Gắn nhu cầu trong nước với sản xuất và nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô tại công ty cổ phần ô tô âu châu euro auto (Trang 32)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY EURO AUTO

2. Một số biện pháp chủ yếu

2.2 Đối với Chính Phủ

2.2.1.2 Gắn nhu cầu trong nước với sản xuất và nhập khẩu

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết đối với nước ta hiện nay. Như trên đã nói, nước ta nhập khẩu ô tô, linh kiện, phụ tùng sản xuất ơ tơ chỉ vì mục đích bù đắp sự thiếu hụt do sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng thực trạng cho thấy, chúng ta nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cũng như linh kiện, phụ tùng lắp ráp, sản xuất ô tô không theo một kế hoạch cụ thể và dài hạn nào. Số lượng nhập khẩu khơng được tính tốn kỹ lưỡng, chi tiết trong một tương lai dài gây ra tình trạng tồn đọng xe ô tô cũng như linh kiện phụ tùng; lãng phí nguồn ngân sách giành cho nhập khẩu. Hơn nữa, việc khơng có kế hoạch cụ thể đã tạo ra tình trạng đầu tư tràn lan vào ngành công nghiệp sản xuất ơ tơ nhưng trong số đó chỉ có một số ít các dự án là khả thi và cho tới nay đang đem lại kết quả tốt.

Vì vậy, cơng việc cấp bách hiện nay là phải nắm bắt được nhu cầu đang ngày càng tăng của thị trường trong nước, gắn nhu cầu trong nước với sản xuất và nhập khẩu. Đây là một cơng việc rất khó khăn.

Hiện nay nhu cầu trong nước rất lớn và ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu vận chuyển và vận tải của người dân cũng như của các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Nhu cầu về xe ơ tơ ngày càng tăng cao. Đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể, do đó ngày nay, việc mua được một chiếc ơ tơ khơng cịn q khó khăn như trước nữa. Dần dần, mặt hàng ô tơ sẽ khơng cịn bị coi là loại hàng hố xa xỉ.

Do đó, chúng ta cần phải kết hợp có hiệu quả giữa nhu cầu trong nước, sản xuất với nhập khẩu để tránh lãng phí, tồn đọng và góp phần tích cực vào việc phát triển ngành công nghiệp ô tô của nước nhà, hướng tới biến ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước vào năm 2020.

2.2.2 Giải pháp vĩ mơ

2.2.2.1 Cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu

Với sự phát triển không ngững của công nghiệp ô tô trên thế giới, thị trường ô tô trong nước chịu tác động lớn do nhu cầu sử dụng những loại xe có tiện nghi, an tồn và tính chun dụng cao tăng nhanh để phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế.

Rất nhiều loại ơ tơ mới ra đời, có những loại rất khó phân loại, kể cả ở Châu Âu chứ không chỉ riêng đối với Việt Nam, do vậy việc quy định xe nào không được nhập khẩu cũng gặp phải khó khăn. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hải đảm bảo ổn định trong một thời kỳ, chí ít cũng phải từ 3 đến 5 năm; trong khi đó các hãng sản xuất ơ tơ trên thế giới liên tục cho ra các chủng loại xe mới đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Điều này dẫn đến một vấn đề lớn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước, đó là: ơ tơ nhập khẩu thuộc vào loại khơng khuyến khích nhập khẩu và Việt Nam chưa xác định được chủng loại chính xác (do chưa có tiêu chí rõ ràng về chủng loại xe này). Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu là người trực tiếp chịu thiệt hại do không bán được hàng trong khi phải vay vốn của Nhà nước để kinh doanh, tiếp theo người chịu thiệt hại gián tiếp là Nhà nước. Ngoài ra, khi xây dựng quy chế điều hành xuất nhập khẩu khơng căn cứ theo các tiêu chí kỹ thuật hay tên gọi, thuật ngữ kỹ thuật dẫn tới giấy chứng nhận của cơ quan quản lý chất lượng khác tên gọi, thuật ngữ có trong danh mục biểu thuế và cơ

chế điều hành nhập khẩu, điều này cũng gây ra mâu thuẫn lớn trong các cơ quan quản lý.

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý Nhà nước nên có sự hợp tác chặt chẽ hơn để có một cơ chế thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi kinh doanh và đơn giản trong quản lý Nhà nước.

2.2.2.2 Chính sách tài chính

Chính sách thuế:

Nhà nước phải có kế hoạch giảm dần mức bảo hộ đối với các liên doanh ô tô cũng như với cả các doanh nghiệp Nhà nước quen được bảo hộ thậm chí bao tiêu đầu ra, tiếp tục thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng ơ tơ theo lộ trình cam kết AFTA/CEPT cho đến năm 2014 với mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại là 5%. Trước mắt công việc cần làm là:

Thứ nhất, nghiên cứu giảm một cách thích hợp thuế suất thuế nhập khẩu các

loại ô tô cao cấp để xố bỏ dần việc người Việt Nam phải mua ơ tô với giá quá cao như hiện nay. Hơn nữa việc giảm thuế giúp các doanh nghiệp ô tô Việt Nam trụ đuợc khi tham gia hội nhập AFTA đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển nội địa hố. Giá ơ tơ giảm sẽ kích thích nhu cầu mua sắm ô tô cho sản xuất và sinh hoạt, dẫn đến lượng ô tô được tiêu thụ tăng lên và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ hai, cần tiến tới bỏ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện ơ tơ vì quy chế về

hạn ngạch có thể gây trở ngại cho sự phát triển công nghiệp ô tô và ảnh hưởng lớn tới lợi ích của người sử dụng.

