Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 68 - 106)

2.2.2.1. Hạn chế

- Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh

khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chính sách thuế còn chưa sát thực tế, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU, nhất là thị trường Mỹ gần đây, đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam.

- Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Như các hành động ngược đãi công nhân, bắt công nhân phơi nắng, đánh đập công nhân, công nhân phảI làm trên 8 tiếng một ngày…Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương

- Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam còn trọng tâm vào các địa bàn, khu vực các thành phố phát triển như Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh dẫn đến mất cân đối cơ cấu theo khu vực. Một số địa phương khác thì không thu hút được hoặc thu hút rất ít.

- FDI của Hàn Quốc chủ yếu vào các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất và chế tạo máy móc, đóng tầu và một số ngành sản xuất may mặc, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm còn các ngành như nông nghiẹp, lâm nghiệp hầu như không thu hút được hoặc không đáng kể vì thế dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu ngành. Việc mất cân đối này không chỉ riêng Hàn Quốc mà của các quốc gia có vốn FDI tại Việt Nam nói chung.

- Hình thức doanh nghiệp chủ yếu của FDI của Hàn Quốc là 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam là rất hạn chế do hình thức quản lí được quy định bởi hình thức đầu tư.

đang phát triển. Một mặt, FDI giúp chuyển giao công nghệ, nhưng công nghệ đó không được kiểm chứng vì năng lực công nghệ của nước sở tại còn yếu kém. Do đó, các công nghệ lỗi thời hay không đáp ứng được tiêu chuẩn phát thải sẽ được chuyển giao vào các nước đang phát triển. Chuyển giao công nghệ có thể mang lại những lợi ích trước mắt nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường.

- Nguồn thu ngân sách nhà nước không được đảm bảo. Mục tiêu của các công ty nói chung khi tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia thì vẫn đang là câu hỏi lớn đối với các nước đang phát triển. Nhiều công ty lợi dụng sự sơ hở của pháp luật để trốn thuế bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Các công ty mẹ thường được đặt ở những quốc gia có mức thuế rất thấp hoặc thậm chí không tính thuế, các công ty con đẩy chi phí sản xuất tăng cao bằng cách nhập nguyên liệu từ công ty mẹ với mức giá cao hơn so với mặt bằng giá nguyên liệu trong nước và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp hơn giá trị thực của nó, gây ra tình trạng lỗ triền miên của các công ty FDI, dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách cho chính phủ.

- Rủi ro chuyển giá: Tháng 2 năm 2012 Thanh tra Cục Thuế tỉnh Đồng Nai phát hiện Công ty Giày Changshin Hàn Quốc mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không thông qua việc tăng vốn mà sử dụng khoản vốn vay ngắn hạn, trung hạn của công ty mẹ ở nước ngoài và đã xử lý giảm lỗ trên 120 tỉ đồng. Hiện tượng chuyển giá không chỉ làm ngân sách quốc gia bị thất thu một số tiền lớn, mà nó còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả nền kinh tế. Ở góc độ vĩ mô, vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa. Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ chuyển giá để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá.

- Môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư của Việt nam còn thiếu hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt và nhiều nước trong khu vực luôn có những điều chỉnh để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn còn chưa hết e ngại trong việc đầu tư vào Việt Nam, với lý do môi trường đầu tư Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập: hạ tầng cơ sở còn yếu kém, hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn chỉnh và nhất là các thủ tục hành chính xét duyệt và thẩm định các dự án đầu tư còn chậm và gây phiền hà. Mặc dù Luật đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn so với các nước, nhưng lại thiếu một hệ thống hành chính hoàn chỉnh để thực hiện. Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng cải thiện môi trường đầu tư và đưa ra những chính sách đầu tư hấp dẫn hơn.

