Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí xây lắp thương mại minh cường (Trang 48)

3.1.2 .Tồn tại và nguyên nhân

3.2 Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại cơng ty CP cơ khí

3.2.1: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

a.. Lý do đưa ra giải pháp:

Xuất phát từ thực trạng của công ty. Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 95,95%, lợi nhuận tăng 121% nhưng sang năm 2011 doanh thu giảm 2,91% và lợi nhuận giảm 66,84%. Chứng tỏ năm 2011 chi phí của cơng ty tăng cao. Cơng ty cần có biện pháp để quản lý tốt chi phí, từ đó nhằm gia tăng lợi nhuận. Theo điều tra, cơng ty chưa có hệ thống kiểm sốt nội bộ. Xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ là hồn tồn cần thiết cho cơng ty.

b. Nội dung của giải pháp:

Xây dựng cho cơng ty một hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động có hiệu quả, với 5 thành phần: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, hệ thống thơng tin và truyền thông, hệ thống giám sát. Nhằm đáp ứng yêu cầu:

- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế tốn và báo cáo tài chính của cơng ty - Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do nhân viên hoặc đối tác

gây ra, giảm bớt các chi phí khơng cần thiết, tránh lãng phí vốn.

- Đảm bảo đúng quy trình kinh doanh giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra.

c. Yêu cầu và điều kiện thực hiện:

- Xác định mục tiêu của cơng ty để xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ phù hợp. - Công ty cần đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn, đáp ứng u cầu cơng việc. - Ban giám đốc là người thành lập, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với 5 thành phần:

* Mơi trường kiểm sốt: Đây là mơi trường mà trong đó tồn bộ hoạt động kiểm

sốt nội bộ được triển khai.

Phải phổ biến rộng rãi các quy tắc, chuẩn mực nêu trên cho tất cả cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty.

Cơng ty có sơ đồ tổ chức hợp lý đảm bảo công tác quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo và kiểm sốt) được triển khai chính xác, kịp thời, hiệu quả.

Cơng ty có hệ thống văn bản thống nhát quy định chi tiết việc tuyển dụng. đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp để khuyến khích mọi người làm việc liêm chính, hiệu quả.

Đồng thời áp dụng những quy tắc, cơng cụ kiểm tốn phù hợp với những chuẩn mực thông dụng đã được chấp nhận cho loại hình hoạt động SXKD của mình đảm bảo kết quả kiểm tốn khơng bị méo mó, sai lệch do sử dụng các chuẩn mực, cơng cụ kiểm tốn khơng phù hợp.

* Đánh giá rủi ro:

Ban lãnh đạo phải quan tâm và khuyến khích nhân viên quan tâm phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Đề ra các biện pháp, kế hoạch, quy trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại rủi ro đến một giới hạn chấp nhận nào đó hoặc có biện pháp để tồn thể nhân viên nhận thức rõ ràng về tác hại của rủi ro cũng như giới hạn rủi ro tối thiểu mà tổ chức có thể chấp nhận được. Đồng thời đề ra mục tiêu tổng thể cũng như chi tiết để mọi nhân viên có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc.

* Hoạt động kiểm sốt: Cơng ty nên ra các định mức xác định về tài chính và các

chỉ số căn bản đánh giá hiệu quả hoạt động để điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp với mục tiêu đề ra. Tiến hành tổng hợp và thông báo kết quả sản xuất đều đặn và đối chiếu các kết quả thu được với các định mức, chỉ số định trước để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Tiến hành giám sát, bảo vệ và bảo dưỡng tài sản, vật tư trang thiết bị khỏi bị mất mát, hao hụt, hỏng hóc hoặc bị sử dụng khơng đúng mục đích. Đồng thời cấm hoặc có biện pháp ngăn ngừa các lãnh đạo cao cấp của mình sử dụng kinh phí và tài sản của doanh nghiệp vào các mục đích riêng.

* Hệ thống thông tin và truyền thông: Phải thường xuyên cập nhật các thông tin

quan trọng cho ban lãnh đạo và những người có thẩm quyền.

Hệ thống truyền thơng của cơng ty đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của tổ chức, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền

* Hệ thống giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng

kiếm soát nội bộ để đảm bảo việc này được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục. Cơng ty cần có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch đã định. Khi phát hiện sai lệch, công ty cần triển khai các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Việc kiểm tốn nội bộ được thực hiện bởi người có trình độ chun mơn thích hợp và người này có quyền báo cáo trực tiếp cho cấp phụ trách cao hơn và cho ban lãnh đạo.

Nếu Hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty có đủ năm thành phần và nếu tất cả những nội dung nêu trên được đảm bảo thì hệ thống này chắc chắn mang lại những lợi ích quản lý và kinh tế to lớn cho doanh nghiệp.

Để xây dựng được một hệ thống kiểm sốt nội bộ có hiệu quả địi hỏi chi phí rất lớn nhưng xét một cách lâu dài thì nó rất cần thiết. Vì vậy, Cơng ty nên có q trình phân tích, hạch tốn chi phí cụ thể để đưa ra quy mơ hệ thống kiểm sốt nội bộ phù hợp với quy mô của công ty.

