Nợ xấu của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Trang 45 - 89)

Nợ xấu không phải mới phát sinh trong năm 2012, mà là hệ quả phát sinh và tích luỹ từ các năm trước đây, với nhiều nguyên nhân: do khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu kéo dài; mơ hình tăng trưởng của Việt Nam chưa hợp lý, chưa đi vào chiều sâu và thiếu tính bền vững; kinh tế suy giảm (hàng tồn kho gia tăng, thất nghiệp tăng, số doanh nghiệp đóng cửa ngừng hoạt động tăng); yếu kém của các ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro; việc nới lỏng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ trong các năm trước đây đã tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, bình quân tăng 30,6%/năm.

Nợ xấu gia tăng và kéo dài sẽ ảnh hưởng và tác động đến nền kinh tế: làm giảm vai trị trung gian tài chính của các ngân hàng; các doanh nghiệp khó tiếp cận

được vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh; nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính; làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế...; đặc biệt nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiện tệ.

2.1.3.2 Khả năng thanh khoản và tính bền vững chưa cao.

Hiện nay, các ngân hàng chay đưa lợi nhuận với nhau mà xảy ra tình trạng cơ cấu đầu tư khơng hợp lý, đầu tư vào bất động sản, mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dai hạn, chính vì vậy đã tạo ra rủi ro thanh khoản cao cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, vốn của các ngân hàng thương mại cũng tương đối thấp nên cũng làm cho khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chưa cao.

2.1.3.3 Cơng tác dự phịng và phân tích cịn yếu.

Cơng tác thống kê, dự báo, thanh tra và giám sát ngân hàng còn hạn chế cho nên những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước chưa theo kịp diễn biến của nền kinh tế và đạt kết quả chưa cao.

Các công cụ điều tiết chính sách của ngân hàng nhà nước cịn có nhiều bất cập nên tác dụng điều tiết chưa cao, hệ thống ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thơng tin có thể đáp ứng kịp thời, hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với các ngân hàng khi mở rộng đầu tư ra nước ngoài sự cạnh tranh trong mơi trường quốc tế rất cao, chi phí hoạt động tại nước ngoài sẽ rất tốn kém. Mặt khác, nếu ngân hàng không chuẩn bị tốt phương án về vốn thì lượng vốn dành cho doanh nghiệp trong nước cũng sẽ bị thu hẹp, không đáp ứng đủ nhu cầu, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng., lĩnh vực cho vay nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với cho vay trong nước bởi vì nguồn thơng tin ở nước ngồi thường kém tin cậy hơn so với cho vay trong nước, việc kiểm sốt các khoản tín dụng ở gần dễ hơn và hiện vẫn chưa có hệ thống tịa án quốc tế chính thức để đảm bảo tính hiệu lực cho các hợp đồng cũng như để giải quyết tranh chấp khi xảy ra phá sản.

2.2 Thực trạng ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

2.2.1 Tỷ lệ an toàn vốn.

Tại Việt Nam, văn bản đầu tiên có quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Đến năm 2005, ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối toàn diện Base I. Năm 2010, ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% chính thức có hiệu lực từ 01/10/2010.

Thơng tư 13/2010/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện theo các quy định sau:

- Các tổ chức tín dụng trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an tồn

vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có và tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng. Trong đó, vốn tự có là tổng vốn cấp 1, vốn cấp 2 trừ đi các khoản phải trừ; tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Hệ số rủi ro gồm 6 nhóm: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 250%.

- Tổ chức tín dụng phải tuân thủ theo giới hạn tín dụng: tổng dư nợ cho vay của tổ chức

tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có, tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt quá 50% vốn tự có

- Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả: tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh khoản ngay và tổng nợ phải trả, tối thiểu bằng 100% giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7

ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hơm sau

- Giới hạn góp vốn mua cổ phần: mức góp vốn, mua cổ phần của một tổ chức tín dụng

hay của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh liên kết với tổ chức tín dụng vào một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án, tổ chức tín dụng khác, khơng được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án, tổ chức tín dụng khác đó.

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ đảm bảo an tồn và khơng vượt q 80%

Thơng qua các quy định trong thông tư ta thấy:

- Quy định này đề cập đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản chứ chưa đề cập

đến rủi ro vận hành và rủi ro thị trường.

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định dựa trên tổng vốn và tài sản có rủi ro

tương tự như quy định của Basel I.

- Hệ số rủi ro chỉ căn cứ vào khoản mục tài sản chưa căn cứ vào đối tượng khách hàng, không dựa trên các căn cứ xếp hạng tín dụng. Điều này dẫn đến sự đánh giá khơng thật sự chính xác.

Như vậy các quy định về an toàn vốn của ngân hàng nhà nước chỉ mới đáp ứng được chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu của Basel I. Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn theo quy định là 9% cao hơn so với Hiệp ước, tuy nhiên cách tín của ta chủ yếu hướng tới các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, chưa đề cập đến xếp hạng tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường theo Basel II nên cũng chưa thật sự phản ánh đúng thực tế.

Để đạt được Basel II, Basel III đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt đầu suy nghĩ về mơ hình tiên tiến để tối ưu hố vốn của ngân hàng. Chấp nhận khn khổ Basel III cho tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam tới thời điểm năm 2015 là hơi khó, nếu căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam khơng có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì khơng thể tiếp cận.

