1.3 Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu của TKV
1.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thơng qua tổ chức đấu thầu thì hiện nay tại TKV vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục để phát huy hiệu quả tối đa của quá trình tổ chức đấu thầu.
1.3.2.1 Những tồn tại và nguyên nhân mang tính chủ quan
Thủ tục rườm rà
Như đã trình bày ở trên, quy trình thủ tục tổ chức đấu thầu tại TKV hoàn toàn tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên các thủ tục trình thẩm định, phê duyệt nhìn chung khá rườm rà, phải qua nhiều cấp. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến sự chủ động của các đơn vị, nếu trong quá trình thẩm định phê duyệt các văn bản chưa đạt yêu cầu lại phải chuyển
xuống các đơn vị thành viên hoặc các công ty con để sửa đổi. Trong q trình tổ chức đấu thầu có rất nhiều văn bản, đặc biệt với các gói thầu có giá gói thầu lớn, kĩ thuật phức tạp thì vấn đề thủ tục rườm rà sẽ là một trở ngại lớn, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu, làm gia tăng thời gian, nhân lực và chi phí. Tuy nhiên hạn chế này có thể được khắc phục nếu có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Năng lực cán bộ quản lý và trực tiếp thực hiện công tác tổ chức đấu thầu chưa đồng đều
TKV tiền thân là Tổng công ty Than Việt Nam thành lập năm 1994, là một tổng công ty của nhà nước, với điều lệ hoạt độn và cơ cấu nhân sự đặc trưng của doanh nghiệp nhà nước đó là chế độ biên chế (một cá nhân khi đã vào biên chế sẽ không bị sa thải). Cơ chế này nhìn chung khá bất cập bởi nó làm giảm tính cạnh tranh trong cơng việc từ đó hạn chế hiệu quả làm việc của các cá nhân. Hơn nữa từ khi bắt đầu tiến hành tổ chức đấu thầu, một số cán bộ của TKV được cử đi học các khóa huấn luyện, đào tạo về đấu thầu. Cho đến này các cán bộ này đã lớn tuổi song lại chưa đến tuổi về hưu, và vẫn tham gia các hoạt động đấu thầu của Tập đoàn, điều này tác động đáng kể đến hiệu quả của công tác tổ chức đấu thầu. Mặt khác TKV là một trong những Tập đoàn kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay, lĩnh vực đầu tư rất rộng (kể cả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài). Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trải dài suốt từ Bắc vào Nam, do đó việc phổ biến, tuân thủ các quy định về đấu thầu gặp khơng ít khó khăn. Trình độ của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu chưa đồng đều, đặc biệt tại những khu vực không thuận lợi về cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung là năng lực của cán bộ phụ trách đấu thầu có được nâng cao trong thời gian qua song vẫn tồn tại những hạn chế bởi cơng tác đào tạo cịn nhiều bất cập. Các khóa huấn luyện, đào tạo về đấu thầu được TKV ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo này nhìn chung thường khơng chú trọng đến việc trang bị kĩ năng nghiệp vụ cho người học cũng như cơng tác quản lý các học viên. Chất lượng các khóa học chủ yếu thường phụ thuộc vào ý thức của từng học viên.
Cá biệt có một số học viên khơng có thời gian tham gia các lớp học xong đến cuối khóa học vẫn được cấp chứng chỉ. Đồng thời giảng viên cùng chương trình giảng dạy của các cơ sở này khơng có cơ quan nào quản lý do vậy có những giảng viên hợp đồng chưa đảm bảo chất lượng làm giảm hiệu quả của khóa học. Các khóa học chỉ thường dừng lại ở mức độ giảng viên trình bày các điều trong Luật đấu thầu và nghị định hướng dẫn, thường khơng mở rộng việc giải thích về bản chất cũng như giải đáp các thắc mắc của học viên.
Chất lượng của một số công việc chuẩn bị cho đấu thầu tại cấp đơn vị cịn thấp
Các cơng việc chuẩn bị cho đấu thầu thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị thành viên, các công ty con. Chất lượng yếu kém trong cơng tác chuẩn bị có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tồn bộ quá trình tổ chức đấu thầu của cả Tập đồn.
Cơng tác lập kế hoạch đấu thầu
Tổ chức soạn thảo kế hoạch đấu thầu ở một số đơn vị cịn chưa thực hiện đúng quy trình, căn cứ lập kế hoạch chưa đầy đủ, việc tính tốn các chi phí chưa đầy đủ khiến giá gói thầu khơng đảm bảo tính chính xác. Cá biệt có trường hợp phải tiến hành đấu thầu lại do khơng có nhà thầu nào trúng thầu và đến lần đấu thầu thứ hai đã phải tiến hành điều chỉnh tổng dự toán, gây ra tổn thất về thời gian.
Công tác soạn thảo HSMT
Lập HSMT là một bước quan trọng trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu. Hiện nay, đội ngũ cán bộ đấu thầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng song một số trường hợp HSMT vẫn gặp phải những sai sót, hạn chế sau:
Các tiêu chuẩn kĩ thuật của HSMT còn chung chung, thiếu chi tiết, thiếu
các thông tin về tiêu chuẩn kĩ thuật và giá cả.
