LƯƠNG THỰC MIỀN NAM SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA
2.4.1 Ưu điểm và thành công đạt được
Bộ máy vận hành công tác thu mua nguyên liệu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long của Tổng công ty khá hiệu quả, đặc biệt phối hợp rất chặt chẽ với các chun viên phịng kinh doanh trong việc thơng báo các chân hàng sẵn sàng phục vụ cho xuất khẩu.
Tỷ trọng gạo phẩm chất cao (gạo 5% tấm) ngày càng tăng trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường Malaysia. Điều này cho thấy Tổng cơng ty đã có những hướng đi đúng trong việc cải thiện, nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu tiêu dùng gạo tại thị trường Malaysia.
Phương thức nhờ thu trả chậm ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Malaysia. Điều này cho thấy Tổng cơng ty đã có lựa chọn sử dụng phương thức thanh tốn phù hợp nhằm đơn giản hóa được thủ tục và giảm chi phí thanh tốn.
Nếu thực trạng xuất khẩu giá FOB, nhập giá CIF khá phổ biến với các doanh nghiệp Việt Nam thì Tổng cơng ty Lương thực miền Nam đã có thành tựu đáng ghi nhận khi kim ngạch xuất khẩu gạo the giá CFR gần như chiếm 100% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia. Điều này chứng tỏ trình độ, năng lực đàm phán, thương lượng của các chuyên viên phòng kinh doanh đã được nâng cao.
Ngồi ra với uy tín kinh doanh lâu năm trong kinh doanh xuất khẩu, Tổng công ty cũng đã thiết lập được quan hệ thân thiết với các hãng tàu lớn do đó Tổng cơng ty hầu như khơng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện xuất khẩu theo điều kiện nhóm C.
Về phương thức kinh doanh xuất khẩu, Tổng công ty sử dụng được phương thức xuất khẩu tự doanh cũng như nhận xuất khẩu ủy thác để tận dụng được năng lực dư thừa của mình.
Tổng cơng ty Lương thực miền Nam có quan tâm đến các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm gạo Việt Nam. Thể hiện qua việc tham gia vào các hội chợ lương thực thực phẩm và nơng sản quốc tế.
Bên cạnh đó, đóng góp vào những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu gạo sang Malaysia còn kể đến đội ngũ chun viên giỏi chun mơn và có năng lực đàm phán tốt. Trình độ đội ngũ nhân lực tham gia trực tiếp vào quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ngày càng được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt. Do đó, Tổng cơng ty dần dần đã dành được vị thế chủ động hơn trên bàn đàm phán, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường này.
2.4.2 Những hạn chế cịn tồn tại
Thứ nhất, đó là hạn chế trong công tác quản lý chất lượng gạo nguyên liệu
trong khâu thu mua. Nguyên nhân là do:
- Khoảng cách giữ các nhà máy chế biến gạo (thường tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long) đến nơi giao hàng (thường là các cảng ở thành phố Hồ
Chí Minh) tương đối xa, nên chi phí vận chuyển khá cao, đồng thời bộc lộ một số rủi ro cho chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu trong quá trình vận chuyển.
- Tổng công ty Lương thực miền Nam vẫn chưa áp dụng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá chất lượng như ISO, HACCP nên vẫn chưa khẳng định được tính chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất, bảo đảm chất lượng nguồn cung gạo.
- Đa phần các chân hàng nằm rời rạc ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi chân hàng chỉ có thể cung cấp một số lượng hàng hóa nhất định và có giới hạn. Trong khi đó để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Tổng công ty cần một số lượng hàng khá lớn. Do vậy, một hợp đồng địi hỏi cần có sự cung cấp từ nhiều chân hàng khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng hàng xuất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến độ thu mua và tập hợp hàng xuất của Tổng cơng ty.
- Ngồi ra, việc thu mua gạo nguyên liệu từ các thương lái, các nhà máy xay không được phân biệt theo các giống lúa khác nhau nên rất hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng gạo.
Thứ hai, hệ thống kho chứa, dự trữ gạo chưa thực sự hiện đại, đa số mang
tính tạm thời, khơng mang tính chất bảo quản, tồn trữ đúng nghĩa. Ở Thái Lan, nhà nước đầu tư kho kín, hút khí, thơng gió đảo chiều, xơng trùng… kéo dài thời gian dự trữ 2 – 3 năm. Doanh nghiệp đầu tư kho nhỏ hơn, vừa sức ứng dụng kỹ thuật bảo quản ngắn hạn. Họ làm kho tồn trữ để quay vòng theo kế hoạch kinh doanh chứ không phải để dự trữ.
Thứ ba, quá trình chế biến chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ ở tất
cả các nhà máy. Đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng khá ít và khơng có quy trình chặt chẽ nên khơng thể kiểm sốt tồn bộ quá trình chế biến sản phẩm.
Thứ tư, chưa duy trì xuất khẩu được gạo thơm và gạo nếp, được xem là
mang lại giá trị gia tăng cao, sang thị trường Malaysia. Tuy đã có bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng đến nay Tổng công ty Lương thực miền Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới trong khi Thái Lan đã xây dựng được thương hiệu gạo thơm số một thế giới.
Thứ năm, vì là thị trường tiêu thụ gạo truyền thống nên đối với Malaysia,
Tổng công ty chưa xây dựng kế hoạch Marketing cũng như các hoạt động xúc tiến bài bản vào thị trường này. Tổng công ty chưa thành lập được phòng Marketing, cơng tác tìm kiếm khách hàng, thị trường chủ yếu do phịng Kinh doanh đảm nhiệm. Do đó, hiệu quả chưa cao và chưa xây dựng được chiến lược Marketing khẳng định thương hiệu sản phẩm.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG
CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA