CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
1. Một số giải pháp đề xuất
1.5. Mở rộng vốn từ và các kiến thức xã hội
Trước khi tiến hành viết, sinh viên có thể tìm đọc các tài liệu để tìm kiếm thêm
thơng tin, bổ sung vốn kiến thức xã hội và từ vựng. Bằng cách này, sinh viên có thể trang
bị một vốn kiến thức phong phú về nhiều chủ đề đa dạng rất hữu ích cho giai đoạn sản
sinh ý tưởng trong q trình viết sau này.
Do mục đích là đọc để mở rộng từ vựng học thuật nên việc lựa chọn tài liệu đọc có tính học thuật là điều cần thiết. Sinh viên nên sử dụng công cụ Google Scholar để tìm kiếm bài viết học thuật. Khác với Google Search chỉ đưa ra các kết quả liên quan đến từ khố chứ khơng tập trung vào một mảng cụ thể nào, Google Scholar (google dành cho học giả/ học thuật) là cơng cụ phổ biến, tìm tất cả những bài viết liên quan tới từ khóa đưa vào, có
thể sử dụng các bộ lọc để tìm chính xác hơn. Các trang web của các nhà xuất bản học
thuật uy tín như ScienceDirect, SagePub, Elsevier hay thư viện trực tuyến của các trường
đại học uy tín cũng là những nguồn tài liệu học thuật rất tốt cho sinh viên.
Ngoài ra, việc đọc báo tiếng Anh của người bản xứ (người Anh, Mỹ, Úc) thường
xuyên, trình độ tiếng Anh của sinh viên sẽ cải thiện, nhất là về vốn từ vựng và cách diễn đạt câu. Cách hành văn của sinh viên nhờ đó cũng sẽ tự nhiên hơn, gần hơn với lối hành văn của người bản xứ. Việc đọc bao nhiêu bài báo mỗi ngày hay mỗi tuần tuỳ thuộc vào trình độ tiếng Anh của mỗi người. Sinh viên với trình độ cịn thấp có thể bắt đầu bằng việc đọc các bản tin ngắn trong ngày, hoặc đọc những bài viết về chủ đề mà bản thân yêu thích để tăng hứng thú đọc và biến việc đọc báo tiếng Anh trở thành một thói quen tốt. Sau đó,
sinh viên có thể tìm đến các bài báo dài hơn nói về các vấn đề văn hố, giáo dục, xã hội,
tài chính, … trên các báo như The New York Times, New Scientist, Financial Times, The
Economist, … để sẵn sàng cho các câu hỏi về lĩnh vực học thuật trong bài viết môn Tiếng
Anh 4C.