NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn vạn hà, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 47)

XUYÊN THỊ TRẤN VẠN HÀ

2.3.1 Những mặt đạt được

Thứ nhất: Cơng tác hạch tốn, kế tốn ngân sách thị trấn đang dần được hoàn thiện nâng cao.. Hàng năm, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Thiệu Hóa

thường xun tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán cho các kế tốn thị trấn, góp phần làm cho kế tốn thị trấn thực sự trở thành cơng cụ quan trọng, phục vụ công tác quản lý NS. Trên cơ sở này, kế toán thị trấn đã biết cách lập dự toán, báo cáo quyết toán theo đúng yêu cầu quản lý NSNN hiện hành.

Thứ hai: Công tác điều hành chi ngân sách đang ngày càng được thực hiện tốt.

Chính quyền thị trấn đã chủ động quản lý, điều hành các khoản chi, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên trong tổng kinh phí được giao, để đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong thị trấn.

Tuy các khoản chi thường xuyên có xu hướng gia tăng về số tuyệt đối do một số điều kiện khách quan như chính sách tăng lương, tăng phụ cấp đãi ngộ cho cán bộ công chức thị trấn, lạm phát, giá cả tăng cao...nhưng tỷ trọng trong tổng chi NS thị trấn đã giảm. Điều đó cho thấy thị trấn đã bắt đầu thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí, nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm hiệu quả được quán triệt nhiều hơn. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chi theo định mức đã được làm tốt. Vì thế thị trấn vừa đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động quản lý nhà nước, sự nghiệp kinh tế, cơng tác xã hội và vừa có phần tiết kiệm chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế như: xây dựng cầu cống kênh mương, đường giao thông.

Thứ ba: Thị trấn đã áp dụng phần mềm tin học trong công tác quản lý NS

cơng tác hạch toán, kế toán NS thị trấn đã cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng và kịp thời cho cơ quan quản lý cấp trên, giúp cho việc quản lý và điều hành NS thị trấn có hiệu quả.

2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế

Xây dựng dự toán chi NSX chưa thực sự bám sát vào yêu cầu thực tế của

thị trấn xây dựng các khoản chi phần nhiều mang tính hình thức, chưa sát với thực tế, chủ yếu vẫn dựa vào các văn bản cấp trên, cơng tác tính tốn dựa vào số năm trước, chưa khoa học.

Các khoản chi chưa thực sự được tiết kiệm, có hiệu quả. Vẫn cịn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên: Thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm cịn chưa hợp lý, lãng phí);

Ở một số năm chi NSX thường lớn hơn dự tốn rất nhiều, điều đó cho thấy cơng tác quản lý, giám sát chi NSX chưa thực sự tốt.

Cơ cấu chi giữa các mục chi thường xuyên NSX chưa hợp lý, một số khoản chi có thể tiết kiệm và ít biến động như chi cho quốc phòng, chi cho sự nghiệp phát thanh, chi sự nghiệp xã hội cần giảm số dự toán xây dựng và tăng số dự toán của một số khoản chi thường xun có thực chi lớn hơn dự tốn như chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế.

Công khai – minh bạch trong chi NSX chưa thực sự rõ ràng, việc cơng khai quyết tốn NSX mới chỉ được dán trên bảng tin của xã và với ngơn ngữ tài chính, gây khó hiểu cho người dân địa phương – những người khơng có trình độ về tài chính, kế tốn. Ngồi ra thời gian dán trên bảng tin không tuân thủ quy định về công khai minh bạch là 90 ngày kể từ ngày dán thông báo

theo thông tư số 21/2005/TT-BTC. Đồng thời không dùng các biện pháp công khai khác như thông báo trên phương tiện đại chúng (loa phát thanh xã) là những phương tiện dễ được tiếp nhận nhất.Vì vậy, minh bạch nhưng thực ra là không minh bạch.

2.3.3 Nguyên nhân

- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chi NS thị trấn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ban hành chưa kịp thời, nhiều khi cịn mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong cơng tác quản lý chi NS thị trấn còn nhiều hạn chế: Từ sự nhận thức chưa đúng về chức năng quản lý nghiệp vụ của cơ quan tài chính, với việc kiểm sốt chi của KBNN, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và kiểm soát NS thị trấn.

- Sự chưa sát sao đến cơ sở của phịng Tài chính – Kế hoạch huyện trong việc hướng dẫn các văn bản hiện hành, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tài chính xã, chủ tài khoản thị trấn. Chưa có cán bộ chun mơn hóa theo dõi sát sao thị trấn để nâng cao trách nhiệm và sâu sát hơn đến các vấn đề vướng mắc cần giải đáp và khắc phục trong quá trình thực hiện một chu trình NS ở xã.

- Chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn Luật NSNN và quy

định tại các Thơng tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn Luật NSNN. Số liệu quyết toán thường điều chỉnh theo ý muốn chủ quan, nhằm làm đẹp số liệu trước khi trình duyêt.

- Chính quyền địa phương chưa ý thức được vai trị, nhiệm vụ của mình trong quản lý chi ngân sách thị trấn theo phân cấp chính quyền.

- Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tài chính kế tốn thị trấn cịn nhiều hạn chế, dẫn đến việc lập dự tốn ở thị trấn cịn

chưa sát với thực tế, chưa cân chỉnh các năm cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương mà chỉ mang tính ước lệ dựa vào những con số đã có năm trước. Q trình hoạch tốn nhiều khi sai dẫn đến việc duyệt quyết tốn chậm.

- Cơng tác quản lý NS thị trấn của chủ tài khoản – chủ tịch UBNDthị trấn kém hiệu quả do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về tài chính, kế tốn, chỉ duyệt theo đề nghị của kế tốn vì vậy chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo quy định của Luật NSNN.

- Công tác tự thanh kiểm tra nội bộ của các đơn vị sử dụng trực tiếp ngân sách chưa tốt, kiến thức về tài chính kế tốn của các ban sử dụng ngân sách chưa có là rào cản gây ra việc cơng tác kiểm soát chi nội bộ yếu kém, chi không hiệu quả.

Từ đặc điểm kinh tế - xã hội xã, từ những phân tích về q trình chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách thị trấn Vạn Hà, đồng thời phân tích rõ cơng tác này chương 2 đã vẽ nên một bức tranh tồn cảnh về cơng tác tài chính thị trấn Vạn Hà trên mặt chi ngân sách. Trên những mặt mạnh cần phát huy, tác giả cũng chỉ ra những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu cần khắc phục, từ đó có định hướng đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế địa phương.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THỊ TRẤN VẠN HÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị trấn vạn hà, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)