Đơn vị: % Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 100,0 24,53 36,73 38,74 2001 100,0 23,24 38,13 38,63 2002 100,0 23,03 38,49 38,48 2003 100,0 22,54 39,47 37,99 2004 100,0 21,81 40,21 37,98 2005 100,0 20,97 41,02 38,01 2006 100,0 20,40 41,54 38,06 2007 Sơ bộ 100,0 20,30 41,58 38,12
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thơn địi hỏi phải đa dạng hóa các ngành nghề nơng nghiệp nơng thơn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề thủ cơng ở nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn cả về năng lực cũng như mơ hình phát triển. Sản phẩm của các làng nghề đại đa số chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Một số khảo sát của chúng tôi gần đây tại Hà Tây cho thấy, nguy cơ đánh mất làng nghề truyền thống với hơn 1000 làng nghề ở tỉnh này là rất lớn. Đầu ra cho sản phẩm là một trong những vấn đề mấu chốt cần được khắc phục nếu chúng ta khơng muốn đánh mất di sản của ơng cha. Cần có những nghiên cứu và chiến lược bài bản, kết hợp và phát huy tổng thể đặc điểm văn hóa cũng như nguồn thực sẵn có thực tế của từng địa phương để phát triển làng nghề. Ví dụ, như ở Hà Tây, cần có chính sách gắn liền phát triển làng nghề với du lịch. Tuy nhiên, để làm được điều này việc đầu tiên chúng ta phải giải quyết triệt để vấn đề mơi trường.
Cần lưu ý, nơng thơn nước ta vừa có lợi thế vừa có tiềm năng trong việc khai thác các nguồn lực vật chất và cơng nghệ nhỏ, có truyền thống khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ kết hợp với tay nghề của người thợ thủ công để tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc và có giá trị sử dụng cũng như văn hóa cao. Những nguồn lực vật chất và công nghệ tại chỗ này tuy phân tán nhưng rất đa dạng và phong phú và chưa được khai thác đúng mức. Điểm đặc biệt là hầu hết các nganh nghề thủ công điều sử dụng nhiều lao động, hoặc tận dụng được lao động làm thêm lúc nơng nhàn, do đó nếu tập trung phát huy tốt làng nghề, nghề phụ thì sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc cải thiện và nâng cao đời sống của người nơng dân, góp phần khơng nhỏ vào việc hạn chế các hoạt động ngầm.
Hình thành các khu cơng nghiệp nhỏ
Phát triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn là một hướng giải pháp cần được quan tâm đúng mức. Khu công nghiệp nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển và hồn cảnh của nơng thơn Việt Nam về: vốn, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý. Khu cơng nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nơng nghiệp. Nơng phẩm được chế biến sẽ có giá trị và chất lượng được nâng lên, thời gian bảo quản lâu hơn, mở rộng khả năng tiêu thụ cả về khơng gian và thời gian, gắn kết được lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.
Vấn đề này như chúng tôi đã đề cập ở trên, muốn làng nghề phát triển phải tính đến nhiều nhân tố. Trước hết, làng nghề phát triển phải xuất phát từ các nhu cầu của thị trường. Thực tế là hiện có rất nhiều nghề truyền thống lâu đời, nhưng sản phẩm hiện nay hầu như khơng có nhu cầu trên thị trường. Vấn đề này cần được quan tâm giải quyết theo hai hướng. Thứ nhất, tập trung cải tiến sản phẩm, đa dạng, phong phú hướng tới đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mà vẫn phát huy được những cốt lõi của sản phẩm làng nghề. Thứ hai, chúng ta không thể thụ động ngồi chờ nhu cầu mà đã đến lúc cần có những biện pháp tổng thể để tạo cầu cho thị trường. Đặc biệt chú trọng đến đặc điểm văn hóa và giá trị thủ công của sản phẩm. Đây là hai xu hướng đang được người tiêu dùng trên toàn thế giới quan tâm, đặc biệt là khách hàng ở các nước phát triển, kể cả khối lượng rất lớn khách du lịch tới Việt Nam.
Vấn đề thứ hai, muốn phát triển làng nghề thì sản phẩm phải có năng lực cạnh tranh cao. Đâu là cốt lõi năng lực cạnh tranh của sản phẩm làng nghề? Theo chúng tơi đó chính là tay nghề của nghệ nhân. Vì vậy, muốn phát triển làng nghề trong cơ chế thị
trường cạnh tranh tồn cầu thì khơng có cách nào khác là phải tập trung khôi phục và phát triển đội ngũ nghệ nhân, truyền nghề cho các thế hệ kế cận, song hành cùng các giải pháp markrting để quản bá văn hóa và bản sắc Việt Nam ra thế giới.