Tiên lượng mời thầu chưa chính xác, hoặc được tính tốn trên thiết kế kĩ
Các tài liệu khảo sát, thiết kế kĩ thuật phục vụ cho công tác đấu thầu chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kĩ thuật mà nhà nước quy định. Dẫn đến trong q trình thi cơng, khối lượng thi cơng phát sinh lớn phải thay đổi tổng dự tốn và tổng mức đầu tư.
Việc quy định quá nhiều điều kiện tiên quyết để loại bỏ HSDT hoặc đưa
ra yêu cầu quá cao gây khó khăn cho việc lựa chọn nhà thầu thậm chí dẫn đến việc khơng thể lựa chọn được nhà thầu trúng thầu theo yêu cầu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu thống nhất giữa tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu nêu trong HSMT gây khó khăn cho việc đánh giá HSDT, khơng đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch trong đấu thầu vẫn tồn tại ở một số trường hợp.
Công tác chấm thầu của các đơn vị cịn chưa chính xác
Tuy được tiến hành một cách khách quan song do năng lực còn hạn chế của tổ chuyên gia, việc đánh giá HSDT trong một số trường hợp chưa bám sát các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT từ đó đưa ra các kết luận thiếu căn cứ xác đáng. Kiến nghị của tổ chuyên gia, tổ chức thẩm định nhằm xử lý các tình huống trong đấu thầu ở một số trường hợp chưa phù hợp với Luật Đấu thầu.
Hạn chế của cơng tác chấm thầu cịn xuất phát từ những hạn chế của HSMT đã trình bày ở trên, sự khơng thống nhất giữa tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu nêu trong HSMT đã gây ra khó khăn, cản trở mức độ chính xác của cơng tác chấm thầu.
Điều này có thể khắc phục thơng qua việc nâng cao năng lực cán bộ đấu thầu tại Tập đồn từ đó nâng cao chất lượng cơng tác soạn thảo HSMT và tiêu chuẩn đánh giá HSDT cũng như chất lượng công tác chấm thầu.
1.3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân mang tính khách quan
Quy định của Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn còn nhiều vướng mắc.
Các quy định về đấu thầu về cơ bản đã được thống nhất, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua q trình thực hiện cho thấy vẫn cịn một số
hạn chế gây khó khăn trong thực hiện pháp luật về đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, cũng như cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung HSMT phụ thuộc rất nhiều vào hình thức giao thầu và đặc điểm của gói thầu. Hiện nay trong Luật Đấu thầu chủ yếu mới chú trọng, quy định mẫu HSMT cho loại hình thi cơng xây dựng mà chưa quy định chi tiết cho các loại hình khác đang được áp dụng từng bước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như Tổng thầu thiết kế xây dựng mua sắm thiết bị xây dựng (EPC), Tổng thầu chìa khóa trao tay, Hợp đồng BTO, BOT…
Đối với chỉ dẫn yêu cầu kĩ thuật trong HSMT trong đó quy định: “khơng được đưa ra các yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc cụ thể của hàng hóa” song tiếp đó lại quy định “Trong trường hợp đặc biệt phải nêu nhãn hiệu, catalog của một nhà sản xuất nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kĩ thuật”. Việc áp dụng quy định này trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn do việc quy định chung chung cho “trường hợp đặc biệt”.
Một hạn chế khác đang gây trở ngại cho công tác chấm thầu đồng thời làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đó là hiện nay áp dụng phương pháp đánh giá HSDT dựa trên nguyên tắc: sau khi vượt qua điểm tối thiểu về đề xuất kĩ thuật thì nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất nhưng khơng vượt qua giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Do đó các nhà thầu mong muốn nhận được hợp đồng làm việc đã bỏ thầu với giá thầu thấp hơn giá trị thực tế từ đó dẫn tới thiệt hại khơng chỉ về tài chính cho nhà thầu, mà cịn thiệt hại cả về chất lượng cơng trình.
Quản lý nhà nước về đấu thầu còn thiếu chặt chẽ
Trong các lĩnh vực của hoạt động đầu tư nói chung và đấu thầu nói riêng,
các cơ quan nhà nước có vai trị quan trọng trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia và của cả nhà nước nói chung. Quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ sẽ tạo cơ hội phát sinh các hành vi gian lận, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây mất công bằng giữa các đối tượng dẫn tới những tranh chấp về lợi ích. Sở dĩ quản lý nhà nước về đấu thầu hiện nay còn thiếu chặt chẽ trước hết bởi
các quy định của nhà nước tại Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho cả các đối tượng thực hiện cũng như các cán bộ nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm; tiếp đó phải kể đến năng lực, trình độ, tư chất cá nhân của các cán bộ quản lý hiện nay.
Để khắc phục hạn chế này, nhà nước cần có chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng thời cải thiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.