- Công tác quản lý nhà nước: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn nhiều yếu kém, thừa các thủ tục phiền hà, song lại thiếu khâu quản lý sau đầu tư. Thêm vào đó, theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, chi phí đầu tư ở Việt nam là khá cao trong khu vực Châu á. Thêm vào đó, tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng đang là những vấn đề nổi cộm làm giảm mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc chưa kiểm soát chặt chẽ của nước sở tại trong vấn đề xử lí chất thải của doanh nghiệp FDI cũng mang lại khá nhiều hậu quả nghiêm trọng mà vụ việc công ty Vedan Việt Nam cũng là 1 ví dụ điển hình.

- Nhân lực: Nguyên nhân có sự chuyển giao những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu từ Hàn Quốc với giá cao gây thiệt hại cho bên Việt nam là do phía Việt Nam quá thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và các nhà tư vấn có đủ trình độ để thẩm định, đánh giá công nghệ. Đồng thời, sự quản lý lỏng lẻo và thậm chí có cả những vấn đề tiêu cực như sự hám lời, chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được hậu quả sau này của một số đối tượng.

- Kinh tế toàn cầu suy thoái: Ông Kim Jai Woo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) tại TP.HCM, cho rằng, khó khăn trong thu hút FDI hiện tại của Việt Nam là khó khăn chung. “Khi tình hình kinh tế thế giới khả quan hơn, thì doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ dần tăng đầu tư trở lại với thị trường Việt Nam - vốn

được coi là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn”, ông Kim Jai Woo nói. Tiểu kết

Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với vốn đăng kí lớn và chất lượng dự án cao. Ngành công nghiệp chế tạo là ngành dẫn đầu về vốn đầu tư của Hàn Quốc và chủ yếu là hình thức 100% vốn. Sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Bắc Ninh là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư với sự có mặt của hầu hết các tập đoàn tên tuổi ở Hàn Quốc. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm thúc đầy phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc đầu tư vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ môi trường đầu tư thiếu hấp dẫn, công tác quản lí yếu kém, sự suy thoái của kinh tế toàn cầu…

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI

3.1.1.1. Vấn đề hội nhập

Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010. Chặng đường hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.

Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địch xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp. Bởi vậy, bước vào thời kỳ đổi mới (1986), Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa sinh tử là phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã lựa chọn.

Trong bối cảnh đó, trên phương diện đối ngoại Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, tìm ra khâu đột phá để thoát vòng bao vây cô lập của các thế lực chống đối. Sau Đại hội VI, đặc biệt là sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (1989), Việt Nam đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại. Theo đó, cùng với chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam coi trọng cải thiện quan hệ với các nước láng giềng

Đông Nam Á, tạo môi trường quốc tế hoà bình, ổn định ở khu vực, thuận lợi cho phát triển đất nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Nước ta thực sự đẩy mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham gia ASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và năm 2007 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn.

Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột, và do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từ năm 1997. Một thành tựu nổi bật là đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, trước hết là FDI. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD với 1.504 dự án FDI.

Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8.000 dự án FDI từ 80 nước và lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 100 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Tại các Hội nghị tư vấn tài trợ cho Việt Nam, tổng cam kết tài trợ liên tục tăng, từ 4,4 tỷ USD năm 2006 đến hơn 7,9 tỷ USD năm 2010.

Đây là sự thể hiện niềm tin và sự tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, đồng thời phản ánh quyết tâm cao độ của Việt Nam trên đường cải

cách, phát triển. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng động tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Đồng thời, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hoạt động ngoại giao đa phương có bước trưởng thành rõ rệt, góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, ARF, ASEM, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp... Việt Nam đã phối hợp với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển đấu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng chấp hành Tổ chức Kinh tế - Xã hội, trở thành ủy viên hội đồng điều hành của nhiều tổ chức quan trọng trực thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA, UNICEF, ủy ban giải trừ quân bị.

Đặc biệt, thành tựu ấn tượng trên lĩnh vực ngoại giao đa phương là việc Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2008-2009. Nếu việc tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở đầu sự hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế, thì khi trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập đầy đủ vào đời sống chính trị quốc tế. Với vị thế và trọng trách này, Việt Nam không chỉ vươn lên tầm

Một phần của tài liệu tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 68 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w