Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách tiền tệ việt nam trong thời kỳ khủng hoảng (Trang 31 - 38)

2. Trong cuộc khủng hoảng 2007-2009

2.2. Các công cụ chính sách tiền tệ của Việt Nam và tác động của chúng

2.2.1. Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát

Chính sách thắt chặt tiền tệ được Nhà nước ta thực hiện từ năm 2007 tới

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong một thời gian dài cho đến tận tháng 5/2007 đối với cả tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, từ tháng 6/2007, NHNN đã tăng tỷ lệ này gấp 1,5 đến 2 lần. Đến đầu tháng 1 năm 2008 NHNN lại tiếp tục tăng thêm 1,0% tỷ lệ dự trữ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) ở đơ thị, cịn các TCTD hoạt động ở vùng nông thơn thì giữ ngun16.

Nội tệ ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng của hầu hết các NHTM Ngân hàng Nơng nghiệp, Phát triển nơng thơn quỹ tín dụng kỳ hạn dưới 12 tháng kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 5% đến 10% 4% đến 8% 2% đến 4% 8% đến 10% 2% đến 4% Bảng 2.14: Mức tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tính đến hết năm 2007

(Nguồn: tạp chí nghiên cứu kinh tế số 358 (3/1/2008))

Trong năm 2007, NHNN cũng đạt doanh số thị trường mở lên mức kỷ

lục,mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn đạt 61.163 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn khả dụng cho các NHTM. Tuy nhiên, cũng trong năm 2007, tổng doanh số tín phiếu NHNN và giấy tờ có giá bán ra là 356.850 tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tức là tính bù từ đi thì số tiền thu về đạt doanh số là 295.000 tỷ đồng. Đến năm 2008, NHNN lại phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM17 nhằm hạn chế lượng tiền trong lưu thông và kiềm chế mức lạm phát hai con số.

16 tạp chí nghiên cứu kinh tế số 358 (3/1/2008) 17 tạp chí nghiên cứu kinh tế số 358 (3/1/2008)

Công cụ tỷ giá cũng đóng vai trị quan trọng trong chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Trong một thời gian dài, NHNN duy trì tỷ lệ biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng được giữ ổn định cho đến cuối 2006 là +/- 0,25% và đầu năm 2007 được nới rộng lên +/- 0,5%, từ tháng 12/2007, NHNN lại tiếp tục quy định nới rộng tỷ lệ này lên +/- 0,75%. Quy định chế độ tỷ giá linh hoạt như vậy góp phần thúc đẩy thị trường ngoại tệ ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, NHNN còn chủ động can thiệp trên thị trường ngọai tệ liên ngân hàng, thơng qua đó tăng cường quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tuy nhiên, khi lưu thông tăng mạnh thì việc mua vào một lượng lớn ngoại tệ và cung một lượng lớn VND cũng đặt ra nhiều vấn đề cần xử lý.

Năm 2007, NHNN đã mua vào hơn 9 tỷ USD để tăng quỹ dự trữ, tương ứng cung ra lưu thông 144.000 tỷ đồng18. Do nguồn cung ngoại tệ trong năm 2007 của nước ta là rất lớn nhưng NHNN mua vào một mức giới hạn USD làm tỷ giá trên thị trường diễn ra nghịch lý: tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM bằng với tỷ giá bán ngoại tệ của chính NHTM đó. Tỷ giá mua bán ngoại tệ của NHTM thấp hơn tỷ giá do NHNN cơng bố và có thời điểm cao hơn tỷ giá trên thị trường tự do. Tỷ giá mua ngoại tệ của các NHTM cuối năm 2007 la 15.980 VND/USD. Tỷ giá bán là 15.990 đến 15.995 VND/USD19. Như vậy, nếu tính tỷ giá thời điểm cuối năm so với đầu năm 2007thì VND mất giá khoảng 0,15% so với USD

Loại ngoại tệ tỷ giá đầu tháng 1/2007 tỷ giá cuối tháng 10/2007 Thay đổi so với tháng 1/2007 tỷ giá bán 28/12/2007 Thay đổi % so với tháng 1/2007