Năng lực trình độ của các nhà thầu chưa cao
Đây là một trong những nguyên nhân là giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Theo quy định của Luật Đấu thầu và nghị định 58/2008/NĐ-CP thì nhà thầu phải vượt qua vịng đánh giá năng lực và kinh nghiệm trước thì HSDT mới được đánh giá khía cạnh kĩ thuật và khía cạnh tài chính thương mại. Có những trường hợp có rất nhiều nhà thầu nộp HSDT, song chỉ một hai nhà thầu lọt qua vòng đánh giá năng lực kinh nghiệm khiến cho việc đánh giá HSDT ở các vịng sau khơng cịn đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả. Bởi khơng phải nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu về năng lực và kinh nghiệm cũng có phương án kĩ thuật và tài chính tốt nhất cho tất cả các gói thầu.
Như đã trình bày ở trên thì năng lực của các cán bộ phụ trách đấu thầu không chỉ của TKV nói riêng mà của cả nước nói chung hiện này còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Điều này cản trở rất nhiều trong quá trình lập HSDT và cũng làm giảm khả năng trúng thầu của các nhà thầu do mức độ am hiểu về Luật Đấu thầu còn chế.
Sự hạn chế trong năng lực của các nhà thầu cịn biểu hiện ở khía cạnh tài chính. Năng lực tài chính của nhà thầu khi tham dự thầu là khả năng đảm bảo về vốn và các điều kiện tài chính của nhà thầu để có thể thực hiện phần công việc được giao. Cùng với giá bỏ thầu, đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực hoàn thành các phần việc đã đề ra trong HSMT. Một số nhà thầu tham gia dự thầu và trúng thầu song do năng lực tài chính của doanh nghiệp cịn yếu kém đã dẫn tới việc tại thời điểm trúng
thầu, năng lực của họ đảm bảo. Nhưng sau khi trúng thầu, năng lực tài chính họ khơng đủ, nợ nần chồng chất. Tiền đưa về được bao nhiêu thì các đơn vị thi cơng bị ngân hàng thu nợ.
Mặt khác do những quy định của Luật Đâu thầu và nghị định hướng dẫn còn hạn chế, chúng ta thường áp dụng một số chỉ tiêu: doanh thu trung bình trong 3 – 5 gần kề (bằng 2 –3 lần giá trị gói thầu); lợi nhuận trong 3 –5 gần kề (không nhỏ hơn 0); độc lập về tài chính... Phương pháp đánh giá này cịn đơn giản, mới chỉ đưa ra một vài chỉ tiêu về kết quả kinh doanh mà không xác định được khả năng huy động đủ vốn thực tế của nhà thầu để đảm bảo thi cơng cơng trình đúng chất lượng và tiến độ.
Ngồi ngun nhân phương pháp đánh giá chưa chính xác và tồn diện, sự thiếu trung thực của các số liệu tài chính trong hồ sơ kinh nghiệm nhà thầu cũng khiến các chủ đầu tư nhầm lẫn. Lẽ dĩ nhiên là nếu số liệu khơng chính xác thì chủ đầu tư có thể kết luận một nhà thầu yếu kém thành nhà thầu năng lực tốt hoặc ngược lại. Tính chính xác của số liệu hoàn toàn phụ thuộc vào độ trung thực của nhà thầu - một yếu tố rất khó để kiểm chứng.
Thiết nghĩ, cần phải quy định các số liệu về giá trị còn lại chưa thực hiện của các hợp đồng, dự án (cả với nhà thầu chính và thầu phụ) mà nhà thầu đang và sẽ phải thi công trong khoảng thời gian dự án thi cơng của gói thầu dự thầu, phải được kê khai đầy đủ, trung thực và phải được các chủ đầu tư xác nhận đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để xét năng lực về máy móc, thiết bị của nhà thầu. Tránh tình trạng gói thầu nào nhà thầu cũng kê khai các thiết bị bất kể nó đang được bố trí thi cơng tại các dự án khác.
Vẫn còn tồn tại hiện tượng các nhà thầu bỏ giá thầu thấp dưới giá thầu thực tế nhằm giành được hợp đồng. Sở dĩ có hiện tượng trên là do ở nước ta hiện nay đa số áp dụng phương pháp đánh giá HSDT dựa trên nguyên tắc: sau khi vượt qua điểm tối thiểu về đề xuất kĩ thuật thì nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất nhưng khơng vượt qua giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Cá biệt với gói thầu tư vấn, lấy giá bình qn bỏ thầu của các nhà thầu đủ tiêu chuẩn đánh giá tài chính thương mại làm căn cứ xét thầu. Việc quy định phương
pháp chấm thầu như trên đã dẫn tới nhiều nhà thầu thiếu việc làm, đã bỏ giá dự thầu thấp dưới mức giá thực tế. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện dự án mới thấy lỗ nặng, nhà thầu bèn tìm mọi cách kéo dài thời gian thực hiện (để giảm áp lực vốn đầu tư, giảm lãi vay ngân hàng...) rồi bớt xén vật tư các loại, thậm chí xin điều chỉnh phương án, giảm bớt hoặc thay đổi hạng mục cơng trình... Hiện tượng này gây ảnh hưởng khơng chỉ về tài chính với nhà thầu mà cịn ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện gói thầu.
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam.