Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của Thành phố

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm tại chuỗi siêu thị hapro của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 27 - 29)

a. Đối với các sở, ngành của Thành phố

Công tác phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại ngoài việc chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp cịn chịu tác động của các yếu tố bên ngồi từ phía nhà nước, các cơ quan quản lý trực tiếp. Công ty Siêu thị Hà Nội thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) dưới sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội cụ thể là Sở Công thương Hà Nội cho nên những quyết định, kế hoạch phát triển của công ty đều dựa trên những chủ trương, mục tiêu phát triển của Tổng công ty thương mại Hà Nội và Sở công thương thành phố.

Để đẩy mạnh phát triển thương mại đối với nhóm hàng thực phẩm của Cơng ty Siêu thị Hà Nội có một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng như sau:

Một là, tăng cường năng lực quản lý và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả của UBND thành phố, Sở Công thương, tăng cường khả năng phối hợp của các cơ quan này trong quá trình thanh tra, kiểm tra chống gian lận trong quá trình kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh siêu thị. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản phù hợp với giai đoạn mới.

- Nâng cao công tác kiểm tra kiểm sốt lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường, phát hiện và xử phạt những hành vi kinh doanh trái phép hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp cho người tiêu dùng và các đơn vị kinh doanh hợp pháp.

Hai là, Sở Công thương tăng cường công tác ổn định giá cả thị trường và các yếu tố đầu vào trong kinh doanh như điện, nước, xăng dầu… vì đây là yếu tố tác động trực tiếp tới nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng như làm thay đổi cơ cấu chi tiêu. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, Sở Cơng thương có những hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trong nước về thủ tục hành chính, về vốn, cơng nghệ, … giúp các doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết các vấn đề trọng yếu trên cơ sở tinh thần, trách nhiệm. Hình thành kênh thơng tin từ các cơ quan quản lý tới doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp nhận được các văn bản, các chính sách quản lý mới.

Bốn là, Sở kế hoạch đầu tư có quy hoạch hệ thống siêu thị một cách bao quát, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể có được kế hoạch mở rộng mạng lưới siêu thị trên các địa điểm đã được doanh nghiệp đặt mục tiêu kinh doanh tại đó.

b. Đối với Hiệp hội của Thành phố

Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp hội siêu thị tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần là trung tâm, là nơi thu thập, xử lý cũng như cung cấp thông tin tới các doanh nghiệp kịp thời nhằm giúp các doanh nghiệp tận dụng được thời cơ cũng như tránh được rủi ro có thể gặp phải trên thị trường đầy biến động.

Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho doanh nghiệp được giãn thuế, hoặc miễn thuế để cho doanh nghiệp có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh, đây cũng là một phần giúp doanh nghiệp có thêm nguồn kinh phí chi cho kinh doanh hàng thực phẩm.

Hiệp hội siêu thị xây dựng kế hoạch giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của Thành phố khi Thành phố có các chương trình ưu đãi đối với

doanh nghiệp. Vào những tháng cao điểm như dịp lễ tết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp nhận nguồn vốn tạm ứng để kinh doanh hàng bình ổn giá nhằm ổn định thị trường.

Hiệp hội siêu thị tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đồng thời các doanh nghiệp nội địa đang bị các doanh nghiệp ngoại lấn át thì giữa các doanh nghiệp cần có mối liên kết tạo thêm sức mạnh cho từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm tại chuỗi siêu thị hapro của tổng công ty thương mại hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)