Đặc điểm hành vi tiêu dùng trong du lịch và truyền thông của thị trường khách

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG THƯƠNG mại DU LỊCH KHÁNH DUNG (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

4. Kết cấu đề tài

2.4 Đặc điểm hành vi tiêu dùng trong du lịch và truyền thông của thị trường khách

Du lịch Nội địa.

2.4.1 Mục đích chuyến đi.

Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow và thuyết về động cơ du lịch của Mclntosh, Goeldner, Ritchier. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi như sau.[24]

Khách du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh như hiểu biết thêm về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội… Đối tượng tham quan thường là một tài nguyên thiên nhiên như

một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một cơng trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất.

Khách du lịch cơng vụ: Mục đích chính của khách du lịch công vụ là tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường ngoại giao, trao đổi văn hóa. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thậm chí là hàng loạt các nhu cầu bổ sung như thông tin liên lạc, dịch thuật, tổ chức hội họp, MICE,… Đối tượng khách du lịch này thường có khả năng chi trả lớn.

Khách du lịch thăm thân: Mục đích chính của du khách trong hình thức này là thăm viếng gia đình, bà con, bạn bè,… Tuy nhiên, trong q trình đó, họ kết hợp tham quan, tìm hiểu thêm về đặc trưng văn hóa, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự thay đổi theo thời gian mà họ muốn trải nghiệm.

2.4.2 Thời gian chuyến đi.

Trong một năm, khách Nội địa di du lịch nhiều nhất tập trung vào khoảng thời gian đầu xuân và vào mùa hè vì đây là thời gian mà họ có các kì nghỉ dài ngày cho các ngày lễ lớn trong năm như dịp Tết cổ truyền hay lễ 30/4 – 1/5, 2/9, ... khoảng thời gian vừa đủ cho một chuyến đi cùng gia đình hoặc bạn bè và đây cũng là thời điểm có thời tiết thuận lợi phù hợp cho hoạt động du lịch. [24]

2.4.3 Hình thức tổ chức chuyến đi.

Theo đoàn:

Đối với đối tượng khách lớn tuổi với mong muốn đi du lịch để nghỉ ngơi thì họ thường lựa chọn các dịch vụ chương trình du lịch, tour của các cơng ty lữ hành. Khách du lịch tìm kiếm sự thoải mái, thư giãn: Tơi ngày càng có tuổi, tơi cần dịch vụ du lịch thuận tiện, hồn hảo vì tơi khơng cịn khoẻ. Muốn có chuyến đi thư giãn, cần một hướng dẫn viên.

Hoặc khách du lịch là nhân viên của các doanh nghiệp họ thường lựa chọn các chương trình du lịch của cơng ty lữ hành để có thể thoải mái nghỉ ngơi vui chơi mà khơng lo lắng về các dịch vụ vì số lượng người tham gia thường đông.

Khách lẻ:

Những người trẻ tuổi, thanh niên thường lựa chọn loại hình du lịch tự lúc để có thể tự do khám phá, trải nghiệm các dịch vụ của nơi mình đến. Và bên cạnh đó, đơi khi có những khách du lịch sử dụng dịch vụ lữ hành bằng cách mua những chương trình du lịch theo ngày (daily tour), họ sẽ tự đặt phòng, tự đặt vé máy bay và họ chỉ sử dụng chương trình du lịch đi trong ngày mà thơi.

2.4.4 Khả năng chi tiêu.

Theo tổng cục Thống kê, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2020 đạt khoảng 2786 USD/năm, khách nội địa thường chi tiêu trong khoảng tiết kiệm từ thu nhập của mình.

Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2016, của cơ sở dữ liệu thống kê du lịch năm 2016 kết quả cho thấy tổng số chi tiêu bình quân chung của một lượt khách nội địa là 2,75 triệu đồng. Trong đó, khách nội địa chủ yếu chi tiêu cho dịch vụ thuê phòng, ăn uống và đi lại (64,9%), tham quan (19,9%), các dịch vụ còn lại (15,2%). [24]

2.4.5 Thời gian lưu trú trung bình

Theo tổ dự án của Sở Du lịch đã thực hiện các nội dung liên quan theo tư vấn của chuyên gia Trần Thị Kim Thu (Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), bằng cách khảo sát thơng tin của 3.000 khách du lịch (trong đó có 1.000 khách quốc tế, 2.000 khách nội địa) và 100 doanh nghiệp lữ hành. [24]

Cho thấy thời gian lưu trú bình quân chung của một lượt khách nội địa là 3 ngày, khách đi theo tour là 2,4 ngày và khách tự sắp xếp là 3,2 ngày.

2.4.6 Đặc điểm truyền thông.

Nguồn thông tin về điểm đến hoặc các công ty du lịch mà khách Nội địa có được đa phần đó chính là từ truyền miệng. Khách Nội địa thường tin tưởng những thông tin đến từ những người thân và người xung quanh – những người đã từng đi đến nhiều địa điểm và

từng sử dụng dịch vụ của một công ty lữ hành bất kì và chia sẻ lại kinh nghiệm cho họ. Độ tin cậy và an tâm sẽ cao hơn so với những thông tin được đăng tải trên Internet đặc biệt với những người lớn tuổi.

Mặt khác, đối với lứa tuổi trẻ hơn thì nguồn thơng tin thường đến từ các công cụ bằng Internet như Google, Facebook, Tripadvisor, quảng cáo, ... Nhờ vào sự phát triển công nghệ thông tin nên khách Nội địa đã ngày càng tiếp cận Internet một cách dễ dàng hơn mang đến cho họ sự thuận tiện, nhanh chóng trong q trình sử dụng. Khách Nội địa thường sử dụng Google để tìm kiếm thơng tin cho mình tiếp theo là các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube, ... Đặc biệt hiện nay khách Nội địa thường tìm đến những trang như Tripadvisor để tìm kiếm những đánh giá của những người đã từng đến một địa điểm du lịch hoặc từng sử dụng dịch vụ để tham khảo và đưa ra quyết định.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG THƯƠNG mại DU LỊCH KHÁNH DUNG (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w