Với S.D D(EXvn) = 0.0009953
Bảng kết quả cho thấy rằng tác động Pass-through ở Việt Nam là khơng hồn tồn. Tác động Pass- through xuất hiện ở ngay giai đoạn đầu tiên, sau 1 tháng. Và mức độ tác động tăng dần đến các tháng 5, tháng 6 của năm thứ 1 tác động này là mạnh nhất
rồi giảm dần, sang năm thứ 2 thì tác động này rất nhỏ và đến triệt tiêu hoàn toàn vào tháng thứ 11 của năm thứ 2. Hệ số nằm trong khoảng từ 0.00015 đến 0.56. Khơng có thời điểm mà hiệu ứng Pass-through hoàn toàn tức sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng một cách đầy đủ đến lạm phát.
Mức độ tác động của Pass-through trung bình cho năm đầu tiên là 0,21. Điều này là phù hợp với kết quả đo lường Pass-through tỷ giá hối đoái của IMF thực hiện cho Việt Nam là 0.25. Theo nghiên cứu của Ito et el năm 2005 thì mức độ Pass-through trung bình cho năm thứ nhất ở Indonesia là 0.53, Hàn Quốc 1.05 và Singapore là 0.59. Và theo nghiên cứu của Võ Văn Minh thực hiện năm 2009 thì mức độ tác động của Pass- through của tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dùng là 0.08.
Với mức độ Pass-through tương đối thấp Chính phủ có thể linh hoạt hơn trong việc sử cơng cụ chính sách tiền tệ vì một thay đổi bất lợi trong tỷ giá hối đối khơng gậy ra áp lực quá lớn lên lạm phát, vì thế chính sách tiền tệ được Chính phủ sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng khác.
Bảng 4.7 cho thấy tác động Pass-through ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng có thời kì là hồn tồn. Tác động này bắt đầu vào tháng thứ 1 với mức độ lớn hơn nhìêu so với trước khủng hoảng. Ảnh hưởng này phát triển nhanh chóng đến giai đoạn tháng 4, tháng 5 của năm thứ nhất tác động này cực đại, nhưng không kéo dài day dẳng như trước khủng hoảng, tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát giảm dần, và triệt tiêu hoàn toàn vào tháng thứ 14 (tháng thứ 2 của năm thứ 2).
Tác động Pass-through trung bình cho năm thứ 1 của thời kì sau khủng hoảng cũng lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, với mức tác động Pass-through trung bình là 0.921cho năm thứ nhất. Ở đây ta chứng kiến một hiệu ứng tăng vọt. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế Việt Nam trở nên dễ bị tổn thương hơn. Một cú sốc của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng lên lạm phát. Đây là một rào cản cho việc vận dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ.