Đề 1. Phân tích đề, lập dàn ý đề bài sau: Hãy chứng minh rằng Tự tình( II) là một
trong những tác phẩm thể hiện tài năng của "Bà Chúa Thơ Nơm" Hồ Xn Hương.
Hướng dẫn:
A. Phân tích đề:
1. Xác định vần đề cần nghị luận: tài năng của "Bà Chúa Thơ Nôm" Hồ Xuân Hương trong bài thơTự tình( II)
2. Xác định thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, phân tích ( trong đó thao tác chứng minh là chính)
3. Xác định phạm vi tư liệu: Bài thơ Tự tình( II)
B. Lập dàn ý:
1. Giới thiệu chung về vị trí của tác giả Hồ Xuân Hương trong nền văn học cổ điển Việt Nam, đánh giá của Xuân Diệu về tài năng thơ Hồ Xuân Hương . Vị trí của Tự tình (bài II) trong sáng tác của Hồ Xuân Hương : sáng tác tiêu biểu, thể hiện những đặc điểm độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương về các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
2. Giải thích :
+ Từ ngữ: "Bà Chúa" : là người đạt vị trí cao nhất, đẹp nhất ; người có tài năng được bộc lộ ở mức độ cao nhất.
+ Ý nghĩa của cụm từ : người đạt thành tựu cao nhất trong lĩnh vục sáng tác thơ Nơm bằng tài năng nghệ thuật của mình.
3.Phân tích :
+ Tự tình (bài II) là một bài thơ có nội dung sâu sắc. Từ cảnh ngộ riêng (đêm khuya không ngủ, nghĩ về những trải nghiệm của cuộc đời mình, hồng nhan, nước non,...), nỗi cơ đơn, buồn tủi, bẽ bàng,... bài thơ có ý nghĩa phản ánh hiện thực về số phận truân chuyên của người phụ nữ trong cuộc đời.
+ Tự tình (bài II) là một bài thơ đặc sắc về nghệ thuật. Tài năng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong cách vận dụng sáng tạo những yếu tố của thế loại (thi luật, thi liệu,...), sử dụng ngơn ngữ, xây dựng hình tượng nghệ thuật hết sức độc đáo, vừa mang tính chất tự thuật vừa có ý nghĩa khái quát nghệ thuật.
+ Nhận xét đánh giá về đóng góp của Hồ Xuân Hương (có thể sử dụng thao lác lập luận so sánh với các tác giá khác đế thấy được vị trí đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong nền văn học cổ điển Việt Nam).
4.Khẳng định Tự lình (bài II) là một tác phẩm của một nghệ sĩ tài năng. Cảm xúc chân thành, trình độ điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ, vận dụng các yếu tố thế loại, khắc hoạ hình tượng nghệ thuật,... đã chứng tỏ đây là một tác phấm giá trị trong sự nghiệp sáng tác của "Bà Chúa Thơ Nôm’’ .
Đề 2. Phân tích bức tranh mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu” ( Nguyễn Khuyến) A. Phân tích đề:
1. Xác định vần đề cần nghị luận: bức tranh mùa thu
2. Xác định thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh ( trong đó thao tác phân tích là chính)
3. Xác định phạm vi tư liệu: Bài thơ “Câu cá mùa thu”
B. Lập dàn ý:
I. Mở bài
- Câu cá mùa thu là một bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến – một nhà thơ “nổi tiếng nhấy trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm
- Trong bài thơ, bức tranh mùa thu đã được khắc họa rõ nét II. Thân bài
1. Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn
- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”
- Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu
⇒ Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng
2. Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:
- Màu sắc:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam + Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
- Đường nét, chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” ⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:
+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu khơng phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hịa hợp
+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời
+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng q được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu ; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ khơng theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu)
3. Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tình lặng và đượm buồn
- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm khơng có hoạt động nào của con người
+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ khơng đủ sức tạo nên âm thanh
- Tồn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
III. Kết bài
- Khái quát lại những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật góp phần thể hiện thành cơng bức tranh mùa thu trong tác phẩm
- Nhấn mạnh bức tranh mùa thu trong bài thơ được khắc họa là bức tranh mùa thu đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam
Đề 3. Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ ( Tú Xương) A. Phân tích đề:
1. Xác định vần đề cần nghị luận: hình ảnh bà Tú
2. Xác định thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh ( trong đó thao tác phân tích là chính)
3. Xác định phạm vi tư liệu: Bài thơ Thương vợ
B. Lập dàn ý:
I. Mở bài
- Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành cơng hình tượng bà Tú
II. Thân bài
1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ
- Hồn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông” + Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
+ Địa điểm “mom sông”: phần đất nhơ ra phía lịng sơng khơng ổn định.