Minh chứng cho khó khăn này, ngay cả những ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, mặc dù hiện đều đảm bảo CAR theo quy định của ngân hàng nhà nước, nhưng là được tính tốn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, nên có sự sai lệch khá xa khi tính lại theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa được thực hiện.

Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực Basel III thì mặc dù các quy định trong những năm gần đây của Ngân hàng Nhà nước như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN, Thông tư số 13, 19 năm 2010 cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn ở mức rất hạn chế . Việc các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chưa áp dụng các chuẩn mực của Basel mơṭ cách chính thức nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tr ong khi các ngân hàng trên thế giới đã có những bước phát triển cao hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao

năng

lưc̣ caṇ h tranh trong thi ̣trườ ng tài chính quố c tế , tạo điều kiện cho các ngân

hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới

Bảng 2.3: Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Loại hình TCTD Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

NHTM Nhà nước 11.22

NHTM Cổ phần 12.91

NH Liên doanh, nước ngồi 30.06

Cơng ty tài chính, cho th 8.19

Ngân hàng HTX Việt Nam 37.41

Toàn hệ thống 13.76

Nguồn: thống kê của ngân hàng nhà nước đến 31/07/2013. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại của Việt Nam tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực

2.2.2 Quy định về trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng chính sách xã hội phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Theo quyết định 493, các ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ theo hai cách:

- Cách 1: tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu

chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), căn cứ dựa trên thời gian quá hạn của khoản nợ.

- Cách 2: tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu

chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi

ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), căn cứ dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận.

Cũng theo quyết định này, tổ chức tín dụng phải trích lập hai loại dự phịng:

- Dự phịng cụ thể: được trích lập trên cơ sở phân loại nợ từ nhóm 1 đến nhóm

5, số tiền trích lập dự phịng cụ thể khơng chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phịng mà cịn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo.

- Dự phịng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Thơng qua quyết định 493 ta nhận thấy:

- Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng có mối quan hệ với tài sản đảm bảo,

chính điều này sẽ cho các ngân hàng cân nhắc trong việc cho vay có tài sản đảm bảo, nếu giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị khoản nợ thì tỷ lệ trích lập dự phịng bằng khơng, số tiền trích lập được hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì vậy, tổ chức tín dụng sẽ ưu tiên trong việc cho vay có tài sản đảm bảo.

- Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng để bù đắp những khoản nợ quá hạn có

thể dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng, điều này cho thấy ngân hàng nhà nước cũng đã từng bước ứng dụng phương pháp của Basel II.

- Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay, chỉ để khắc phục cho những thiệt hại đã nhận biết được còn những thiệt hại chưa nhận biết được thì chưa có quy định về dự phòng, dự báo. Hơn nưa, khoản dự phịng được hạch tốn vào chi phí hoạt động nên một số ngân hàng cố tình che dấu nợ xấu bằng việc gia hạn nợ, tránh cho những khoản nợ bị phân loại xuống nhóm 3,4,5 vì khi đó tỷ lệ dự phịng tương đối cao.

- Việc phân loại nợ, trích lập dự phịng dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay không đề cập đến các yếu tố như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc phân loại nợ này cũng chưa phản ánh đúng thực tế về các khoản nợ xấu của ngân hàng.

- Việc phân loại nợ dựa trên xếp hạng tín dụng phản ánh trung thực hơn, nên việc phân loại này được khuyến cáo các ngân hàng áp dụng hơn. Hai ngân hàng đầu tiên áp dụng là ngân hàng BIDV và ngân hàng Quân đội.

Các quy định của ngân hàng nhà nước cũng như thực tế quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại ta thấy hiện nay chúng ta chỉ mới chú trọng đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chưa thấy đề cập đến rủi ro vận hành cũng như rủi ro thị trường. Đồng thời, công tác quản trị rủi ro của ngân hàng cũng cịn nhìu bất cập, năng lực tài chính, trình độ quản trị còn yếu kém.

2.3 Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc ứng dụng Basel của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

2.3.1 Nội dung Hiệp ước Basel phức tạp.

Một trong các trở ngại cho việc áp dụng Basel là sự khác biệt về ngôn ngữ, mặc dù, Việt Nam đã hội nhập quốc tế, trình độ ngoại ngữ đã được nâng lên vượt bậc nhưng khơng phải ai cũng có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu, hiểu để có thể vận dụng một cách dễ dàng được đối với một văn bản bằng tiếng anh dài 400-500 trang giấy

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

• Nguồn vốn:

Yêu cầu về vốn là một trong những khó khăn mà các ngân hàng Việt Nam gặp phải khi vận dụng Basel, yêu cầu vốn nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ của ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn tối thiểu trong Basel I, II, III đều là 8% nhưng trên thực tế qua mỗi phiên bản Basel thì mức vốn địi hỏi cao hơn.

• Chi phí thực hiện

Việc áp dụng các chuẩn mực Basel vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại địi hỏi chi phí khá cao. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì việc áp dụng Basel rất tốn kém, các ngân hàng phải chịu khoản chi phí cố định lien quan đến việc nâng cấp ngân hàng, theo ước

tính các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu đô la Mỹ, ngân hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Trang 45 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w