.2 Giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam và các giải pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian (Trang 29 - 32)

Dựa vào những đánh giá trên chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau đây nhằm giúp thúc đẩy và hồn thiện q trình cổ phần hóa trong thời gian tới:

III.2.1 Giải pháp vĩ mô:

 Các cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhà nước hiện hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ, lên kế hoạch về tiến độ cổ phần hóa các doanh này trình bộ tài chính phê duyệt và ra quyết định lộ trình thực hiện. Thành lập một bộ phận chuyên trách, giám sát và điều phối linh hoạt những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời với nó là đề ra chế tài xử phạt lien đới đến những đối tượng lien quan nếu không theo đúng lộ trình cam kết.

 Điều chỉnh phương hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước, thay vì cấp phát chi ngân sách về cho các doanh nghiệp mà điều phối theo cơ chế tự thu tự chi, đề ra chỉ tiêu lợi nhuận cho từng ngành nghề đối với những doanh nghiệp buộc nhà nước nắm quyền chi phối.

 Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là khuyến khích luồng vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một số ngành trọng điểm tạo nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia như cơ sở hạ tầng, viễn thơng, tài chính ngân hàng, giáo dục, tạo cơ chế cạnh tranh trên thị trường, hạn chế tình trạng độc quyền nhà nước.

 Quy trình cổ phần hóa có thể cải thiện bằng cách bán cho các đối tác chiến lược trước để trở thành cơng ty cổ phần và sau đó đấu giá cơng khai trên thị trường vốn hoặc ngược lại tùy vào tình hình thực tế.

 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán và yêu cầu các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn phải niêm yết theo một lộ trình cam kết thực hiện. Góp phần tạo tính minh bạch về tài chính và quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sau một thời gian cổ phần hóa.

 Tăng cường cơng tác quản lý thị trường chứng khoán, đặc biệt là giám sát cơ chế công bố thông tin trên thị trường nhằm tạo dựng một thị trường vốn cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

 Hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa đầu tư mới và phát triển thị trường nhằm tạo tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

III.2.2 Giải pháp vi mô:

 Xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa:

 Việc xác định giá trị doanh nghiệp phải khách quan do một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện, tránh ủy quyền cho một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận.

 Các tổ chức này phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật và hình thức xử phạt mạnh nếu kiểm tốn nhà nước phát hiện sai sót trong q trình CPH.

 Việc xác định giá các tài sản như máy móc thiết bị, giá trị đất theo cơ chế thị trường phải có kèm bảng điều tra thị trường danh mục tài sản đó do một tổ chức điều tra thị trường uy tín.

 Các khoản nợ tồn đọng: nếu khơng xử lý được khi cổ phần hóa sẽ được chuyển qua cho cơng ty quản lý và mua bán nợ nhà nước tiếp quản và xử lý trong những thời gian tiếp theo, không nên giảm giá trị nhà nước hay chuyển nợ qua cho công ty cổ phần mới thành lập.

 Sau khi cổ phần hóa, nên thay đổi hệ thống quản lý cho phù hợp với mơ hình doanh nghiệp mới theo hướng tích tực, tránh giữ nguyên bộ máy quản lý ì ạch. Trao quyền điều hành doanh nghiệp cho ban lãnh đạo, Nhà Nước đứng trên quan điểm của một cổ đông: đặt ra chỉ tiêu và giám sát đánh giá trên hiệu quả điều hành của ban lãnh đạo.

 Ưu đãi và khuyến khích người lao động tại doanh nghiệp tham gia góp vốn mua cổ phần nhằm gắn bó trách nhiệm của họ với doanh nghiệp. Lập 1 quỹ hỗ trợ cổ phần hóa, quỹ này sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp cho người lao động vay mua cổ phần.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát về tiến trình cổ phần hóa của nước ta từ những giai đọan đầu tiên cho đến ngày nay. Qua đó ta có thể thấy chủ trương của Đảng và nhà nước ta về cổ phần hố là hồn tồn đúng đắn. Hiệu quả mà cổ phần hóa đem lại là khơng thể phủ nhận được và hồn tồn có thể tăng trong tương lai. Bên cạnh đó cịn có những hạn chế trong

thời gian tới nếu tồn Đảng, tồn dân ta cùng nỗ lực, đồng lịng. Vả chúng ta tin tưởng rằng chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện ngày càng thành cơng, góp phần vào những thắng lợi chung của sự phát triển kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản pháp luật nêu trên,

2. Quyết định 1729/QĐ- TTg, ngày 29/12/2006 phê duyệt danh sách các Tập Đồn, Tổng Cơng ty Nhà Nước thực hiện CPH giai đoạn 2007-2010

3. “Nhìn lại tiến trình cổ phần hóa DNNN qua số liệu 2001-2005”- Nguồn Tổng Cục Thống Kê 4. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX.

5. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=613&ItemID=40833

6. http://www.niics.gov.vn/index.php/Nghien-cuu-phan-tich/y-nhanh-tin-trinh-c-phn-hoa-i-vi-tng-cong- ty-nha-nc-mt-s-gii-phap-c-th.niics

7. http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/17352/

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam và các giải pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)