Cịn một vấn đề nữa mang tính chất sống cịn cho các làng nghề - đó chính là cơng nghệ. Công nghệ thủ công – vừa là thế mạnh, vừa là điểm yếu của các làng nghề hiện nay. Bí quyết gia truyền làm nên bản sắc sản phẩm của các làng nghề. Tuy nhiên, giá trị của các bí quyết gia truyền này trong điều kiện bùng nổ thông tin và công nghệ như hiện nay là một vấn đề cần được xem xét. Chúng ta gặp phải một bài tốn rất khó đưa ra lời giải hồn chỉnh. Để sản phẩm thủ công cạnh tranh được về giá thành và tăng được thu nhập cho người lao động, cần phải đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất thủ công. Mà khi đã công nghiệp hóa thì liệu có cịn giữ được bí quyết gia truyền nữa hay không? Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại và cương quyết tránh hiện tượng hành chính hóa, quyết định một cách duy ý chí. Quyết định cuối cùng về hiện đại hóa phải thuộc về các nghệ nhân và bản thân làng nghề.
Phát triển nguồn nhân lực
Đây là một giải pháp tích cực có tác động trực tiếp tới khu vực kinh tế ngầm. Bởi vì nơng thơn chúng ta hiện nay đang chiếm tới 70% lao động của các nước. Và người
lao động ở nơng thơn đang có hiện tượng dư thừa ngày càng nhiều, khơng có việc làm hoặc việc làm khơng có hiệu quả là nguồn gốc cơ bản phát sinh các hoạt động ngầm.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn? Chúng tôi nghĩ giải quyết vấn đề này cần có cách tiếp cận hệ thống và tồn diện. Trước hết, phát triển nguồn nhân lực tức là phát triển nhận thức, hiểu biết, kỹ năng sống và các tiềm năng của con người với mục đích làm cho cuộc sống của chính họ được nâng cao hơn, qua đó nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng. Quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực ln ln có sự gắn kết hữu cơ với nhiều yếu tố như tốc độ tăng dân số, vấn đề sức khỏe, việc làm và thu nhập, các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa. Nâng cao dân trí ở nơng thơn bằng xã hội hóa giáo dực đào tạo; phát động phong trào toàn dân tham gia học tập nâng cao học vấn, nâng cao trình độ nghề nghiệp, khơng ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý nông nghiệp.
Quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo nghề cho nơng dân. Ngồi những kiến thức chung phải chọn những vấn đề riêng phù hợp với nông dân của từng nơi để đưa vào chương trình giảng dạy. Tổ chức các trung tâm đào tạo nghề cho nơng dân. Khuyến nơng, khuyến ngư là hình thức chuyển giao cơng nghệ hữu hiệu, đào tạo khơng chính thức để nâng cao kiến thức và kỹ thuật nghề cho nơng, ngư dân, qua đó người dân có thêm thơng tin tồn diện về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển ngành nghề.
Đào tạo nghề cần phải có kế hoạch cụ thể, phải dựa vào tình hình, xu hướng phát triển để dự báo nhu cầu số lượng, tỷ lệ lao động cần được đào tạo theo ngành nghề khác nhau. Từ đó có kế hoạch và chương trình đào tạo, đồng thời đảm bảo cân bằng về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lãnh thổ của các loại lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật khác nhau. Có thực hiện được như vậy thì cơng tác đào tạo và dạy nghề mới thực sự bổ ích, góp phần tạo cơ hội việc làm và giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động phi chính qui.
Một số chính sách khác
Trước hết, phải nói đến chính sách về đất đai. Đất đai sẽ quyết định hình thù và đặc điểm phát triển của nơng thơn. Chính sách sử dụng đất của chúng ta hiện đang mắc phải một số vấn đề. Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa q nhanh, tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp nhiều nơi, nhiều vùng đã vượt ra ngồi tầm kiểm sốt. Mất đất, mất ruộng, khơng có nghề nghiệp ổn định để chuyển đổi… đó chính là nền tảng cơ bản cho các hiện tượng tiêu cực phát sinh và là cội rễ của các hoạt động ngầm.
Qui hoạch đất nông nghiệp cần lưu ý một vài đặc điểm cơ bản sau.
Thứ nhất, không để quay trở lại tình trạng nơng dân khơng có ruộng đất như một số
tỉnh đã từng diễn ra. Thứ hai, q trình tích tụ ruộng đất tới một qui mơ thích hợp cũng tạo ra sức hút lao động trong nông thôn. Thứ ba, từng bước xây dựng và tiến tới hình thành mơ hình hợp tác xã kiểu mới ở nơng thơn dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: 1) tự nguyện. Chính từng hộ, từng người nơng dân tự nguyện tham gia hợp tác xã, xuất phát từ lợi ích và phù hợp với điều kiện của chính họ; 2) dân chủ. Trong hợp tác xã mỗi thành viên có quyền đóng góp ý kiến của mình vào phương hướng hoạt dộng của hợp tác; kiểm tra kiểm sốt mọi hoạt động; 3) cùng có lợi. Lợi nhuận phải được phân phối căn cứ theo đóng góp của mỗi thành viên về vốn, lao động.
