4.1 Hư hỏng và cách khắc phục.
Để định vị được nguyên nhân của vấn đề ta phải kiểm tra triệu chứng của vấn đề. Nếu triệu chứng chưa được chắt lọc chính xác thì sẽ mất thêm thời gian để chắt lọc vấn đề. Xác định vấn đề trước rồi tìm nguyên nhân của nó sau. Điều quan trọng là xác định theo thứ tự đúng nguyên nhân của vấn đề nhanh chóng và chính xác. Nếu không tìm ra sự cố trong ly hợp nên kiểm tra các chi tiết khác (động cơ hay hộp số).
Trong hệ thống truyền lực, bộ ly hợp là cầu nối trung gian giữa động cơ với hộp số và cầu chủ động. Khi bộ ly hợp gặp sự cố thì việc điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí xe sẽ không hoạt động được. Bộ ly hợp thường mắc một số hỏng hóc sau đây:
Bàn đạp ly hợp nặng hơn bình thường: Cảm nhận đầu tiên khi điều khiển một
chiếc xe bình thường là côn, số có nhẹ nhàng hay không. Nếu xe dùng bộ trợ lực mà khi gài số đạp côn rất nặng thì có thể là do hệ thống điều khiển ly hợp bị thiếu dầu. Các xử lý tốt nhất là đưa xe vào gara để bổ xung dầu vào hệ thống.
Động cơ bị rung, giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp: Sau khi cài số và buông
chân ly hợp, động cơ bị giật và rung động rất mạnh, sự kết nối của bộ ly hợp không êm. Khi điều này xảy ra nên nhanh chóng đưa xe vào gara kiểm tra vì rất có thể chỉnh chân côn không chuẩn hoặc có thể do có một chi tiết nào đó
của bộ ly hợp bị vỡ, ví dụ gãy các lò xo giảm chấn, bàn ép bị nứt…
Khó vào số: Khi đạp hết khoảng chạy của bàn đạp ly hợp nhưng vào số vẫn
khó, bộ ly hợp ngắt không dứt khoát. Sự cố này xảy ra khi điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.
Bị rung bàn đạp ly hợp: Hiện tượng này được cảm nhận khi ta ấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Nếu nhấn mạnh chân hơn thì ly hợp hết rung. Điều đó báo hiệu hỏng hóc có thể là do sai sót khi lắp ráp đĩa ly hợp không chuẩn nên bị dịch chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này khiến ly hợp bị mài mòn nhanh chóng
Đĩa ly hợp nhanh mòn: Do tình trạng trượt giữa đĩa ly hợp với mặt bánh đà
và đĩa mai sát. Do người lái có thói quan gác chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy sẽ làm cho đĩa chóng mòn hoặc hay có thói quen đi số cao rà côn để đạt tấc độ chậm mà không chịu về số thấp.
Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp: Vòng bi T (vòng bi dùng để ngắt
ly hợp bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn nên phát ra tiếng kêu khi ta đạp bàn đạp ly hợp.
Thông thường khi gặp những sự cố trên nên đưa xe vào các gara để điều chỉnh, sửa chữa nhưng vẫn cần chú ý kiểm tra bộ ly hợp hoạt động có tốt không, hành trình tự do của bàn đạp ly hợp được điều chỉnh đúng chưa. Có thể kiểm tra một cách rất đơn giản như sau: Khởi động động cơ, cài số, nhả 1/2 hành
trình bàn đạp ly hợp thấy xe chuyển động êm, không “giật cục” và khi tăng ga xe “vút nhanh” chứng tỏ bộ ly hợp được điều chỉnh và sửa chữa tốt.
4.2 Phương pháp kiểm tra chất lượng bộ ly hợp trên xe.
Thông thường để kiểm tra xem tình trạng làm việc của ly hợp còn người ta thường làm theo cách sau:
a. Gài số cao, đóng ly hợp:
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở số cao nhất (thường là số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng tay ga, từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã bị trượt lớn (có thể đĩa ma sát bị mòn nhiều, điều chỉnh ly hợp không đúng, lò xo ép quá yếu hay bị gãy…).
b. Giữ xe trên dốc:
Chọn mặt đường phẳng và tốt có độ dốc 8÷10 độ. Xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu xe theo chiều xuống dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe và ô tô không bị lăn xuống dốc chứng to ly hợp tốt, còn nếu xe lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp bị trượt.
c. Đẩy xe:
Chọn một đoạn đường bằng cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy và gài số tiến ở tay số thấp nhất (số 1), đẩy xe, khi ở số thấp nhất xe bị phanh bằng động cơ, xe không chuyển động. Phương pháp này chỉ áp dụng cho xe con với sức đẩy của 3 đến 4 người.
d. Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét:
Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét đặc trưng khi ô tô chịu tải đầy và thường xuyên làm việc ở chế độ nặng nề. Việc xác định qua mùi khét chỉ thấy khi ly hợp bị trượt nhiều tức là ly hợp đã cần tiến hành thay đĩa bị động hay các thông số
điều chỉnh đã bị sai.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Trong thời gian ba tháng tìm hiểu, tính toán và thiết kế em đã hoàn thành được mục tiêu mà đồ án đề ra đó là:
- Tìm hiểu tổng quan về ly hợp trên ô tô nói chung và ly hợp trên ô tô tải 3 tấn (của xe Lifan N1) nói riêng.
- Tính toán các kích thước của các chi tiết trong ly hợp và kiểm bền chúng theo lý thuyết.
- Xây dựng các bản vẽ 2D và 3D của các chi tiết và kết cấu cụm ly hợp được thiết kế bằng phần mềm AutoCad và Catia.
- Mô phỏng được quá trình tháo lắp cụm ly hợp bằng Catia đồng thời tính toán ứng suất và biến dạng của đĩa ép (bài toán tĩnh) bằng phần mềm Ansys Workbench.
Một số hướng phát triển kế tiếp của đề tài như: - Tính toán kiểm bền các chi tiết với bài toán động. - Tối ưu hóa sản phẩm.
Để từ đó sẽ áp dụng và trong thực tế sản xuất.
Dù mục tiêu của đề tài đã hoàn thành nhưng trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy em kính mong sự đóng góp của các thầy và bạn bè giúp cho đồ án của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Hường, Phạm Xuân Mai, Ngô Xuân Phát
Hướng dẫn đồ án môn học thiết kế và tính toán ôtô-máy kéo (tập 1). [2] Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên
Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo. Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1985.
[3] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển
Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (tập1-2). Nhà xuất bản Giáo dục. [4] Nguyễn Trọng Hiệp
Chi tiết máy(tập 1-2). Nhà xuất bản Giáo dục [5] Nguyễn Hữu Cẩn
Lý thuyết ôtô- máy kéo. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, năm 2000. [6] Nguyễn Trọng Hoan
Tập bài giảng Thiết kế tính toán ô tô [7] Nguyễn Khắc Trai
Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
[8] Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng