0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Tháng S ố lư ợ n g tà i k h oả n
(Nguồn: Cơng ty cổ phần chứng khốn VNDirect)
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN VNDIRECT
2.3.1. Kết quả
Đi vào hoạt động được hơn 1 năm, cơng ty chứng khốn Vndirect bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai nghiệp vụ môi giới.
Là một công ty mới, ra đời cùng lúc với hàng loạt công ty chứng khoán khác, thị phần mơi giới bị chia sẻ nhưng khơng vì thế mà hoạt động mơi giới của VNDS kém phát triển. Hiện nay, thị phần môi giới của công ty là 3,8%, không phải là con số nhỏ so với các cơng ty chứng khốn ra đời cùng thời điểm. Số lượng tài khoản công ty mở cho khách hàng không ngừng tăng lên, đến nay ghi nhận con số hơn 13.000 tài khoản. Công ty không những giữ được số khách hàng cũ, khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm được
nhiều khách hàng mới, không ngừng nâng cao vị thế uy tín của cơng ty trên thương trường.
Với mục tiêu trở thành 1 trong 5 cơng ty chứng khốn hàng đầu của Việt Nam công ty đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm mới, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ chuyển nhận cổ tức, dịch vụ xác nhận số dư chứng khoán trên tài khoản của khách hàng, dịch vụ đặt lệnh từ xa… Những dịch vụ này ngày càng được hoàn thiện, mang lại hiệu quả cho công ty thể hiện qua số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng tăng và thị phần của công ty ngày càng được mở rộng.
Ln hoạt động theo phương châm: “Sự hài lịng của khách hàng là sứ mệnh của VNDirect”, công ty cố gắng tổ chức thực hiện nghiệp vụ mơi giới chứng khốn một cách bài bản, nhanh chóng chính xác với độ an tồn cao từ đó tạo ra niềm tin cho khách hàng để họ tích cực hơn trong việc tham gia giao dịch chứng khốn trên thị trường. Vì vậy số lượng khách hàng đến mở tài khoản tại công ty và doanh số giao dịch không ngừng tăng, công ty luôn đạt chỉ tiêu thực tế cao hơn các mức kế hoạch đặt ra.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ nhưng cũng phải thừa nhận rằng VNDS vẫn cịn những khó khăn tồn tại cần tháo gỡ trong hoạt động mơi giới chứng khốn.
Trong thời gian qua thị phần hoạt động môi giới của cơng ty cịn thấp so với các cơng ty chứng khốn khác. Mặc dù doanh thu từ hoạt động môi giới liên tục tăng nhưng số lệnh giao dịch với giá trị nhỏ chiếm tỷ trọng lớn và số tài khoản giao dịch liên tục không nhiều. Ngoài ra những khách hàng của
VNDS chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu khách hàng lớn, nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngồi.
Sức cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực môi giới so với một số cơng ty khác vẫn cịn thua kém. Mặc dù công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp các sản phẩm tiện ích cho khách hàng nhưng việc cung cấp còn chưa nhanh nhậy với thị trường, các sản phẩm cần phải đa dạng hơn có nhiều dịch vụ tiện ích hơn mới hấp dẫn nhà đầu tư lớn.
Chất lượng của hoạt động môi giới chưa thực sự cao. Nhân viên môi giới cịn thiếu chủ động tìm kiếm khách hàng.
Doanh thu từ hoạt động mơi giới vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu của công ty. Nghiệp vụ mơi giới chứng khốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của một cơng ty chứng khốn, nó đem lại nguồn thu rất lớn cho cơng ty, do đó cơng ty phải có biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả và sự đóng góp của nghiệp vụ mơi giới chứng khốn vào nguồn thu nhập cũng như uy tín, vị trí và thị phần của cơng ty trên thương trường.
2.3.2.2. Nguyên nhân
2.3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn nhân lực có trình độ cao nhưng cịn thiếu kinh nghiệm. Có thể nói, con người là yếu tố quan trọng nhất và có vai trị quyết định đến sự thành công của công ty. Các công ty chứng khốn là những cơng ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường địi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên dầy dạn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Trong điều kiện thị trường cịn ở giai đoạn đầu, các cơng ty chứng khoán ở Việt Nam thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và có kinh nghiệm kinh doanh thương trường, VNDS cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. VNDS có thế mạnh nguồn nhân lực dồi dào sức trẻ song cũng vì thế mà thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Hiện nay chỉ với thao tác nghiệp vụ chuyên môn tốt, chỉ thực hiện lệnh theo u cầu của khách hàng thơi thì
khơng đủ mà cần phải chú trọng khai thác và kết hợp các kỹ năng cần thiết của nhà mơi giới trong q trình hành nghề.
Vì vậy, trong thời gian tới vấn đề đào tạo kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ là một việc làm tất yếu và cũng là một thách thức lớn lao đối với công ty.
- Cơng ty chưa có tiêu chí rõ nét cho việc phân đoạn thị trường và lựa chọn khách hàng, đối tượng của mơi giới cịn hẹp, thường tập trung vào những người có thu nhập cao hay những người có khả năng chấp nhận rủi ro. Việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng cịn ở mức thơ sơ nên tuy đã có nhiều ưu đãi cho khách nhưng vẫn chưa đánh vào tâm lý u cầu của từng nhóm khách hàng riêng. Nhà mơi giới hầu như thụ động chờ thực hiện lệnh hộ khách hàng mà chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Cơng ty cũng chưa chia khách hàng thành những đối tượng thuộc nhóm khác nhau để mỗi nhân viên chăm sóc, quản lý, tư vấn riêng.
- Cơ sở vật chất, trình độ cơng nghệ chưa thực sự phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty. Nó khơng chỉ tạo dựng nên hình ảnh của cơng ty trong lịng cơng chúng mà còn hỗ trợ cho việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của cơng ty một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Trong suốt q trình hoạt động, VNDS ln tiến hành nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật, áp dụng tiến bộ về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí cịn hạn hẹp, trong khi đó cơng nghệ thơng tin lại phát triển nhanh chóng cũng gây áp lực lớn cho công ty. Hơn nữa, VNDS chủ trương tự mình phát triển phần mềm hỗ trợ. Phần mềm của công ty được đánh giá là phù hợp với Việt Nam song cũng chưa phải là hoàn hảo, cần phải nghiên cứu phát triển thêm. Hệ thống điện thoại gặp trục trặc trong việc kết nối với khách hàng, khiến khách hàng lỡ dịp mua bán cổ phiếu, phần mềm Bo được ứng dụng nhưng cịn hay bị lỗi gián đoạn. Ngồi ra, do mới đi vào hoạt động, hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng chưa
được cập nhật một cách kịp thời và đầy đủ. Điều này làm chậm quá trình giao dịch của nhà đầu tư, gây tâm lý khó chịu cho nhà đầu tư trong khi họ muốn lệnh được tiến hành ngay lập tức.
2.3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Mơi trường tài chính cịn rất thơ sơ. Điều này được thể hiện qua các kênh huy động vốn đang còn ở giai đoạn mới hình thành, thiếu đồng bộ và về căn bản đang chịu sự can thiệp hành chính nhà nước thay cho sự tự vận động của thị trường. Đặc biệt là thị trường vốn ngắn hạn do hệ thống ngân hàng đảm nhiệm - một kênh dẫn vốn có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán đang hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này dẫn đến một nghịch lý là: nền kinh tế thì thiếu vốn nghiêm trọng trong khi vốn trong nước thì lại đang bị đóng băng trong các ngân hàng với một số lượng không nhỏ, khơng có lối thốt cho đầu tư. Tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm vừa qua đã tạo ra thu nhập gia tăng đáng kể trong nền kinh tế nói chung và trong dân cư nói riêng. Nhiều người có vốn nhàn rỗi dường như ngày càng không thoả mãn với những cơng cụ tài chính trên thị trường. Thị trường chứng khoán đem lại cho họ cơ hội đầu tư mới hấp dẫn song do thị trường cịn q mới mẻ, quy mơ thị trường nhỏ bé, hàng hóa cho thị trường cịn thiếu và hơn nữa thị trường còn chứa đựng nhiều rủi ro khiến cho các nhà đầu tư còn e ngại khi tham gia thị trường. Đây là một cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các cơng ty chứng khốn:
+ Về cơ hội: nhiều nhà đầu tư rất cần sự tư vấn của các chun gia tài chính đó là các nhà mơi giới, điều này sẽ làm gia tăng doanh thu từ hoạt động môi giới.
+ Về thách thức: do thị trường cịn chứa đựng nhiều rủi ro, thơng tin khơng hồn hảo nên những lời khuyên, những lời tư vấn của các nhà mơi giới nhiều khi khơng chính xác gây mâu thuẫn xung đột quyền lợi với khách hàng.
Trong tình hình thị trường hiện nay, việc thu hút thêm khách hàng và tạo thêm niềm tin cho khách hàng về triển vọng của thị trường chứng khoán
Việt Nam là rất khó khăn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
- Mơi trường pháp lý cịn thiếu hồn chỉnh và chưa đồng bộ. Nhà nước chưa có những hoạch định cụ thể để phát triển một cách đồng bộ và hiệu quả cho thị trường chứng khốn cịn non trẻ. Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khốn khơng ổn định, ln có sự thay đổi và điều chỉnh. Nhiều văn bản pháp lý đưa ra khơng phù hợp với tình hình thực tế và còn nhiều bất cập. Bản thân các văn bản pháp lý hiện hành cũng đang trong quá trình điều chỉnh. Các văn bản mới về chứng khoán cũng chưa bao quát hết mọi vấn đề, chưa có sự thống nhất cao giữa các văn bản về thị trường chứng khốn. Do đó gây nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa bảo vệ được quyền lợi cho nhà đầu tư.
