Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người khmer tại đồng bằng sông cửu long (Trang 33)

Chương 3 tập trung mô tả phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này. Luận văn này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày những kết quả nghiên cứu, bao gồm phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan và kết quả mơ hình hồi quy. Việc diễn giải kết quả mơ hình hồi quy sẽ giúp ta biết được những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình. Chương này cũng trình bày kết quả của phần phân tích định tính, để củng cố thêm những lập luận được đưa ra từ phân tích định lượng.

4.1 Phân tích thống kê mơ tả

Bảng 4-1: So sánh các yếu tố giữa người Khmer và người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Người dân vùng

ĐBSCL Người Khmer

Tỷ lệ nghèo 21.40% 41%

Tỷ lệ hộ có chủ hộ từng đi học 90.40% 63.30%

Khoản tín dụng trung bình (VND) 1,022,000 1,629,000

Khoản tín dụng tối đa (VND) 100,000,000 25,000,000

Diện tích đất canh tác bình qn trung bình

(m2) 1,641 1,788

Diện tích đất canh tác bình qn tối đa (m2) 26,700 20,000 Tỷ lệ hộ tham gia hoạt động kinh doanh

hoặc dịch vụ 36.50% 20.90%

Tỷ lệ hộ ở vùng nông thôn 76.40% 82%

Tỷ lệ hộ sống ở địa bàn có chợ liên xã 54.20% 56.80% Tỷ lệ hộ sốn ở địa bàn có đường ơ tơ đến

thơn 70.40% 75.50%

Tỷ lệ hộ sống ở xã vùng sâu vùng xa 26.60% 48.20%

Tỷ lệ hộ sống ở xã thuộc chương trình 135 10.60% 42.40%

Tỷ lệ hộ sống ở Trà Vinh 6.80% 25.90%

Tuổi trung bình của chủ hộ 49.50 51.20

Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nam 72.70% 66.90%

Quy mơ hộ trung bình (người) 3.9 4.1

Quy mơ hộ tối đa (người) 12 9

Qua những thống kê mô tả bên trên, ta thấy rằng những nhân tố có sự khác biệt lớn giữa các hộ gia đình Khmer và các hộ gia đình nói chung vùng ĐBSCL chính là trình độ giáo dục, việc tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc dịch vụ, địa bàn sinh sống, quy mơ hộ. Đặc biệt, có một vài yếu tố mà người Khmer có lợi thế hơn hẳn người Kinh nếu tính theo số trung bình như khoản tín dụng nhận được và diện tích canh tác đất bình qn.

Kết quả phân tích thống kê mơ tả được trình bày chi tiết hơn ở Phụ lục 2 và 3.

4.2 Phân tích tương quan

Phân tích tương quan cũng cho thấy có sự tương quan khá chặt chẽ (với hệ số tương quan lớn hơn 0.3) giữa một số biến độc lập trong cùng nhóm yếu tố với nhau.

Mối tương quan khá chặt chẽ giữa việc hộ ở nông thôn với việc hộ ở địa bàn có chợ liên xã, việc hộ ở xã vùng sâu vùng xa. Mối tương quan này cho thấy rằng việc một hộ ở nơng thơn có sự liên quan khá chặt chẽ với việc hộ ở địa bàn khơng có chợ liên xã và việc hộ ở vùng sâu vùng xa. Điều này cũng phù hợp với thực tế rằng việc ở khu vực nông thôn sẽ mang đến nhiều khó khăn cho hộ gia đình, mà điển hình ở đây là hạn chế trong khả năng tiếp cận với thị trường, và hạn chế về khoảng cách địa lý. Sự liên quan khá chặt chẽ nói trên cho ta biết rằng một hộ ở nông thôn thường sẽ chịu bất lợi về nhiều yếu tố cùng lúc. Mối tương quan khá chặt chẽ giữa việc hộ ở xã vùng sâu vùng xa và việc hộ ở xã thuộc chương trình 135. Mối tương quan này cho ta thấy rằng việc xã thuộc vùng sâu vùng xa có liên quan khá chặt chẽ với việc xã là một xã nghèo. Điều này đưa ra gợi ý rằng một hộ gia đình gặp khó khăn vì ở vùng sâu vùng xa sẽ có thể cũng gặp khó khăn thêm nữa vì xã đó đồng thời cũng là xã nghèo thuộc chương trình 135.