Chính sách về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một đơn vị tiền tệ nước khác.

Chính sách tỷ giá hối đối có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm xuất nhập khẩu của nền kinh tế và của các doanh nghiệp vì nó liên quan đến tỷ suất ngoại tệ hàng hoá xuất nhập khẩu. Khi doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hố phải tính ra tỷ suất hàng hoá nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là số lượng bản tệ chi ra để có được một đơn vị ngoại tệ, sau đó đơn vị xuất nhập khẩu đem số tiền ngoại tệ đó ra Ngân hàng Ngoại thương đổi lấy tiền Việt Nam. Như vậy

đơn vị xuất nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do sự chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán của Ngân hàng, nên nếu chênh lệch này quá lớn sẽ làm giảm phần lợi nhuận của doanh nghiệp, làm mất đi động lực kinh tế của họ. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có sự quản lý và kiểm sốt mức biến động của tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với thị trường, giảm bớt sự chênh lệch giữa giá mua và và bán ra của Ngân hàng Ngoại thương.

Đồng EURO được sử dụng trong lưu thông tiền tệ từ 01/1999 sẽ tác động theo những mức độ khác nhau trên lĩnh vực tài chính tiền tệ của Việt Nam. Đặc biệt đồng EURO sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại xuất nhập khẩu. Do vậy, phải cân đối, xử lý giao dịch giữa đồng EURO với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới hiện nay như đồng USD, YEN... Trong ký kết và thanh toán thương mại, các doanh nghiệp phải theo dõi, phán đốn chặt chẽ khơng chỉ giữa đồng Việt Nam và USD mà còn tỷ giá giữa đồng Việt Nam và EURO, giữa EURO và USD để tránh thua thiệt.

Ơ tơ, linh kiện phụ tùng sản xuất ô tô được xếp là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm rất cao. Do đó việc có một chính sách tỷ giá hối đối hợp lý, thiết thực là điều rất cần thiết hiện nay.

2.2.2.3 Chính sách nguồn nhân lực:

Con người là hạt nhân trong các chủ thể điều chỉnh, đồng thời cũng là đối tượng được điều chỉnh. Ngày nay con người có trí tuệ, có tài tổ chức và quản lý đóng vai trị quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, mỗi sản phẩm. Vì vậy, có được đội ngũ các nhà quản lý tài ba, các doanh nhân có đầu óc kinh doanh là điều kiện rất cơ bản cho việc thực hiện những mục tiêu của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Về nhân lực cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu:

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu ô tô, linh kiện phụ tùng sản xuất ô tô ngày càng tăng do xu hướng phát triển của ngành công nghiệp này. Hơn nữa trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, khối lượng bn bán với nước ngồi ngày càng nhiều nhất là sau khi chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế. Vì vậy, đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ ngoại thương đóng vai trị nịng cốt trong các hoạt động

giao thương với nước ngoài.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ngoài việc đào tạo thêm các cử nhân kinh tế đối ngoại, chúng ta cần phải đào tạo lại nghiệp vụ cho các cán bộ đã và đang công tác trong ngành bằng cách tổ chức các lớp học đào tạo tại chức, lớp chuyên ngành, chuyên tu..., nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách đào tạo thêm một số cử nhân có năng lực thành các thạc sỹ, tiến sỹ để quản lý ngành. Về nhân lực cho ngành công nghiệp ô tơ:

Hiện nay các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, kéo theo sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao như kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp. Theo lời ông Nguyễn Xuân Chuẩn, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Nghiệp - Chủ tịch Hội kỹ sư ô tô Việt Nam: “Nếu chúng ta không phát triển cơng nghiệp ơ tơ thì mỗi năm ta phải bỏ ra 1,4 tỷ USD để nhập ô tô. Ngược lại, nếu phát triển và cố gắng đạt tỷ lệ nội địa hố 30% thì sau 10 năm nữa, cơng nghiệp chế tạo trong nước sẽ đạt giá trị khoảng 250 triệu USD, bằng giá trị xuất khẩu gạo của hàng triệu người làm nơng nghiệp, trong khi đó cơng nghiệp ơ tơ chỉ cần 10.000 người”. Với các cơ sở đào tạo của các trường Đại học Cơng nghệ, hàng năm đào tạo ước tính khoảng 250 kỹ sư hệ chính quy và 500 kỹ sư tại chức, 30 thạc sỹ và 10 tiến sỹ kỹ thuật.

