Một số vấn đề tồn tại của việc thực hiện chính sách tiền tệ trong cuộc khủng

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách tiền tệ việt nam trong thời kỳ khủng hoảng (Trang 41 - 47)

2. Trong cuộc khủng hoảng 2007-2009

2.4. Một số vấn đề tồn tại của việc thực hiện chính sách tiền tệ trong cuộc khủng

cuộc khủng hoảng vừa qua

Việc điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của NHNN vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả mong đợi. NHNN tăng tỷ lệ này lên một cách đột ngột và cao nhất trong 10 năm qua đã gây biến động cho hoạt động kinh doanh của các NHTM, làm tăng chi phí huy động vốn đầu vào của các NHTM và do đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng này. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đợt tháng 6/2007 làm khoảng 50.000 tỷ đồng sẽ phải rút hỏi lưu thông, tiếp đến là 10.000 tỷ đồng cũng sẽ bị thu về “để kho” NHNN trong đợt tháng 1/200832. Số tiền này không sinh lời nhưng NHNN lại phải trả lãi cho tiền

31 Bài viết: “chính sách tiền tệ đối với ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới”, T.S Nguyễn Văn Giàu, UVBCHTW Đảng, Thống đốc NHNN

gửi dự trữ bắt buộc theo quy định, giả sử tỷ lệ bình quân là 2%/năm thì với số tiền kể trên mỗi tháng NHNN phải trả cho các NHTM khoảng gần 70-80 tỷ đồng và một năm gần 720 đến 960 tỷ đồng. So với Trung Quốc thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Việt Nam gần tương đương, nhưng lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam thì cao hơn Trung Quốc. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm qua luôn tăng trưởng cao, bình quân tới 11%/năm. Thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối ở mức khổng lồ, đến tháng 12/2007 đạt trên 1.370 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam kém xa so với Trung Quốc. đồng thời Việt Nam đồng nhất tỷ lệ lạm phát với việc tăng chỉ số giá CPI là chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Bởi vì trong năm 2007, 2008, bên cạnh giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu… tăng mạnh thì từ tháng 10/2007 xuất hiện cơn sốt giá nhà đất, căn hộ tại các khu trung cư, các khu đơ thị tập trung tại T.P Hồ Chí Minh, có ảnh hưởng tới Hà Nội và Đà Nẵng. Nhìn chung năm 2007 giá nhà đất cao, giá vật liệu xây dựng tăng. Đó là ngun nhân chính đẩy chỉ số giá CPI tăng cao chứ không xuất phát từ bản chất việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính vì lẽ đó nên việc điều hành chính sách của Việt Nam cần phải linh hoạt hơn, bám sát thực tế hơn nữa.

Năm 2007 NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá theo hướng phá giá nhẹ đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên cần phải xem lại một cách thực tiễn và khách quan hơn. Trong năm 2007 USD mất giá mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt trên thị trường hối đoái quốc tế. USD cũng mất giá mạnh so với các đồng tiền khác trong khu vực. Các đồng tiền của Trung Quốc, Singapo, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản… đều tăng giá từ 2% đến 4% so với đô la Mỹ33. Vậy mà, NHNN Việt Nam lại chủ

động phá giá VND, hay nói cách khác là để USD lên giá so với VND là không phù hợp với diễn biến chung về USD trong khu vực và thế giới. Dự kiến ban đầu trong cả năm 2007, NHNN sẽ chủ động phá giá VND với mức tăng khoảng 1,0%, thì đến cuối tháng 10, 2007 mục tiêu được điều chỉnh giảm xuống cịn 0,5%. Thực chất việc phá giá VND khơng tác động rõ nét đến tăng trưởng xuất khẩu trong khi Việt Nam đang nhập siêu mạnh (năm 2007 nhập siêu tới tận 12,4 tỷ USD). Việc phá giá nhẹ VND tác động tiêu cực đến xuất khẩu .

Theo kinh nghiệp quốc tế, nếu để doanh nghiệp trông chờ vào phá giá nội tệ để kích thích xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ có tư tưởng ỷ lại, khơng chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Khi Việt Nam muốn thực hiện chính sách phá giá VND để kích thích xuất khẩu thì cần phải xem xét nhiều yếu tố và cần phải có những chính sách khác kèm theo.

Lấy ví dụ như việc phá giá tiền tệ của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đối để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng máy móc, ngun liệu, thiết bị và cơng nghệ cũng như vay nợ nước ngồi để đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, sự khơn ngoan của Hàn Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Thực tế cho thấy, sau khi phá giá mạnh đồng Won, Hàn Quốc đã tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.

tỷ giá KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ trong một thời gian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi. Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng linh hoạt các yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ Hàn Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không cản trở tới hoạt động xuất khẩu: khi USD lên giá, chính phủ để thị trường tự điều tiết, cịn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồng KRW nhằm có lợi cho xuất khẩu.

Sau việc phá giá tiền tệ, Hàn Quốc đã có biện pháp thích hợp để loại bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố các nhân tố thị trường khác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức độ ổn định. Sự ổn định của tỷ giá KRW/USD đạt được là do Chính phủ Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổn định suốt trong thời gian dài. Điều này thực sự có lợi cho nhà đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư của nước ngồi. Vì vậy, Hàn Quốc là một trong số ít nước vực dậy sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á nhanh nhất và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ mục tiêu hướng về xuất khẩu.

Ngồi ra, có thể thấy rằng, USD đứng trên giác độ thanh toán mua bán chi trả trong nền kinh tế chỉ là một phương tiện thanh toan mà thôi. Việc NHNN mua USD vào và đưa VND ra lưu thông chỉ là thay đổi phương tiên thanh thanh tốn trong nền kinh tế, do đó khơng gây nên lạm phát. Vì vây, trong năm 2007, với luồng vốn USD vào nhiều, NHNN cung ứng ngoại tệ ra lưu thông. Đáng lẽ ra, ngoại tệ mua vào cần được sử dụng sao cho có hiệu quả, có lợi cho nền kinh tế. Thử so với Trung Quốc, đất nước có nguồn dự trữ ngoại tệ tăng mạnh và NHTW của nước này đã đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ với lãi suất cao và an toàn, đầu tư vào một số kênh sinh lời khác trên

thị trường quốc tế. Việt Nam cũng nên sử dụng ngoại tệ mua vào theo hướng đó.

Nửa sau năm 2008 và đến đầu năm 2009 Nhà nước ta đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để đạt được các mục tiêu kinh tế, trong đó quan trọng nhất là mục tiêu tạo cơng ăn việc làm. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách giai đoạn này cũng đặt ra nhiều vấn đề. Xuất phát từ việc NHNN khơng có quyền áp đặt mức vay nợ cho doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào quyết định của NHTM căn cứ vào kết quả của quy trình thẩm định khách hàng và sau đó cịn phụ thuộc vào nguồn vốn cũng như giá vốn huy động của ngân hàng. Trong điều kiện lãi suất thực âm như những năm gần đây, khơng có nhiều cơ hội cho chính sách tiền tệ thực hiện cơ hội kích cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo nhiều cơng ăn việc làm. Tình trạng này phản ánh một thực tế là ngân hàng đang tài trợ một khoản lãi suất cho doanh nghiệp vay. Điều này không khuyến khích ngân hàng cho vay.

Hình 2.20: Diễn biến mặt bằng lãi suất từ quý IV/2008 đến quý II/2009

(Nguồn: ngân hàng nhà nước)

Một thực tế khác là hệ thống doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiêu

thụ sản phẩm, điều này hạn chế nhu cầu đầu tư vào sản xuất. Việc đưa ra chỉ tiêu triển khai gói hỗ trợ lãi suất nếu như khơng được kiểm sốt tốt có thể

khiến ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay ảo hoặc sai mục tiêu, đối tượng hỗ trợ và như vậy sẽ không thực hiện được mục tiêu giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tránh việc căt giảm lao động và hạn chế việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm mới.

Phần 3

Định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển cho các cơng cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá chính sách tiền tệ việt nam trong thời kỳ khủng hoảng (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)