- Tỷ lệ số dự án FDI thực hiện so với tổng số dự án FDI đăng ký. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ so sánh bộ phận giữa số dự án FDI thực hiện với số dự án FDI đăng ký của một quốc gia, trong thời kỳ nhất định.
- Tỷ lệ số dự án FDI giải thể trước thời hạn so với tổng số dự án FDI thực hiện. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ so sánh bộ phận giữa số dự án FDI bị giải thể trước thời hạn với số dự án FDI thực hiện của một quốc gia, trong thời kỳ nhất định.
- Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký. Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ so sánh bộ phận giữa vốn FDI thực hiện với tổng số vốn FDI đăng ký của một quốc gia, trong thời kỳ nhất định.
- Tỷ lệ vốn FDI giải thể trước thời hạn so với tổng vốn FDI thực hiện. Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa bộ phận vốn FDI giải thể trước thời hạn so với tổng vốn FDI thực hiện của một quốc gia, trong thời kỳ nhất định.
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Sự ổn định về kinh tế chính trị - xã hội: Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vượt khỏi tầm kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Những bất ổn định kinh tế chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi "trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn. Việt Nam lại đang trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới và phát triển kinh tế thị trường mạnh nên rất tạo điều kiện cho nguồn vốn từ bên ngoài vào. Ngoài ra, quan hệ ngoại giao tốt đẹp lâu năm giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng là yếu tố tiền đề để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật đầu tư của Việt Nam đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động của họ không làm phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận về nước cho các nhà đầu tư được dễ dàng, thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hệ thống pháp luật đầu tư Việt Nam phần lớn tương hợp với pháp luật Hàn Quốc, không gây nên trở ngại cho các nhà đầu tư. Nội dung của hệ thống phát luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn FDI càng cao. Hệ thống luật pháp minh bạch, tuân thủ luật pháp quốc tế đi đến thống nhất luật pháp trong nước và quốc tế.
- Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài:
+ Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hóa để đảm bảo khả năng xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như
sản phẩm, tức bảo đảm thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một môi trường.
+ Các mức ưu đãi tài chính dành cho vốn đầu tư nước ngoài trước hết phải bảo đảm cho các chủ đầu tư kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh tế chung của khu vực, rất có lợi cho việc thu hút FDI của Hàn Quốc.
+ Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong các ưu đãi tài chính dành cho đầu tư nước ngoài. Hệ thống thuế thi hành sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng, mức thuế không cao.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng phải giúp cho các chủ đầu tư Hàn Quốc tiện nghi và thoải mái giúp họ giảm chi phí sản xuất và giao thông vận tải và phát triển các quan hệ làm ăn với đối tác trong nước cũng như toàn cầu.
- Khung chính sách về FDI của Việt Nam thuận lợi: Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các qui định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép, hạn chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chế quyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự do hoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay không các ưu đãi nhằm khuyến khích FDI; ...), các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau, ...) và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN (cạnh tranh có bình đẳng hay không; có hiện tượng độc quyền không; thông tin trên thị trường có rõ ràng, minh bạch không; ...). Các qui định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả của hoạt động FDI. Các qui định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có hoặc ít có các rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Ngược lại, hành lang
pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều qui định mang tính chất hạn chế và ràng buộc đối với FDI sẽ khiến cho FDI không vào được hoặc các chủ đầu tư không muốn đầu tư. Các qui định của luật pháp và chính sách sẽ được điều chỉnh tùy theo định hướng, mục tiêu phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ, thậm chí có tính đến cả các qui hoạch về ngành và vùng lãnh thổ. Chính sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến FDI. Càng tạo cho các nhà đầu tư sự an tâm về sở hữu và quyển chủ động định đoạt sử dụng mua bán đất đại, bất động sản mà họ có được nguồn vốn thì họ càng mở rộng đầu tư lớn.
- Môi trường công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ các kỹ sư của Việt Nam ngày càng nâng cao, tiếp cận với công nghệ tiên tiến để tiếp thu những công nghệ mới nhất từ Hàn Quốc chuyển sang. Sự phát triển đội ngũ lao động, trình độ khoa học, kỹ thuật và hệ thống doanh nghiệp có kỹ thuật cao giúp thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Một hệ thống doanh nghiệp phát triển là điều kiện để thu hút FDI được nhiều và hiệu quả hơn.
- Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai. Lực cản lớn nhất với thu hút FDI là thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao vì vậy nếu các dự án FDI đã được triển khai đạt tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng và thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế
chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất. Nói đế n cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn.
+ Cơ sở hạ tầng xã hội: Cơ sở hạ tầng xã hội bao g ồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhi ều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng lao độ ng” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.
1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Bất kỳ nguồn vốn FDI từ nước nào đều có tác động đến kinh tế và đời sống xã hội của Việt Nam, tuy nhiên FDI của Hàn Quốc có những tác động sâu sắc và rộng rãi. Nguồn vốn này đã giúp thúc đẩy chuyển giao các nguồn lực (công nghệ, lao động, trình độ quản lý,…), tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa trong nước từ đó làm tăng xuất khẩu và tác động tích cực đến cán cân thương mại của quốc gia tiếp nhận đầu tư khi mà nội lực của các quốc gia này chưa đủ mạnh. Ngoài ra, sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn trong nước khiến nhà nước tập trung vào đầu tư và chú ý đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.
1.2.3.1. Tác động về vốn
Trong thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang phát triển thấp, GDP và GDP tính theo đầu người thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Bên cạnh đó, ở nhiều nước tâm lý chung của dân chúng là chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất, kinh doanh do cơ chế huy động vốn chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lại rất lớn. ĐTNN, với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước kể trên giải được bài toán thiếu vốn đầu tư và dần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn.
Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển. Trong giai đoạn 1998-2003, FDI thường xuyên chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định ở các nước đang và kém phát triển. Có những nước FDI vào chiếm trên 30% thậm chí 50% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định hàng năm, ví dụ như Sudan, Angola, Gambia, Nigeria, Bolivia, Arrmenia, Kazakhstan, Tajikistan, Singapore, ...
Từ năm 1993 đến nay, FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển. Với Việt Nam, FDI đáp ứng nhu cầu về vốn cho công cuộc CNH-HĐH đang diễn ra ở Việt Nam. Hàn Quốc là nước phát triển, có nhu cầu đầu tư, Việt Nam có nhu cầu về vốn nên sự thu hút FDI của Hàn Quốc là rất cần thiết. Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, lũy kế đến ngày 20/7/2012, Hàn Quốc có 3.071 dự án, với tổng vốn đăng ký 24,24 tỷ USD, xếp thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam. Không chỉ có vốn đăng ký lớn, mà các dự án FDI của Hàn Quốc cũng luôn nhận được sự đánh giá cao của các địa phương tiếp nhận đầu tư.
FDI giữ vai trò quan trọng trong số các nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội hơn các nguồn vốn ĐTNN khác. Cụ thể là:
- FDI là nguồn vốn đầu tư dài hạn, tồn tại chủ yếu dưới hình thức công nghệ, đất đai, nhà xưởng, ... nên có độ ổn định cao hơn rất nhiều so với đầu tư chứng khoán nước ngoài, vì vậy FDI ít khả năng gây sốc cho nền kinh tế. Lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, tiền tệ trên thế giới cho thấy nguyên nhân của khủng hoảng thường là do nợ nước ngoài quá nhiều, hoặc huy động vốn nước ngoài qua thị trường chứng khoán nhiều mà không có cơ chế đảm bảo an toàn, ...
- FDI chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân, các chủ đầu tư tự tiến hành hoạt động đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn vốn này (đặc biệt là hiệu quả tài chính) thường cao hơn các nguồn vốn khác, đồng thời FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nước nhận đầu tư như vay thương mại, cũng không gây ra các sức ép về kinh tế, chính trị, xã hội như ODA.
- Đi kèm với nguồn vốn này thường có công nghệ chảy vào các nước nhận đầu tư, đây cũng là một yếu tố mà các nước đang và kém phát triển đang thiếu và rất cần cho quá trình phát triển của mình.
Ngoài ý nghĩa bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển kinh tế, cần nói đến chất lượng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội, ...). Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Vốn trong dân được kích thích đưa vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng cường đầu tư và chú ý đến hiệu quả đầu tư trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu, gia công. Qua đó FDI thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công ty trong nước với thị trường thế giới. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được khai thác với hiệu quả cao.
1.2.3.2 Tác động chuyển giao công nghệ
Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất kém, năng lực sản xuất chưa được phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý chặt chẽ là một điều hết sức cần thiết.
Các nước đang phát triển rất cần vốn cũng như công nghệ để phát triển kinh tế. Họ có thể có được công nghệ tiên tiến hiện đại thông qua hoạt động ngoại thương, cấp giấy phép sử dụng công nghệ hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó công nghệ có được thông qua FDI có thể nói là có nhiều ưu điểm hơn cả. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể có được “Công nghệ trọn gói”, thứ hai, nó giúp Phá vỡ sự cân bằng hiện thời của thị trường và buộc các hãng nội địa đổi mới, thứ ba, Công nghệ mới và hiện đại thường chỉ có được thông qua quan hệ nội bộ công ty, thứ tư, Lợi thế của một công ty đa quốc gia giúp cho khai thác tiềm lực công nghệ hiệu quả.
Như ta đã biết thì công nghệ chính là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp