Kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu bù tái chế hạt mài supreme garnet trong gia công tia nước có hạt mài (Trang 39 - 40)

Chương này đã khảo sát thực trạng của các nghiên cứu về sự vỡ của hạt mài và thực trạng của các nghiên cứu về tái chế và bù tái chế trong gia công tia nước có hạt mài. Từ đó có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Có nhiều loại hạt mài được sử dụng trong gia công AWJ. Các loại hạt mài thường dùng trong gia công tia nước là có nhiều độ hạt khác nhau nhưng dung phổ biến nhất là cỡ hạt #80.

- Sự vỡ của hạt mài trong quá trình gia công phụ thuộc vào bản chất từng loại hạt và phụ thuộc vào các thông số của quá trình gia công như: đường kính vòi phun, chiều dài vòi phun, áp suất nước, hình dáng buồng trộn…vv.

- Hạt mài trong gia công AWJ có thể tái sử dụng nhiều lần. Hạt mài tái sử dụng có khả năng cắt tốt thậm chí có thể cắt tốt hơn hạt mới [3].

- Có 2 phương pháp tái sử dụng hạt mài là tái chế và bù tái chế.

- Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về bù tái chế cho các loại hạt mài. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về bù tái chế hạt mài Supreme garnet – hạt mài có xuất sứ Ấn Độ - là hạt mài được dung phổ biến ở nước ta.

Vì vậy, nghiên cứu này đã chọn bù tái chế hạt mài Supreme garnet làm định hướng nghiên cứu.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành CN CTM

Học viên:Lê Xuân Hưng Trường ĐH KTCN – ĐHTN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

CHƢƠNG 3. BÙ TÁI CHẾ HẠT MÀI SUPREME GARNET

Những nghiên cứu về tái chế, bù tái chế hạt mài đã được thực hiện với các hạt mài khác nhau. Phương pháp sử dụng lại hạt mài sau gia công đã được chứng minh là có hiệu quả để giảm giá thành gia công mà vẫn duy trì được hiệu quả cắt của hạt mài (thậm chí còn cắt tốt hơn hạt mới). Đồng thời sử dụng lại hạt mài còn giảm thiểu hạt mài thải ra môi trường.

Trên thực tế tái sử dụng hạt mài có 2 cách:

Cách thứ nhất, ta sẽ thu hồi hạt mài trong bể chứa nước của máy sau đó tái chế và sử dụng không kèm việc bổ sung thêm hạt mài mới gọi là tái chế hạt mài. Tuy nhiên ta chỉ thu hồi được một lượng hạt mài còn có khả năng cắt, số còn lại sẽ vỡ ra quá nhỏ không có khả năng cắt hoặc rất khó tái chế.

Cách thứ hai, ta sẽ bổ sung thêm một lượng hạt mài mới vào lượng hạt mài tái chế nhằm duy trì lượng hạt mài trong quá trình cắt gọi là bù tái chế hạt mài.

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về khả năng tái chế của hạt mài Supreme Garnet #80, phương pháp thu hồi hạt mài, phương pháp tái chế hạt mài, xác định khả năng cắt của hạt mài bù tái chế, kích thước hạt tối ưu cho bù tái chế và chất lượng cắt của hạt mài bù tái chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu bù tái chế hạt mài supreme garnet trong gia công tia nước có hạt mài (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)