III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG:
3.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực:
Nguồn nhân lực của ngành dệt may Việt Nam còn yếu và thiếu cả đội ngũ lao động có trình độ cao và cả đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp.
Với đội ngũ lao động có trình độ cao, ngành dêt may thiếu những nhà thiết kế chun nghiệp có trình độ cao, có khả năng tạo ra các mẫu mã phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý tốt thậm chí thiếu cả những cán bộ nhân viên am hiểu thị trường
Với đội ngũ lao động trực tiếp,theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân Việt Nam chỉ đạt hiệu suất 70% trong khi các nươc tỏng khu vực là 90%
Trước tình hình đó, nhà nước cần đẩy mạh công tác giáo dục, đào tạo, chú trọng đến đội ngũ thiết kế, đội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh am hiểu thị trường thông qua việc
- Đầu tư cho các trường đại học Công Nghiệp, đại học Bách Khoa hay đại học Kiến Trúc phát triển khoa thiết kế thời Trang
- Khuyến khích các sinh viên theo học thiết kế thời Trang
- Tổ chức các buổ biểu diễn thời trang và các cuộc thi thời trang để tạo điều kiện cho các nhà thiết kế có điều kiện thử sức và khẳng định mình
- Tạo điều kiện cho các sinh viên học ở các trường kinh tế có điều kiện tiếp xúc với thực tế để rèn luyện kinh nghiệm thực tế ngay khi còn là sinh viên.
Còn đối với đội ngũ lao động trực tiếp thì nhà nước cần đầu tư cho các trường đào tạo công nhân ngành may nhằm tiêu chuẩn hóa các thao tác và từ đó nâng cao năng suất lao động.