.Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại miền núi thanh hóa (Trang 83)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong năm 2015, công ty CP Thương mại Miền núi Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản trị VLĐ :

- Thứ nhất, công ty đã xây dựng được một kết cấu vốn kinh doanh tương đối phù hợp với đặc điểm ngành thương mại và đặc thù ngành kinh doanh của công ty thể hiện bởi tỷ trọng VCĐ và VLĐ trong tổng số vốn kinh doanh (VLĐ chiếm trung bình 70%, VCĐ chiếm 30%). Chính sách đầu tư vào TSLĐ khá ổn định trong thời gian qua ngay cả khi quy mô vốn mở rộng đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của cơng ty diễn ra liên tục, vốn được quay vịng.

- Thứ hai, trong công tác xác định nhu cầu VLĐ tuy còn những hạn chế nhưng cũng đã được chú trọng và quan tâm đúng mức. Nhu cầu VLĐ kế hoạch chính là một trong những cơ sở quan trọng để từ đó Cơng ty chủ động lên kế hoạch để huy động vốn tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm, hoặc điều chỉnh rút bớt vốn khi

thừa vốn, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng lãng phí vốn.

- Thứ ba, về tổ chức phân bổ VLĐ, việc thực hiện chính sách tồn kho, chính sách bán chịu hàng hóa trong năm 2015 giúp cơng ty tiếp tục duy trì được một kết cấu vốn lưu động mà trong đó vốn tồn kho là 42% ,50% là các khoản phải thu, 5% là tiền và các khoản tương đương…Kết cấu này phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơng ty và có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị từng khoản mục vốn trong tổng VLĐ.

- Thứ tư,,cụ thể về quản trị vốn tồn kho,lượng vốn tồn kho về kết cấu đều có thể coi là hợp lý với tình hình thực tế, giúp cơng ty trơi chảy cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Mặc dù thị trường cịn gặp nhiều khó khăn, kết quả chưa được như mong đợi nhưng trong năm, cơng ty đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhất là những mặt hàng chủ đạo để tránh ứ đọng vốn như tổ chức sắp xếp lại đội ngũ nhân sự phòng kinh doanh, xây dựng thêm chi nhánh bán hàng, trưng bày sản phẩm tại một số địa bàn các huyện miền núi.

- Thứ năm, về công tác quản lý nợ phải thu: Tuy trong năm vừa qua, công ty đã tăng cường tiêu thụ sản phẩm, nhưng với nỗ lực và kế hoạch thu hồi nợ hợp lý hơn nên trong năm qua cơng ty khơng có khoản phải thu ngắn hạn khó địi hay q hạn nào.

Thứ sáu, chấp hành đúng chế độ chính sách Nhà nước và xã hội, thực hiện đầy

đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, đảm bảo cho cuộc sống cán bộ công nhân ổn định và dần dần nâng cao.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Trong thời gian qua, cơng ty đã có những nỗ lực trong cơng tác quản trị vốn lưu động. Tuy nhiên kết quả này chưa phản ánh hết tiềm lực của công ty. Sở dĩ như vậy là do trong công quản trị vốn lưu động của cơng ty vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế sau:

- Thứ nhất, về quản trị VBT Lượng tiền và tương đương tiền dự trữ khá lớn, tuy đảm bảo được khả năng thanh tốn lãi vay nhưng khơng đảm bảo được khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời. Điều này gây ra rủi ro khá lớn về mặt tài chính khi cùng một lúc có nhiều khoản phải trả đến hạn, làm giảm uy tín của cơng ty trên thị trường, gây ra khó khăn khơng nhỏ trong cơng tác sản xuất kinh doanh. Không những vậy, khi lượng tiền dự trữ khá lớn có thể gây ra tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn khi khơng được sử dụng hợp lý

- Thứ hai, trong công tác quản trị các khoản phải thu: Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Một lượng vốn lớn của doanh nghiệp bị chiếm dụng, bị ứ đọng ở bộ phận này (cuối năm 2015, các khoản phải thu chiếm 49.77% tổng vốn lưu động). Cùng với đó, các khoản phải thu năm 2015 giảm so với năm 2014 với tỷ lệ 0.89% . Do công tác thu hồi nợ của cơng ty có sự cải thiện nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Cơng ty chưa đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp, chưa đưa ra chiết khấu thanh tốn hợp lý nhằm khuyến khích khách hàng thanh tốn các khoản nợ cho mình cũng như các chính sách để thu hồi các khoản nợ nội bộ

- Thứ ba, công tác quản trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hàng tồn kho của công ty lại tăng (năm 2014 tăng 1.3% so với năm 2012), cùng với đó là các khoản mục từ hàng đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều tăng với tỷ lệ tăng rất lớn, trong đó nguyên vật liệu tăng với tỷ lệ lớn nhất, riêng chỉ có khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm giảm. Tuy việc tăng các khoản mục hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu kinh doanh mở rộng thị trường nhưng vốn lưu động bị ứ đọng nhiều hay ít, ngắn hay dài đều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Hơn nữa, vì giá cả hàng hóa của cơng ty biến động do ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu nên việc dự trữ nhiều hàng hóa

trong kho chứa đựng nhiều rủi ro, hơn nữa việc dự trữ nhiều với thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng sản phẩm. Công tác quản lý hàng tồn kho chưa được tiến hành nhằm tính tốn, dự trữ hàng tồn kho hợp lý nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cơng ty khơng có khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho trong khi hàng tồn kho của công ty lớn như vậy là một sự mạo hiểm cho công ty trong thời buổi giá cả biến động như hiện nay.

- Thứ tư, Trong cơ cấu vốn của cơng ty thì phần vốn nợ của cơng ty chiếm khá lớn (77.09 % trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng đến 95.77% trong tổng nợ ngắn hạn). Nguyên nhân là do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên VLĐ chiếm tỷ trọng lớn. Hơn nữa, DN bị chiếm dụng một lượng vốn lớn nên khơng có đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên phải tiến hành đi vay. Việc sử dụng khoản vay lớn sẽ làm tăng áp lực trả nợ cho DN khi đến hạn. Đây là một chính sách tài trợ khá mạo hiểm, gây ra rủi ro tài chính cho công ty nên công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn cho hợp lý hơn.

- Thứ năm, công ty chưa có bộ phận cán bộ chun mơn về quản lý tài chính mà vẫn gộp chung phịng kế tốn – tài chính mà chủ yếu chỉ thực hiện các nghiệp vụ kế tốn, các cán bộ tài chính chưa linh hoạt và năng động học hỏi. Do vậy, cơng tác lập kế hoạch tài chính, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ trong kỳ… chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm, gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc hoạch định chính sách, xác định nhu cầu, đề ra và thực hiện kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

- Thứ sáu, việc sử dụng chính sách tín dụng thương mại thắt chặt với khách hàng ( đặc biệt thắt chặt về thời hạn bán chịu) vẫn duy trì đã ít nhiều gây khó khăn trong việc thiết lập quan hệ mua bán với đối tác mới khi công ty đang mở rộng mạng lưới bán hàng, mất đi cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận, là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu suất sử dụng VLĐ nói chung

- Thứ bảy, về nguồn tài trợ VLĐ và mơ hình tài trợ VLĐ, cơng ty chưa đảm bảo nguyên tắc an toàn khi NWC<0, đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang sử dụng vốn sai, làm cho hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn 1.

Có thể nói một quyết định tài chính đều có ảnh hưởng tới các quyết định khác, một quyết định luôn luôn tồn tại hai mặt thuận lợi và bất lợi. Đó cũng là ngun nhân dẫn đến cơng tác quản trị VLĐ của cơng ty bên cạnh những mặt tích cực cịn nhiều hạn chế. Cơng ty cần có các giải pháp cụ thể để có thể giải quyết hài hịa mối quan hệ trên, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, góp phần giúp cơng ty ổn định và phát triển.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI THANH

HÓA

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội

–Có thể thấy năm 2015 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế thế giới.Trong khi nền kinh tế lớn nhất tồn cầu có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ rệt, bức tranh tại phần còn lại của thế giới lại không được sáng sủa như thế.Nền kinh tế lớn hai thế giới - Trung Quốc vẫn cịn nhiều quan ngại, Nhật Bản khơng đạt hiệu quả, trong khi kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát thấp do đầu tư suy yếu và xuất khẩu sang các thị trường mới nổi giảm.Trong đó Nga là nền kinh tế châu Âu có sự thụt lùi rõ rệt nhất với tốc độ tăng trưởng âm 3% trong năm nay, và đạt 1% trong năm 2016 do tác động cộng hưởng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm đã đẩy Nga đến bờ vực suy thoái.Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự đạt 3.1% năm năm 2015, 3,6% trong năm 2016 và 3,2% trong năm 2017 ( theo dự báo của WB).Ẩn đằng sau sự phục hồi kinh tế mong manh này là các rủi ro tiềm ẩn như:tàn dư cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu, lãi suất biến động không thể dự báo được của một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng từ biến động chính trị ở một số quốc gia trên thế giới...