3.2 . 2 Quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng, đẩy nhanh các khoản thu hồi nợ.

a.Lý do đưa ra giải pháp:

Xuất phát từ hạn chế của cơng ty trong q trình quản lý và sử dụng vốn lưu động. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động và không ngừng tăng lên với tỷ lệ cao. Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn lớn, gây thiệt hại rất lớn cho công ty. Giải pháp này được đưa ra nhằm giúp công ty giảm thiểu được số vốn bị khách hàng chiếm dụng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đông của công ty.

b.Nội dung giải pháp:

Quản lý tốt các khoản phải thu hiện tại, đồng thời đưa ra những ràng buộc chặt chẽ trong quá trình ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng, để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty.

c.Yêu cầu và điều kiện thực hiện:

- Đối với các khoản phải thu khách hàng hiện tại:

Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh tốn, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó địi. Xác định phương thức thu hồi nợ hợp lý:

- Đối với khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xun: cơng ty có thể tiến hành gia hạn nợ với một thời gian nhất định căn cứ theo uy tín của khách hàng và giá trị số nợ.

- Đối với các khách hàng mới công ty cần đốc thúc, thu hồi nợ kịp thời.

- Đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, khơng chi trả nợ cơng ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật .

Đồng thời cơng ty cần đánh giá lại tồn bộ số nợ nằm trong tình trạng khơng thể thu hồi, trích lập dự phịng phải thu khó địi. Như vậy có thể giới hạn được tổn thất cho cơng ty.

3.3. Cơ sở thực hiện

3.3.1 Về phía Nhà nước

Cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường hoạt động trong cơ chế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi hoạt động của công ty đều chịu sự tác động bởi chính sách của nhà nước và các cơ quan hữu quan. Để giúp các doanh nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi trong cơ chế mới nhà nước cần:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, có các chính sách điều tiết vĩ mơ và vi mô hợp lý. Đơn giản hố các thủ tục hành chính, đồng thời cũng đảm bảo sự rõ ràng trong các chính sách để doanh nghiệp dễ tiếp cận và thực thi

- Đặc biệt nhà nước cần phát huy vai trò hơn nữa trong nền kinh tế, để giảm được lạm phát, tạo môi trường để các thành phần kinh tế phát triển bền vững. tránh để tình trạng trươt giá , khiến giá cả đầu vào tăng cao như những tháng đầu năm 2010.

- Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn: Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của Doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.

- Tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hoá các dịch vụ công... Phát triển và phát huy mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt về đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, hỗ trợ, xúc tiến thương mại. Điều này đặc biệt cần thiết trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước một sự cạnh tranh ồạt, lấn sân từ các cơng ty nước ngồi. Vì vậy, u cầu là phải có một hiệp hội các doanh nghiệp trong cùng một ngành đứng ra liên kết để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp.

3.3.2 Về phía doanh nghiệp:

- Đối với công tác tổ chức bộ máy quản lý cần có các thay đổi thích hợp đồng bộ với các chính sách và phù hợp với các định hướng, mục tiêu chung của cơng ty đề ra .Ln tìm cách giảm các chi phí thuộc về hệ thống quản lý bằng cách xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,hoạt động hiệu quả,đúng chức năng,phân định trách nhiệm chuyên môn rõ ràng.

- Để kích thích khả năng làm việc của người lao động thì bản thân cơng ty cũng phải có các chính sách đãi ngộ thích đáng, cho dù thế nào cũng phải đảm bảo được quyền lợi cho họ tạo cho họ một sự yên tâm, thoải mái và lạc quan, hăng say lao động. Chỉ khi nào, tâm trạng con người thoải mái lạc quan thì khi đó năng suất lao động mới cao, chất lượng sản phẩm cũng vì thế mà tốt hơn lên.

- Về chiến lược lâu dài, cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo lao động, kỹ sư cho ngành. Để theo kịp những tiến bộ KH cần thiết phải có đội ngũ kỹ sư thiết bị ngành cơ khí chế tạo, vấn đề này trong những năm gần đây cũng đã được đưa ra bàn nhiều, đó cịn là những đòi hỏi to lớn cấp bách của đất nước đối với ngành cơ khí chế tạo cịn q non trẻ.

KẾT LUẬN

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp nói chung và của Cơng ty cổ phần cơ khí xây lắp TM Minh Cường nói riêng. Vì thế, việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Cơng ty cơ khí xây lắp TM Minh Cường” là rất cần thiết.

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Khảo sát thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Cơng ty cổ phần cơ khí xây lắp TM Minh Cường, chỉ ra được những kết quả đã đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại công ty đề xuất các giải pháp và các điều kiện cụ thể để thực hiện các giải pháp đó, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Thông qua những vẫn đề mà luận văn nghiên cứu, em rất mong rằng bài luận có thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Và đồng thời đây sẽ là tài liệu hỗ trợ phân tích giúp cho những ai quan tâm đến vấn đề này cùng tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1] Bài giảng TCDNTM- PSG.TS: Lê Thị Kim Nhung, Trường ĐH Thương Mại [ 2] http:///www.danketoan.com

[ 3] http:///www.tailieu.vn [ 4] http:///www.webketoan.vn

PHỤ LỤC

- Phụ lục 2a: Phiếu điều tra hiệu quả sử dụng VKD cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường

- Phụ lục 2b : Bảng cân đối kế tốn của cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường năm 2009

- Phụ lục 2c : BCKQKD của cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường năm 2009 - Phụ lục 2d : Bảng cân đối kế tốn của cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường năm 2010

- Phụ lục 2e : BCKQKD của cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường năm 2010 - Phụ lục 2f : Bảng cân đối kế tốn của cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường năm 2011

- Phụ lục 2g : BCKQKD của cơng ty CP cơ khí xây lắp TM Minh Cường năm 2011

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Nga

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí xây lắp thương mại minh cường (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)