Kết quả phân tích tương quan được trình bày chi tiết hơn ở Phụ lục 4, 5 và 6.

4.3 Kết quả ước lượng những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của người Khmer tại Đồng bằng Sơng Cửu Long

Để tìm ra sự khác biệt trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của người Khmer so với người dân vùng ĐBSCL nói chung, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng từ tổng quát đến đơn giản. Trước hết tác giả ước lượng với mơ hình tổng qt bao gồm 1 biến phụ thuộc, 15 biến độc lập và 14 biến tương tác. Sau đó, tác giả sẽ lần lượt loại bỏ dần những biến khơng có ý nghĩa trong mơ hình (Xem thêm Phụ lục 7). Cuối cùng tác giả sẽ chọn được mơ hình ước lượng tốt nhất (Xem thêm Phụ lục 8).

Bảng 4-2: Kết quả ước lượng tốt nhất

Hồi quy logistic Số quan sát = 1905

Chi squared = 325.00 Log likelihood = -827.02 Prob > chi squared = 0.0000 Pseudo R squared = 0.1642 Biến phụ thuộc Hộ gia đình nghèo (nghèo = 1) Hệ số hồi quy Beta Sai số chuẩn (Std error) Giá trị thống kê Z Giá trị thống kê p_value Hằng số -2.37 0.40 -5.99 0.000 *** Biến độc lập Giáo dục -0.60 0.20 -3.02 0.003 *** Số tiền vay 0.00 0.00 1.75 0.080 * Diện tích đất bình qn -0.00 0.00 -7.43 0.000 *** Hộ có kinh doanh dịch vụ -0.95 0.14 -6.61 0.000 *** Nông thôn 1.17 0.21 5.70 0.000 *** Chợ liên xã -0.44 0.15 -3.00 0.003 ***

Đường ô tô đến thôn -0.06 0.14 0.40 0.693 ns

Xã vùng sâu vùng xa 0.19 0.16 1.25 0.210 ns Xã 135 0.50 0.21 2.43 0.015 ** Trà Vinh 0.41 0.23 1.78 0.076 * Tuổi chủ hộ -0.01 0.00 -1.50 0.134 ns Giới tính chủ hộ 0.25 0.15 1.65 0.100 * Quy mô hộ 0.18 0.04 4.29 0.000 ** Tỷ lệ phụ thuộc 2.27 0.27 8.38 0.000 *** Khmer 1.06 0.37 2.85 0.004 *** Khmer * Tỷ lệ phụ thuộc -1.61 0.97 -1.67 0.094 *

Ghi chú: ***: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, **: có ý nghĩa thống kê với mức

ý nghĩa 5%, *: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%, ns: khơng có ý nghĩa thống kê Mơ hình trên có chỉ số Prob > Chi Squared là 0 %. Giá trị tuyệt đối của chỉ số log likelihood là 827.02 là rất lớn. Như vậy độ phù hợp của mơ hình là tốt.

Tiến hành kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan của mơ hình trên, ta nhận thấy: Hệ số VIF của tất cả các biến trong mơ hình đều bé hơn 10. Như vậy khơng có cơ sở để kết luận rằng mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến (Xem thêm Phụ lục 18).

Kiểm định dwstat cho ra hệ số Durbin Watson = 1.95, gần bằng 2. Theo nguyên tắc kinh nghiệm ta nhận định rằng khơng có cơ sở để khẳng định rằng mơ hình có hiện tượng tự tương quan (Xem thêm phụ lục 19).

Từ kết quả ước lượng trên ta rút ra được một số nhận xét như sau:

Trong những nhân tố tác động đến nghèo ở người Khmer, thì có những nhân tố tác động đến nghèo của người dân nói chung vùng ĐBSCL như: giáo dục, khoản tín dụng, diện tích đất bình qn, việc hộ có tham gia kinh doanh dịch vụ hay khơng, địa bàn có chợ liên xã hay khơng, địa bàn có thuộc xã 135 hay khơng, hộ có sống ở Trà Vinh hay khơng, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc. Đối với riêng người Khmer, thì ngồi những nguyên nhân chung trên, tình trạng nghèo của họ cịn chịu tác động riêng của tỷ lệ phụ thuộc. Đối với người dân vùng ĐBSCL nói chung, khi tỷ lệ phụ thuộc tăng lên thì xác suất nghèo tăng lên. Điều này vẫn đúng với người Khmer, nhưng tác động của tỷ lệ phụ thuộc lên người Khmer thấp hơn nhiều so với những hộ khơng thuộc dân tộc Khmer.

Giải thích về những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo cả ở người Khmer và cả ở người thuộc dân tộc khác:

Giáo dục có tác động làm giảm xác suất nghèo của hộ gia đình Khmer. Điều này phù hợp với kết quả từ những nghiên cứu trước và cũng phù hợp với kỳ vọng ban đầu về chiều tác động. Giáo dục làm cho người ta có trình độ hơn, có thể học được nhiều kỹ năng hơn, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp, thì được giáo dục cũng là một tiền đề cần thiết giúp họ áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác.

Khoản tín dụng nhận được cũng có tác động đến xác suất nghèo của hộ Khmer. Tuy nhiên chiều tác động của yếu tố này là dương, có nghĩa là hộ nào vay nợ thì xác suất nghèo của hộ đó cao hơn. Như vậy khả năng tiếp cận tín dụng là hệ quả của tình trạng nghèo, do chính sách ưu tiên cho người nghèo vay vốn. Vì vậy việc được tiếp cận tín dụng là một chỉ báo về tình trạng nghèo, chứ khơng phải ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo của người dân. Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến hiện trạng này chính là tình trạng sử dụng vốn vay không hiệu quả. Các hộ gia đình Khmer được hỗ trợ vay vốn, nhưng không biết làm thế nào để phát huy hiệu quả đồng vốn vay. Việc này dẫn đến hậu quả là các hộ này chẳng những khơng cải thiện được thu nhập mà cịn phải gánh thêm nợ.

Diện tích đất canh tác bình qn càng tăng thì xác suất nghèo của hộ Khmer càng giảm. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu, và cũng đồng nhất với những kết quả nghiên cứu trước đây. Việc tăng diện tích đất bình qn giúp hộ có thêm tư liệu sản xuất để cải thiện thu nhập, từ đó giảm xác suất nghèo.

Việc hộ Khmer có tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ sẽ làm cho xác suất nghèo của hộ giảm đi rất nhiều. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây. Hoạt động kinh doanh và dịch vụ là những hoạt động ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, đồng thời mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh dịch vụ cịn có tác dụng phân tán rủi ro, giúp hộ tránh được việc rơi vào tình trạng nghèo mỗi khi gặp khó khăn trong những hoạt động khác.

Việc hộ Khmer ở vùng nông thôn hay thành thị cũng ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ. Người dân sống ở nơng thơn có xác suất rơi vào tình trạng nghèo cao hơn ở khu vực thành thị. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do sống ở khu vực nơng thơn ít có cơ hội tìm được việc làm ổn định. Bên cạnh đó, ở nơng thơn cũng thiếu thốn cơ sở giáo dục, dạy nghề, là một rào cản cho việc nâng cao trình độ, kỹ năng của người dân. Từ đó dẫn đến việc người dân dễ rơi vào tình trạng nghèo hơn.

Việc địa bàn mà hộ gia đình Khmer sinh sống có chợ liên xã là một yếu tố tác động rất mạnh, làm giảm xác suất nghèo của hộ gia đình. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu, và cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây. Nơi sinh sống có chợ liên xã, người dân có thể dễ dàng nắm bắt thơng tin thị trường, nhờ đó có thể bán được nơng sản của mình với giá cao hơn.

Việc có đường ơ tơ đến thơn khơng có tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Nguyên nhân của việc này là do ở Việt Nam, người dân di chuyển bằng xe gắn máy là chủ yếu. Việc vận chuyển hàng hóa ở thơn q cũng đa phần thực hiện bằng xe gắn máy. Do đó có đường ơ tơ hay khơng có đường ơ tơ về thơn cũng không phải là một vấn đề quan trọng đối với người dân.

Việc ở xã thuộc vùng sâu vùng xa không tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Lý giải cho điều này, có thể thấy rằng dù đời sống ở các xã vùng sâu vùng xa là tương đối khó khăn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của hệ thống giao thơng nơng thơn, thì việc đi lại

cho người dân ở vùng sâu vùng xa cũng tương đối thuận lợi. Do đó, việc ở vùng sâu vùng xa không phải là trở ngại lớn đối với người dân.

