5,085,780 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với GDP năm 2012 ước tính ở mức 2,950,684 tỷ đồng, thì tổng tài sản của hệ thống ngân hàng năm 2012 bằng 172.36% GDP và tín dụng nền kinh tế bằng 102.97% GDP. Sau gói kích thích kinh tế “khủng” năm 2009 và một số “hiệu ứng” tăng trưởng tín dụng được cho là ảo, quy mơ tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Hiện tượng này đang đi cùng với giai đoạn trì trệ của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng bước vào lộ trình tái cơ cấu tồn diện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Trang 28)

w