- Các nhà đầu tư trên thị trường bây giờ có thể bao gồm đủ mọi tầng lớp dân cư và đủ mọi thành phần xã hội. Và chính sự khơng đồng đều về sự hiểu biết như vậy sẽ gây cản trở cho hoạt động môi giới. Những lúc như thế hoạt động môi giới thường phải chia ra làm 2 phần khi tiếp xúc với khách hàng của mình, từ việc tư vấn cho các nhà đầu tư mới tham gia và các nhà đầu tư đã tham gia lâu trên thị trường là hồn tồn khác nhau.
Thói quen đầu tư của người Việt Nam vào chứng khốn là chưa có. Nhiều người coi đầu tư chứng khốn chưa phải là chính, họ tham gia vì tị mị xem thị trường chứng khốn như thế nào, mục đích đầu tư là trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư cũng dựa trên sự tham khảo, giao dịch theo phong trào chưa hình thành thói quen nhờ nhân viên tư vấn giúp.
Khách hàng đầu tư lại không theo kế hoạch tài chính cá nhân. Điều này là do nhu cầu sống địi hỏi chưa cao, chưa quen chuẩn bị tài chính cho tương lai…Họ đang để tiền đầu tư chứng khốn đầy nhưng nếu cần thì họ sẽ thu lại ngay mà khơng cần quan tâm thị trường đang hoạt động ra sao. Họ ln có sự
thay đổi trong nhu cầu tài chính nên gây khó khăn cho hoạt động tư vấn của nhân viên môi giới.
- Áp lực cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành. Hiện nay có hơn 100 cơng ty chứng khoán đang hoạt động và hơn 20 bộ hồ sơ xin phép thành lập cơng ty chứng khốn đã nộp lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang chờ xem xét và thẩm định. Số lượng cơng ty chứng khốn nhiều nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân), trong khi đó bốn cơng ty hàng đầu là SSI, Bảo Việt, VCBS, ACBS đang chiếm khoảng 65% thị phần môi giới; các công ty bậc trung như Rồng Việt, Đại Việt, BSC, HSC, Thăng Long, Agriseco, SCBS, VNDirect, Chứng khốn Cơng thương... chiếm khoảng 25% thị phần tiếp theo; 10% cịn lại các cơng ty mới ra đời chia nhau. Sự giành giật khách hàng giữa các cơng ty chứng khốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của hoạt động môi giới, đặc biệt đối với các công ty chứng khoán mới ra đời.
- Hiệp hội kinh doanh chứng khốn chưa thực sự có vai trị quan trọng trên TTCK Việt Nam. Hiệp hội chưa đưa ra được bộ quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của nhà mơi giới chứng khốn. Rất nhiều nhà môi giới đã lợi dụng kẽ hở của luật để kinh doanh trái nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như việc các nhà môi giới thực hiện lệnh của khách hàng quen biết và của công ty trước lệnh của khách hàng, thực hiện đặt lệnh thái quá cho khách hàng để thu phí... Điều này gây tổn hại cho khách hàng khiến các nhà đầu tư còn e ngại khi nhận lời khuyên từ nhà môi giới.
Như vậy trong chương này, bài viết đã đề cập một cách khái quát về quá trình hình thành và phát triển của CTCK Vndirect, những thuận lợi và khó khăn mà cơng ty đang gặp phải. Bên cạnh đó, cung cấp thực trạng hoạt động môi giới tại công ty qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp và
một số kiến nghị nhằm thúc đẩy nghiệp vụ môi giới chứng khốn của cơng ty hoạt động hiệu quả và phát triển.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN VNDIRECT
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN VNDIRECT
3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động được hơn 7 năm và cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Phát triển thị trường là một q trình lâu dài và khó khăn nhất là đối với những nước đang phát triển và thị trường còn sơ khai như ở Việt Nam. Quan điểm về chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là đi từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thị trường hoạt động ổn định, an toàn hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư và có thể linh hoạt thích ứng với hồn cảnh thực tế, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường.
Với mục tiêu là: “Củng cố, ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường, từng bước mở rộng phạm vi quy mô thị trường; tăng cường hiệu quả quản lý giám sát thị trường, bảo vệ nhà đầu tư. Góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, đảm bảo ổn định và an ninh tài chính tiền tệ quốc gia; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Tạo mơi trường nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá và huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển”.
Trước mắt, giai đoạn 2005 – 2010 là tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của thị trường chứng khoán. Mục tiêu chủ yếu là mở rộng và tăng cường năng lực thị trường, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