Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) NHỮNG vấn đề lý LUẬN CHUNG về vốn lưu ĐỘNG và QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG của DOANH NGHIỆP (Trang 32 - 33)

1.1 .Vốn lưu động và nguồn hành thành vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp như: quy mô kinh doanh, đặc điểm, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường, trình độ tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, trình độ kĩ thuật, cơng nghệ sản xuất, các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Căn cứ theo tác nhân gây ảnh hưởng có thể phân loại như sau:

1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố tác động đến toàn bộ nền kinh tế nên các DN khơng thể khắc phục một cách hồn tồn mà phải thích ứng và phịng ngừa một cách hợp lý. Bao gồm các nhân tố sau:

- Trạng thái của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế trong giai đoạn tăng

tưởng ổn định các doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch, phương án sử dụng VLĐ trong dài hạn. Các nhân tố trong q trình sản xuất ít bị biến động lớn, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng. Lạm phát cao có thể khiến cho doanh nghiệp bị mất vốn, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, VLĐ cũng luân chuyển chậm hơn và bị ứ đọng lại.

- Rủi ro trong kinh doanh: do những rủi ro bất thường trong quá trình

kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

- Tiến bộ của khoa học công nghệ: Do tác động của cuộc cách mạng

khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư... vì vậy, nếu doanh nghiệp khơng bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hố bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

- Chính sách vĩ mơ của Nhà nước: Khi nhà nước có những thay đổi về

chính sách pháp luận, thuế, đầu tư…sẽ làm môi trường và điều kiện kinh doanh của DN thay đổi từ đó tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

- Công tác xác định nhu cầu VLĐ: Đây là một yếu tố rất quan trọng do

vì nếu khơng xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến q trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng

rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị trường thì q trình tiêu thụ diễn ra nhanh chóng tăng vịng quay VLĐ và ngược lại

- Do trình độ quản lý: Do đặc điểm tuần hồn của VLĐ trong cùng

một lúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy nếu trình độ quản lý của DN yếu kém, lỏng lẻo thì dễ xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí VLĐ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) NHỮNG vấn đề lý LUẬN CHUNG về vốn lưu ĐỘNG và QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG của DOANH NGHIỆP (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)