II. Tác động của các chính sách vĩ mô đến sự phát triển của các DNVVN
c. Chính sách thuế.
Sự đổi mới trong chính sách thuế của Chính phủ đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng thể hiện rõ nhất ở việc thay thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng (VAT) kể từ ngày 1/1/1999. Theo đó, 1/3 số lượng hàng hoá dịch vụ chịu mức thuế suất 5%, 62% chịu mức thuế suất 10%, 5% chịu mức thuế suất 20%, tính bình quân trung bình thì mức thuế trung bình như vậy là khá hợp lý. Tại 2 kỳ họp của Quốc hội( kỳ họp 10-1998 và kỳ họp 4-1999), đã ra đời những nghị quyết xử lí kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho các DNVVN là giảm 50% mức thuế suất cho ngành du lịch, khách sạn, ăn uống và 7 nhóm hàng hoá cơ bản khác và một số mặt hàng cơ khí phục vụ nông nghiệp.
Việc áp dụng thuế VAT là cần thiết nhưng thời điểm bắt đầu áp dụng lại là lúc nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoẳng tài chính khu vực 1997-1998, các doanh nghiệp nói chung lúc đó đang gặp khó khăn. Như vậy chưa hợp lý lắm và chưa tận dụng hiệu qủa triệt để của thuế VAT. Hơn nữa, sự chuẩn bị cho quy trình áp dụng thuế VAT chưa kỹ lưỡng ở cả 3 cấp độ là cơ quan ban hành, cơ quan hành thu và đối tượng chịu thuế. Mặc dù
đã ban hành hơn 200 văn bản giải trình hướng dẫn nhưng cơ quan hành thu vẫn thực hiện khá vất vả, khó khăn vẫn chưa được giải quyết tận gốc. Đối tượng nộp thuế chủ yếu là các DNVVN, trình độ quản lí của hệ thống thuế và cả người tiêu dùng cũng thấp, nhưng thuế lại đưa ra yêu cầu quá cao, quản lí thu đối với toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh, đa mục tiêu như thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu, ưu tiên cho một số ngành và một số ưu tiên cho tiêu dùng mang tính xã hội... Sự phức tạp này khiến VAT chưa thực sự phù hợp với các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng.
Hơn nữa, trong một số trường hợp thì thuế VAT còn cao hơn thuế doanh thu đối với các DNVVN do việc khấu trừ VAT đầu vào chưa đầy đủ. Vì vậy có khá nhiều DNVVN phải thu hẹp hoạt động sủa xuất kinh doanh do thiếu vốn vì phải nộp thuế VAT trước nhưng khâu hoàn thuế lại tiến hành quá chậm. DNVVN bị thiệt hại đáng kể do số vốn bị chiếm dụng này trong khi họ vẫn phải nộp lãi suất ngân hàng ( vốn vay ngân hàng chiếm tới 70%-80% tổng vốn của các DNVVN). Cụ thể như trường hợp quy định hàng nhập khẩu phải chịu thuế VAT ngay khi mới nhập về đã khiến cho giá thành sản xuất bị đội lên ở những mặt hàng có nguyên liệu nhập khẩu.
Những nỗ lực về hỗ trợ thuế cho DNVVN còn phải nói đến các ưu đãi về thuế được quy định tại Nghị định số 51/1999/ND-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước( đã sửa đổi). Tại đó, các mức thuế ưu đãi được thể hiện ở các danh mục A, B, C về dự án đầu tư. Tại đó cũng chi tiết những quy định về thời hạn miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Điển hình là các trường hợp miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư mở rộng, đầu
tư chiều sâu, đối với các dự án BOT, BTO, đối với sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Ngoài ra còn có quy định miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm thuế sử dụng đất.