Việc hộ Khmer ở xã 135 tác động đến xác suất nghèo của hộ theo hướng tiêu cực. Điều này cũng phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Hộ Khmer sống ở những xã nghèo gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận với cơ hội và nguồn lực. Một lý do khác có thể là điều kiện canh tác nơi đây quá khó khăn, dẫn đến việc cả xã đều rơi vào tình trạng nghèo, và người dân trong xã rất khó thốt ra khỏi tình trạng đó.

Việc ở Trà Vinh có tác động đến tình trạng nghèo của người Khmer. Trà Vinh là một tỉnh nghèo nhất của khu vực ĐBSCL, giao thơng khó khăn hơn những nơi khác. Những hoạt động kinh tế chính của tỉnh Trà Vinh vẫn xoay quanh trồng trọt mà khơng có thế mạnh về những ngành khác. Chính điều này làm cho đời sống của người dân ở tỉnh Trà Vinh gặp nhiều khó khăn.

Tuổi chủ hộ người Khmer khơng có tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Do đặc điểm của người Khmer ở ĐBSCL là đa số hoạt động trong nơng nghiệp, nên những người chủ hộ cịn trẻ tuổi, mặc dù thiếu kinh nghiệm và sự thành thạo của kỹ năng, nhưng có thể dùng sức khỏe của mình bù vào.

Việc chủ hộ người Khmer là nam làm tăng xác suất nghèo của hộ. Điều này trái với kỳ vọng ban đầu. Có thể giải thích việc này rằng khi chủ hộ là nữ, mặc dù khơng có sức khỏe để lao động như nam giới, nhưng lại biết chắt chiu tằn tiện. Từ đó xác suất hộ rơi vào tình trạng nghèo cũng thấp hơn.

Các yếu tố quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc đều tác động đến tình trạng nghèo của người Khmer theo hướng tiêu cực. Khi quy mơ hộ và tỷ lệ phụ thuộc tăng lên thì xác suất nghèo của hộ tăng lên. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu cũng như phù hợp với những cơng trình nghiên cứu trước đây. Lý do là khi số miệng ăn tăng lên, thì cũng với từng ấy lao động, người ta phải chu cấp cho nhiều người hơn, nên kinh tế hộ gia đình vì thế mà bị giảm xuống.

Giải thích về nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer:

Biến tương tác “Khmer và tỷ lệ phụ thuộc” thể hiện sự tác động của yếu tố văn hóa của người Khmer đối với xác suất nghèo của họ. So sánh hệ số ảnh hưởng của biến “Tỷ lệ phụ

thuộc” và biến “Khmer * tỷ lệ phụ thuộc” ta thấy rằng đối với người Khmer, việc tỷ lệ phụ thuộc tăng lên vẫn làm cho họ nghèo hơn, nhưng mức độ tác động của yếu tố này thấp hơn những hộ không thuộc dân tộc Khmer rất nhiều. Theo nhận định của Sơn Nam (1973) thì người Khmer thích đời sống an nhàn và thích đầu tư cho kiếp sau. Họ chỉ chọn cơng việc vất vả khi hồn cảnh bắt buộc như vậy. Khi có thêm người phụ thuộc, người Khmer ở trong hoàn cảnh khó khăn hơn, và họ làm việc nhiều hơn để tăng thu nhập. Mức độ tác động thấp hơn của tỷ lệ phụ thuộc ở người Khmer cho ta biết rằng dư địa trong khả năng lao động của người Khmer lớn hơn so với các dân tộc khác ở ĐBSCL. Như vậy đây chính là yếu tố cốt lõi, mà nếu tác động thành cơng vào nó sẽ có thể giảm nghèo thành cơng cho người Khmer.

Bảng 4-3 Mô phỏng xác suất nghèo đối với hộ thuộc dân tộc Khmer

Biến phụ thuộc: Hộ

nghèo (nghèo = 1) Xác suất nghèo được ước tính khi biến cố độclập thay đổi một đơn vị

Xác suất nghèo ban đầu 10% 20% 30% 40% 50%

Các biến độc lập Hệ sốBeta e ^ Beta Giáo dục -0.60 0.54 5.75% 12.07% 19.04% 26.79% 35.44% Khoản tín dụng (ngàn đồng) 0.00 1.00 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00%

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người khmer tại đồng bằng sông cửu long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w