Để tạo ra nguồn nhân lực đơng đảo, có trình độ học vấn và kỹ năng nghiên cứu cao, Chính phủ cần cân đối nguồn nhân lực theo trình độ, giới tính và ngành nghề; quy định các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tham gia đóng góp vào việc đào tạo nhân lực cho chuyên ngành. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất, cần có sự phối hợp giữa các Bộ như: Bộ Công thương, Giao thông Vận tải, Giáo dục Đào tạo trong lĩnh vực đào tạo về các mặt: các phịng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu, chương trình đào tạo, thư việc, thơng tin, việc làm... Các Bộ này cần có kế hoạch để đào tạo lại lực lương cán bộ kỹ thuật hiện có cho phù hợp với địi hỏi của tình hình mới.

KẾT LUẬN

Trong xu thế tồn cầu hố, nền kinh tế thế giới diễn ra sôi động, cùng với sự hội nhập không ngừng của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khu vực và thế giới, đã mở ra nhiều cơ hội hơn, song cũng đem đến khơng ít những thách thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cơng ty Cổ phần Ơ tơ Âu Châu cũng như các cơng ty, đơn vị khác trong q trình tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã khơng ngừng hồn thiện mình, từng bước tháo gỡ những khó khăn, cải thiện cơng tác quản lý, hồn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy uy tín và vị thế của cơng ty ngày càng được nâng cao trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Với hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng là hoạt động kinh doanh chính của cơng ty thì cơng tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác nhập khẩu cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian qua, tuy gặp khơng ít những khó khăn về mặt khách quan cũng như chủ quan song công ty luôn phấn đấu vượt qua mọi trở ngại để thực hiện tốt các hợp đồng nhập khẩu và hồn thành nhiệm vụ kinh doanh của mình. Tuy vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng nếu khắc phục được những hạn chế này đồng thời phát huy được những ưu thế vốn có của cơng ty thì cơng ty sẽ càng thực hiện tốt hơn nữa các hợp đồng của mình.

Xuất phát từ thực tế đó, bài viết của em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu cơng tác tổ chức nhập khẩu ô tô và linh kiện phụ tùng của công ty. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhập khẩu, góp một phần nào vào sự phát triển của công ty.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Th.S Vũ Thị Hiền cùng tồn thể các cán bộ nhân viên cơng ty Euro Auto đã giúp em không ngừng trau dồi kiến thức cơ bản, không ngừng nâng cao khả năng hiểu biết để hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Giáo trình:

1. Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – PGS Vũ Hữu Tửu, Đại học Ngoại Thương, NXB Giáo Dục 2000

2. Giáo trình Quản trị kinh doanh Thương mại quốc tế - PGS. PTS Trần Chí Thành, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục

3. Giáo trình thanh tốn quốc tế trong ngoại thương – PGS. Đinh Xuân Trình, Đại học Ngoại Thương, NXB Giáo dục (2002)

4. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - TS. Trần Thị Hồ Bình, TS. Trần Văn Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động xã hội, 2005

5. Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, GS. TS Hoàng Đức, Đại học kinh tế quốc dân

6. Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, PGS. TS Nguyễn Hồng Đàm, GS. TS Hoàng Văn Châu, PGS. TS Nguyễn Như Tiến, TS Vũ Sỹ Tuấn, Đại học Ngoại Thương, NXB Giao thông vận tải, 2003 7. Incoterms 2000 – Phòng Thương mại quốc tế, NXB Thống kê

8. Quy định mới về thủ tục hải quan đối với hàng hố xuất nhập khẩu – NXB Tài Chính , 2003

9. Tài liệu, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo xuất nhập khẩu của công ty Euro Auto qua các năm gần đây

II. Báo, Tạp chí

1. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ Công nghiệp năm 2004–Chuyên đề: Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam

2. Tạp chí Thương Mại-Cơng nghiệp, tạp chí ơ tơ xe máy năm 2006-2008

III. Các trang Web: 1. www.google.com

2. www.vnexpress.net

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY EURO AUTO....................................3

1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty.................................................3

2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.......................................................................4

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.................................................................4

4. Nguồn lực của công ty.......................................................................................4

5. Kết quả kinh doanh qua các năm qua các năm gần đây................................5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY EURO AUTO......................................................................................................................8

1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto8 1.1 Cơ hội đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto......................8

1.1.1 Về nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.................................................................8

1.1.2 Về nhập khẩu linh kiện phụ tùng...............................................................9

1.2 Thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto............10

2. Kết quả hoạt động nhập khẩu ở Công ty Euro Auto....................................11

2.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm............................................................11

2.2 Kết quả kinh doanh nhập khẩu theo phương thức....................................12

2.3 Kết quả kinh doanh nhập khẩu theo mặt hàng..........................................13

2.4 Thị trường nhập khẩu..................................................................................14

2.5 Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.............................................................15

3. Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Euro Auto...........17

3.1 Những điểm mạnh.........................................................................................17

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT

ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY EURO AUTO..........................................21

1. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô tại công ty cổ phần ô tô âu châu euro auto (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)