⇒ Cơng việc và hồn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn
định, bà không những phải nuôi con mà phải nuôi chồng
- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc: +”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cị”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn
dụ
+ Eo sèo… buổi đị đơng: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
+ Buổi đị đơng: Sự chen lấn, xơ đẩy trong hồn cranh đơng đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hốn dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm
đồng thời thể hiện lịng xót thương da diết của ơng Tú. - Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều
⇒ Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú
2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng - Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con: + “ni”: chăm sóc hồn tồn
+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải ni cả gia đình, khơng thiếu
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
- Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang
+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn
+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của
bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lịng vì chồng vì con của bà Tú
⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến
3. Nghệ thuật thể hiện thành cơng hình tượng bà Tú - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo.
- Việt hóa thơ Đường III. Kết bài
- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú - Trình bày suy nghĩ bản thân
Đề 4. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, anh/chị viết đoạn văn phân tích hai câu kết
bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương
Đoạn văn mẫu:
Đến hai câu cuối bài thơ, tuy nhà thơ đã cố gắng vươn lên nhưng khơng thốt khỏi cái thở dài ngán ngẩm trước bi kịch :
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Nàng thở dài “ngán nỗi”. Nàng chán ngán bởi “xuân đi xuân lại lại”. Mùa xuân và vẻ đẹp của nó phai đi nhưng rồi sẽ quay trở lại theo quy luật của tạo hóa. Nhưng “xuân” của người phụ nữ, tuổi trẻ và sắc đẹp của nàng thì khơng thể nào trở lại được, mà cứ mỗi một mùa xuân trôi đi là lại thêm một lần nữa tuổi xuân của đời người ra đi, thế nên nàng “ngán”. Cụm từ “lại lại” như một sự thở dài ngao ngán trước sự trơi chảy tàn nhẫn của thời gian. Nó cứ trơi đi, khơng thèm để ý đến cái bi kịch đang cướp đi tuổi trẻ của nàng : “mảnh tình san sẻ”. Tình yêu của nàng vốn dĩ mỏng manh, bé nhỏ, chỉ là một “mảnh”, thế mà còn phải san sẻ”, chia năm sẻ bảy ra thật tội nghiệp. bởi vậy mà nó chỉ cịn là một “tí” ‘con con”. Nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần khiến người đọc thấy rõ cái bi kịch xót xa của nữ sĩ và cảm thương cho con người tài hoa mà bạc mệnh. Bi kịch ấy đeo đẳng lấy người phụ nữ khiến nàng không chỉ thốt lên ngao ngán một lần. Trong “Tự tình” (III) nàng cũng từng thở dài :
“Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”.
Đây cũng là một cách nói khác của bi kịch tình u bị chia năm sẻ bảy. Nàng có chồng – “ơm đàn” – nhưng lấy chồng mà vẫn “tấp tênh” như chẳng có, “một tháng đơi lần có cũng khơng”. Hai câu kết bài thơ với những từ ngữ giản dị, tự nhiên và nghệ thuật tăng tiến, người đọc cảm nhận được cái chán ngán khi rơi vào bi kịch của nữ sĩ. Tuy thế, dư âm của cái khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở hai câu trước vẫn khiến người đọc cảm phục bản lĩnh cứng cỏi của “bà chúa thơ Nơm”.
Đề 5. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, anh/chị viết đoạn văn phân tích hai câu kết
bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Tới hai câu kết, người đọc mới thấy bóng dáng của người đi câu cá :
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Con người hiện ra trong tư thế nhàn “tựa gối buông cần”. “Buông” cần chứ không phải là “ôm” cần, bởi từ này diễn tả con người đang thả lỏng cần câu, ngồi câu mà không chú ý đến việc câu. Đó chính là hình ảnh của nhà thơ trong những ngày từ quan lui về ở ẩn. Chốn quan trường khiến ơng “chướng tai gai mắt”, ơng tìm về q nhà với thú vui điền viên. Ông đi câu chẳng qua là để tìm một chốn thanh tĩnh mong thốt khỏi những ý nghĩ về thời cuộc. Thế nhưng, có lẽ, Nguyễn Khuyến khơng thể làm được. Đi câu mà chẳng hề chú ý đến việc câu, tâm trí ơng phải chăng cứ miên man trong những suy nghĩ không nguôi về non sơng, đất nước, bởi thế mà hình như ơng giật mình khi nghe tiếng cá “đâu” đó đớp động dưới chân bèo. Tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo đã rất khẽ, rất nhẹ, lại cịn là tiếng ở đâu đó vọng lại, thế mà vẫn đủ sức làm ơng giật mình. Phải thật sự tập trung suy nghĩ thì mới như thế. Ở đây, hình ảnh người đi câu cá mang đậm dáng dấp của những “ngư, tiều, canh, mục” đời xưa, họ đều là những con người muốn lánh đục tìm trong, chờ thời đợi thế, những nhà nho yêu nước mà bất lực trước thời cuộc.
Đề 6. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, anh/chị viết đoạn văn phân tích hai câu luận
trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
Đoạn văn mẫu:
Hai câu luận vẫn là hình ảnh bà Tú :
“Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công”.
Hai câu thơ mà có đến hai thành ngữ để nói về bà Tú. “Một duyên hai nợ” là thành ngữ cho thấy nỗi vất vả của bà: chỉ có một cái “duyên” may mắn với ông Tú mà bà lại chịu đến “hai nợ”, hai gánh nặng là chồng và con. Nhưng bà không hề kêu ca, phàn nàn, không than trời kêu đất mà vui vẻ chấp nhận như đó là số phận của mình, “âu đành phận”. Nỗi vất vả và đức hi sinh của bà Tú khơng chỉ có thế. Dù phải “năm nắng mười mưa”, đi trưa về tối thì bà vẫn “dám quản cơng”, bà khơng kể cơng lao, khơng quản ngại gian khó. Bà chịu đựng hi sinh tất cả để lo cho gia đình, bà khơng nghĩ gì cho riêng bản thân mình. Hai câu luận này, bằng phép đối và vận dụng sáng tạo thành ngữ, nhà thơ đã hoàn thành nốt bức chân dung về phẩm cách cao quý