–Với Việt Nam, kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát được kiểm sốt, đà tăng trưởng được phục hồi trong hầu hết các ngành, lĩnh vực là những điểm sáng của bức tranh kinh tế năm 2015.Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 tăng 6.68% so với năm 2014.

–Như vậy, tăng trưởng GDP năm nay đã vượt mục tiêu 6,2% đề ra từ đầu năm và đạt cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%). Trong mức tăng trưởng 6,68% năm 2015, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41% - đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64% - đóng góp 3,2

điểm phần trăm, và khu vực dịch vụ tăng 6,33% - đóng góp 2,43 điểm phần trăm. Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6.7% trong năm 2016 là hợp lý. Trong năm 2016, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2016. Việc thực thi các hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 tăng mạnh hơn so với năm 2015.

Năm 2016 được coi là một năm đầy cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ làm cho nước ta chịu nhiều tác động lớn hơn từ bên ngồi. Do vậy, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các cơng ty cần có biện pháp thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để có được vị trí vững mạnh trên thị trường.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới.

Là một thực thể trong nền kinh tế, thường xuyên vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty không thể không chịu tác động trước những biến động của kinh tế trong nước, khu vực và kinh tế toàn cầu. Để chuẩn bị cho năm 2016 mặc dù được dự báo vẫn cịn nhiều khó khăn, trong thời gian tới công ty cổ phần Thương mịa Miền núi Thanh Hóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển, giữ vững thương hiệu, khẳng định vị thế trên thị trường mới.Và để đạt được điều này, ban lãnh đạo cơng ty đã có những mục tiêu hoạt động cụ thể đó là phấn đấu tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng cường tự chủ tài chính, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới để mở rộng ngành kinh doanh.

Dưới đây là một số định hướng phát triển của công ty cổ phần Thương mịa Miền núi Thanh Hóa trong những năm tới:

Xây dựng quan hệ với các đối tác tiềm năng,tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển quan hệ với nhà cung cấp cũng như khách hàng hiện hữu, khơng ngừng tìm kiếm nhập khẩu những sản phẩm thế hệ mới vừa phù hợp với đà phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thuộc lĩnh vực công ty kinh doanh, vừa phù hợp với thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, mở rộng thị trường trên các lĩnh vực mà cơng ty có lợi thế như xăng dầu, phân bón, gạo…. hướng tới là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho một số sản phẩm.

Từ các chiến lược kinh doanh mới để tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận để tăng cường khả năng tích lũy vốn bên trong, có thể có sự điều chỉnh chính sách phân phối lợi nhuận trong trường hợp cần thiết để hướng tới cơ cấu lại nguồn vốn một cách hợp lí hơn, nâng cao khả năng tự chủ tài chính. Từ đó lại có tác động ngược trở lại tới lợi nhuận theo hướng tích cực khi áp lực về chi phí lãi vay được cắt giảm nhờ sự cơ cấu lại nguồn vốn.

Tổ chức đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng, xây dựng và bảo tồn đội ngũ cán bộ, cơng nhân có trình độ và bản lĩnh để đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao phục vụ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty.

Về kinh doanh phân phối: Trở thành nhà phân phối sản phẩm hàng đầu Việt Nam, mở rộng thêm các đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước, phấn đấu giữ vững uy tín trên thị trường trong điều kiện kinh tế cịn có nhiều khó khăn

Khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, củng cố vị thế cạnh tranh phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.

- Phấn đấu doanh thu đạt 1.963.189 triệu đồng tăng 43% so với năm 2015 - Lợi nhuận sau thuế đạt 1.938 triệu đồng tăng 500% so với năm 2015

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty cổ phần Thương mại Miền núi Thanh Hóa

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nên kinh tế thị trường ln cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động. Mặc dù cơng ty đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Xuất phát từ thực tế công ty trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại miền núi thanh hóa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)