(đơn vị %) VND/CAD 13.700 16.704 22 16.334 19,22 VND/AUD 12.484 14.491 16 14.027 12,35 VND/EUR 20.960 23.016 10 23.495 12,09 VND/GBP 31.610 33.104 4,7 32.069 1,45 VND/USD 16.060 16.084 0,15 16.030 -0,19

Bảng 2.15: Diễn biến tỷ giá VND so với một số loại ngoại tệ chủ chốt tại hai thời điềm

(Nguồn: tạp chí nghiên cứu kinh tế số 358 (tháng 3/2008))

Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là:

NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, Đầu năm 2008, NHNN đã nới rộng biên độ giao dịch giữa VND và USD lên mức +_ 1%.

Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức can thiệp. Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức can thiệp gián tiếp để ổn định tâm lý thị trường. Với sự phối hợp tốt giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM), hình thức can thiệp này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, đưa thị trường bình ổn trở lại. NHNN đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt cơng tác tun truyền, củng cố lịng tin trong nhân dân và doanh nghiệp.

Việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.

Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thơng tin và đánh giá các dịng vốn vào và ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Đặc biệt, thời điểm giữa tháng 6, thị trường có nhiều biến động đột biến, NHNN đã chủ động thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ, thực hiện từng bước các giải pháp chính sách, tập trung vào giai đoạn cuối tháng 6. Cụ thể: Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn cung cầu thị trường; Mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức +/-1% lên mức +/- 2%20 so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố; Tăng mạnh lãi suất cơ bản tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá; Công bố mức dự trữ ngoại hối Nhà nước, củng cố lịng tin thị trường; u cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định; Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM; Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm sốt

chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bán đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối21

Hình 2.16: Diễn biến tỷ giá giữa VND và USD trong năm 2008 và 2009

(Nguồn: bài viết: “chính sách tiền tệ đối với ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới”,

T.S Nguyễn Văn Giàu, UVBCHTW Đảng, Thống đốc NHNN)

Công cụ lãi suất là công cụ phát huy hiệu quả nhất trong việc kiềm chế lạm phát. Trong năm 2006 và 2007 các loại lãi suất do NHNN Việt Nam công bố khá ổn đinh. Lãi suất cơ bản duy trì ở mức 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm.

Sang năm 2008, Lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh tới 3 lần tăng để đối phó với tốc độ lạm phát cao tới hai con số trong thời gian qua. Ngày 30/1, Thống đốc NHNH Việt Nam đã ban hành quyết định tăng lãi suất VND từ 8,25% lên 8,75%/năm22 để nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ 2008. Từ ngày 19/5, NHNH đã thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với luật NHNH và bộ luật dân sự, theo đó các tổ chức tín dụng ấn đinh lãi suất kinh doanh bằng VND không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNH quy định trong từng thời kỳ23. Từ quyết định trên, lãi suất cơ bản đã

21 Quyết định số 2635/QĐ- NHNN, ngày 6/11/2008 22 Quyết định số 305 và 306/QĐ- NHNN, ngày 30/01/2008 23 Công văn số 7585/NHNN-CSTT, ngày 19/08/2008

tăng lên từ 8,75% tới 12%/năm. Từ ngày 11/6, NHNH đã quiết định nâng lãi suất cơ bản bằng VND từ 12% lên tới 14% nhằm tiếp tục công việc kiềm chế lạm phát.

Hình 2.17

Hình 2.18

(Nguồn:Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê)

Như vậy, có thể nói rằng nửa đầu năm 2008 là một thời kì hết sức khó khăn đối với kinh tế Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của Nhà nước trong thời kì này là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Và để đạt được mục tiêu đó thì các nhà hoạch định chính sách đã sử dụng một cách tối đa các cơng cụ của chính sách tiền tệ từ các cơng cụ trực tiếp đến các cơng cụ gián tiếp. Đó

chính là những vũ khí tốt nhất giúp nền kinh tế của nước ta vượt qua cơn khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách tiền tệ việt nam trong thời kỳ khủng hoảng (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)