Các yêu cầu đặt cho hệ thống lập lịch:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin ứng dụng mô hình job shop linh động để hỗ trợ lập lịch sản xuất cho một công ty (Trang 53)

c. Sản xuất theo dự án: (Open shop)

3.1.4. Các yêu cầu đặt cho hệ thống lập lịch:

Với mô hình sản xuất như trên thì yêu cầu cho hệ thống lập lịch sản xuất ở

− Cho phép truy cập và chỉnh sửa thông tin vềđơn đặt hàng của khách hàng chẳng hạn như : xem thông tin vềđơn đặt hàng, chỉnh sửa thời gian giao hàng, chỉnh sửa số lượng sản phẩm đặt hàng. Số lượng sản phẩm đặt hàng là một tham số quan trọng vì nó là yếu tố chính để xem xét trong việc sắp xếp và thiết lập lập lịch làm việc. Đồng thời nó cũng xác định thời gian tổng tiến độ xử lý và trình tự công việc phải xử lý trên hệ thống máy một cách tối ưu nhất.

− Lịch nghỉ: lịch nghỉ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc sắp xếp thời gian như thay đổi thời gian làm việc, các ngày lễ và cả thời gian vận hành máy.

− Ngày đặt hàng và ngày giao hàng: ngày đặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp

đến thời gian cần thiết để một sản phẩm hoàn thành. Thời gian này quan trọng đểước lượng thời gian đểđặt mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Lập kế hoạch công việc được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm có thểđược giao hàng trong ngày đến hạn.

− Thay đổi thời gian thiết lập trên máy: bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để chuẩn bị một máy hay trạm làm việc để tiếp tục chu kỳ sản xuất. Các thiết lập có thể liên quan đến các loại công việc, các loại máy hoặc cả

hai. Nếu thiết lập chỉ phụ thuộc vào công việc là quá trình thì gọi nó chuỗi độc lập. Tuy nhiên, nếu thiết lập phụ thuộc vào công việc hiện tại

để xử lý công việc trước thì xem xét nó phụ thuộc vào thiết lập trình tự. Máy khác nhau cần có thời gian cài đặt khác nhau trước khi chạy ở một chế độ bình thường. Vì vậy, thời gian thiết lập của máy ngắn hơn sẽ làm cho thời gian xử lý trở nên nhanh hơn và kết thúc quá trình theo dự kiến. Tiêu chí này là quan trọng trong việc tính toán tổng sản lượng của nhà máy.

− Thời gian chờ của máy trạm: được coi là thời gian cần thiết để di chuyển phần thành phẩm sang công đoạn kế tiếp và thời gian cài đặt máy trạm tiếp theo trong quá trình và đó là quá trình hoàn thành ở các máy trạm

trước. Thời gian chờđợi cũng có thể làm chậm trễ thời gian trước khi tiếp tục ở máy trạm làm việc tiếp theo . Về cơ bản thời gian chờ đợi ở các máy trạm như trong hình 3.2.

Hình 3.2. Thể hiện thời gian chờ khác nhau ở một máy trạm

− Điều khiển được tiến độ thực hiện đơn đặt hàng.

− Có thểđiều chỉnh lịch biểu theo tình hình sản xuất thực tế.

− Dựa trên kế hoạch sản xuất để đưa ra lịch trình cụ thể như trong khoảng thời gian nào thì sản phẩm đang ở công đoạn nào, với số lượng bao nhiêu dưới dạng sơđồ Gantt với các mục tiêu tối ưu như cho biết sản phẩm có thời gian trễ so với ngày tới hạn hay thời gian hoàn thành công việc với thời gian là nhỏ nhất.

− Đưa ra báo cáo về tình hình sản xuất thực tế.

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu trên thì hệ thống còn phải thỏa mãn hai ràng buộc.

i. Ràng buộc cứng: là loại ràng buộc phải được thỏa mãn, bao gồm:

− Tất cả các đơn hàng đều được lập kế hoạch và phải lên lịch sản xuất,

đồng thời phải đáp ứng yêu cầu về số lượng.

− Ràng buộc về máy, công cụ sản xuất: mỗi máy sản xuất chỉ dành để sản xuất một số loại sản phẩm tương ứng với công suất quy định.

− Ràng buộc về công đoạn sản xuất: tất cả các sản phẩm đều phải thực hiện các công đoạn trong sản xuất là chuẩn bị→ pha chế→ dập viên → bao phim → ép vĩ hay vô chai →đóng gói.

30ph 80ph 80ph 65ph

Chuẩn bị

Pha chế Dập viên

Bao phim Ép vĩ hay vô chai

Đóng gói

− Ràng buộc về thời gian lao động: thời gian làm việc được chia làm hai ca, ca sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, ca chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Ngoài ra còn có ràng buộc về ngày nghỉ của công nhân, và ngày nghỉ lễ hàng năm. ii. Ràng buộc mềm: là loại ràng buộc có thể nới lỏng khi không thỏa mãn,

bao gồm:

− Ràng buộc về thời gian giao hàng: thỏa mãn thời hạn giao hàng luôn là mục tiêu đặt ra nhưng có những biến động làm cho không thỏa mãn thời gian thì buộc phải dời lại thời gian giao hàng và phải tăng ca để thúc đẩy tiến độ giao hàng.

− Ràng buộc thời gian chờ giữa các công đoạn: thời gian chờ vệ sinh máy giữa các công đoạn hay thời gian luân chuyển thành phẩn từ công đoàn này sang công đoạn khác phải càng ngắn càng tốt vì nếu không sẽ gây

ảnh hưởng tới toàn bộ chu trình làm việc.

Từ những yêu cầu và những ràng buộc ở trên thì sơ đồ 3.3 là mô hình biểu hiện lập kế hoạch sản xuất:

Hình 3.3. Mô hình biểu hiện lập kế hoạch sản xuất

Sai Đúng YÊU CẦU SẢN XUẤT LẬP KẾ HOẠCH CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT ĐẠT CHUẨN LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT

3.2. Mô hình dữ liệu :

Ở chương trước đã giới thiệu về mô hình dữ liệu của Stoop và Wiers (1996) [26] đề cập đến dòng chảy của quy trình sản xuất. Dựa trên nền tảng đó thì mô hình dữ liệu của công ty được mô hình hóa như sau:

Hình 3.4. Mô hình biểu hiện dữ liệu sản xuất

Những mô hình lập lịch kinh điển không thể bao quát đầu đủ các yếu tố để

giải quyết các vấn đề lập lịch sản xuất thực tế. Do đó mô hình bài toán ở từng môi trường sản xuất cụ thể sẽ khác nhau nhưng vẫn dựa trên mô hình kinh điển để mở

rộng hoặc phát triển. Với mô hình sản xuất cụ thểở công ty sản xuất dược phẩm BV Pharma, tôi xin được đề nghị một mô hình bài toán lập lịch linh động từ mô hình bài toán lập lịch Job-shop.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin ứng dụng mô hình job shop linh động để hỗ trợ lập lịch sản xuất cho một công ty (Trang 53)