I. Quá trình hình thành và phát triển các DNVVN tại Việt nam
3. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.
Với đặc trưng là một nền kinh tế nông nghiệp đi lên thì hiển nhiên là trong chiến lược phát triển DNVVN để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vai trò của các DNVVN ở khu vực nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng. Bộ mặt của các DNVVN đã thay đổi phần nào qua dự án VIE/816 do UNDP tài trợ trong vòng 4 năm từ 11/1997 đến 2001.Hiện nay, các ngành nghề nông thôn thu hút hơn 5 triệu lao động nông nhàn và 11 triệu lao động phi nông nghiệp. Năm 2000, đã tạo ra hơn 4000 tỷ đồng giá trị sản lượng, 90% tiêu thụ nội địa và 10% xuất khẩu.
Các DNVVN ở khu vực nông thôn với đại diện phổ biến là các doanh nghiệp hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân
Về vốn: Vốn bình quân rất thấp cả về tương đối và tuyệt đối
so với các DNVVN nói chung.Theo báo cáo của Viện bảo hộ lao động và các vấn đề xã hội - NXB Khoa học và Kỹ thuật , Hà nội , 1998 thì :Với doanh nghiệp hộ gia đình vốn bình quân là 921 USD, với doanh nghiệp tư nhân thì là 2.153 USD, vốn thấp không chỉ hiểu là như cầu về vốn ở các DNVVN khu vực nông thôn thấp mà còn hiểu ở sự thiếu hỗ trợ tín dụng.
Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Thị trường chủ yếu được
phân làm hai loại là thị trường địa phương và thị trường ở các thành phố lớn.
Một điểm sáng trong quá trình phát triển các DNVVN ở nông thôn, nhằm bắt tay vào tìm tiếng nói chung cho các DNVVN khu vực này, ngày 16/8/2002 tại Hà nội, Đại hội thành lập “ Hiệp
hội các DNVVN khu vực nông thôn Việt nam” do VCCI tổ chức đã
“Hiệp hội các DNVVN khu vực nông thôn” ra đời nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, phát triển ngành nghề nông thôn, hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, thông tin kinh tế, thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại trong nước và quốc tế, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Hiệp hội cũng đã thông qua nhiệm kỳ 2002-2007, tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến như thông tin kinh tế, trao đổi góp ý về các cơ chế, chính sách, đào tạo và tư vấn, tổ chức phát triển DNVVN ở các địa phương, tạo nhịp cầu giao thương phát triển.