Về thể chế. Cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính và thể chế pháp luật
đối với việc thành lập và tổ chức hoạt động của các cơ sở doanh nghiệp tư nhân, cá thể và các hình thức kinh doanh khác ở nơng thơn. Nhà nước cần có chính sách, thể chế thích hợp cho phép các cơ sở, doanh nghiệp tư nhân có thể liên doanh, liên kết và huy động vốn cổ phần trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài, để giúp họ mở rộng các nguồn vốn, tiếp cận với công nghệ hiện đại và với thị trường bên ngoài.
(c) Phát triển khu vực kinh tế chính thức ở thành thị
Một nước có diện tích canh tác hạn chế như ở nước ta thì địi hỏi phải phát triển nhanh về công nghiệp mới tạo được mức tăng trưởng nhanh về kinh tế. Cơng nghiệp hóa ở nước ta bắt đầu từ tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, sản xuất phục vụ xuất khẩu và các ngành dịch vụ nhằm tạo được nhiều việc làm. Xu thế này tất yếu sẽ dẫn đến việc dịng người di chuyển từ nơng thơn ra thành thị để tìm kiếm cơ hội việc làm. Để hạn chế dòng di dân này, cần thực hiện chiến lược tạo việc làm ở khu vực kinh tế chính thức trên địa bàn các đơ thị và ngay trên chính địa bàn nơng thơn. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm đơ thị hóa của nhiều nươc trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Slilanca, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Chiến lược phát triển đô thị chung của các nước này là kiềm chế sự phát triển của các đô thị lớn, phát triển hợp lý các đô thị loại trung bình và phát triển mạnh các loại đơ thị nhỏ nhằm hạn chế các dịng di dân thái q từ các vùng nơng thôn và điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý hơn trong phân bổ dân số giữa nông thôn và thành thị.
Nhà nước cần có chính sách, quy chế đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang xây dựng các nhà máy, các khu chế xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp, nếu được
Nhà nước cho phép xây dựng các khu cơng nghiệp trên đất nơng nghiệp thì nhất thiết phải tái sử dụng một tỷ lệ lao động tại địa phương, ngoài những qui định hiện hành về sử dụng lao động của nhà nước. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo mới hoặc đào tạo lại tay nghề cho họ để có kế hoạch sử dụng lâu dài số lao động này. Đây cũng là hướng trực tiếp giảm bớt số lao động nông thôn thiếu việc làm phải di chuyển vào thành phố tìm việc làm.
(d) Phát triển thị trường lao động
Thị trường lao động có vai trị quan trọng trong giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Cho nên, xây dựng thị trường lao động sẽ trực tiếp tác động đến khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có kinh tế ngầm.
Thứ nhất, xóa bỏ các rào cản trên thị trường lao động. Cũng như ở các nước đang
phát triển, thị trường lao động tại Việt Nam hiện đang bị chia cắt thành 3 khu vực: khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị khơng chính thức và khu vực nơng thơn. Sự chia cắt này làm cho tính cơ động của lao động bị hạn chế. Điều đó dẫn đến hai hậu quả: một là, ngăn cản việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; hai là, khả năng tạo việc làm bị hạn chế. Trong khi ở nột số địa phương tình trạng thất nghiệp khá trần trọng thì ở một số địa phương khác lại thấp hơn nhiều (bảng 2).
Thứ hai, thực hiện các giải pháp ổn đinh dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo dự báo đến năm 2010, dân số nước ta sẽ ở mức 88,3-89,0 triệu người. Tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên sẽ giảm dần từ 1,7% năm 1999 xuống 1,1% vào năm 2010. Mức gia tăng dân số hàng năm cũng sẽ giảm dần từ 1,2 triệu người vào năm 2000 xuống còn 1 triệu người vào 2010.32 Như vậy, trong tương lai cung về lao động vẫn cịn ở mức rất cao. Do đó, chính sách dân số phải là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển. Để ổn định dân số cần thực hiện một số công việc sau:
- Tập trung các nguồn lực để giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, đặc biệt là ở các vùng có mức sống thấp, nghèo nàn, lạc hậu.
- Thực hiện chính sách di dân và kiểm sốt công việc di chuyển dân cư một cách hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, các chính sách này nền thực hiện bằng các cơng cụ gián tiếp: tạo việc làm, nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần.
32 Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên), (2002). Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và Phát triển. Hà Nội:
- Nâng cao chất lượng và định hướng phát triển hệ thống giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, sớm đạt trình độ khu vực và từng bước tiếp cận với trình độ thế giới. Đổi mới phải xuất phát từ yêu cầu nội tại của thị trường lao động.
- Phát triển dịch vụ cộng đồng, an sinh xã hội thông qua phát triển hệ thống y tế; thể dục, thể thao; cải thiện điều kiện dinh dưỡng và môi trường.