Lý thuyết về mô phỏng 3D 1.1 Giới thiệu về phần mềm Catia.

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế cụm ly hợp xe tải 3 tấn (Trang 49 - 51)

1.1 Giới thiệu về phần mềm Catia.

Catia được viết tắt từ cụm từ Computer Aided Three Dimensional Interactive Application có thể dịch ra là: “Xử lý tương tác trong không gian ba chiều có sự trợ giúp của máy tính”, Catia là một bộ phần mềm thương mại phức hợp CAD/CAM/CAE được hãng Dassault Systemes (đây là một công ty của Pháp) phát triển và IBM là nhà phân phối trên toàn thế giới. Catia được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++. Catia là viên đá nền tảng đầu tiên của bộ phần mềm quản lý toàn bộ một chu trình sản phẩm của hãng Dassault. Nó cho phép người sử dụng xây dựng mô hình 3D cho các chi tiết, lắp ghép chúng thành sản phẩm hoàn chỉnh, kiểm tra động học, cung cấp thông tin về vật liệu... Hơn thế nữa, tính mở và tính tương thích của CATIA cho phép nhiều phần mềm ứng dụng nổi tiếng khác chạy trực tiếp trên môi trường của nó; CATIA cũng kết xuất ra các file dữ liệu định dạng chuẩn để người sử dụng có thể khai thác mô hình trong môi trường các phần mềm phân tích khác.Ví dụ: các phần mềm phân tích ANSYS, MSC, ... có thể kiểm tra mô hình về phương diện ứng suất, biến dạng, nhiệt; xác định tần số dao động riêng; mô phỏng tương tác các dòng chảy khí (hoặc chất lỏng) với mô hình,... Các phần mềm COSMOS, ADAM, ...có thể kiểm tra các thông số động học hay động lực học của mô hình, các phần mềm Z- Casting, Pro- Casting,... có thể mô phỏng quá trình đúc sản phẩm.

Thế mạnh lớn nhất của CATIA so với các phần mềm CAD đang được sử dụng hiện nay trên thị trường là khả năng tạo ra các khối 3D một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra nó còn có khả năng tạo ra được các vật thể, các chi

tiết với hình dạng rất phức tạp mà các phần mềm khác có thể không làm được. Vì vậy quyết định đầu tư khai thác phần mềm thiết kế CATIA là cần thiết cho mỗi nhà thiết kế cũng như doanh nghiệp.

1.2 Trình tự thiết kế 3D trong Catia

Trình tự thiết kế trên phần mềm Catia

Trong các môdun để thiết kế tạo ra chi tiết thì CATIA có 2 môdun chính là: SHAPE và MECHANICAL DESIGN, đặc biệt trong thiết kế các chi tiết thể đặc thì môdun MECHANICAL DESIGN được sử dụng như là một môdun chính. Trong môdun này chủ yếu sử dụng các bản vẽ sau:

- Bản vẽ chi tiết (Part Design): Bản vẽ được sử dụng để tạo các chi tiết

riêng lẻ, do đó trong bản vẽ chi tiết người sử dụng không thể tạo được 2 chi tiết trên nó. Bản vẽ này thường xuyên được sử dụng để thiết kế các chi tiết 3D.

- Bản vẽ lắp (Assembly) : Bản vẽ này liên kết các chi tiết trong bản vẽ chi

tiết lại với nhau, để tạo thành một cụm chi tiết hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh. Bản vẽ lắp liên kết các chi tiết lại với nhau do đó nếu có sự thay đổi nào từ các bản vẽ chi tiết thì chi tiết tương ứng trên bản vẽ lắp cũng tự động cập nhật theo.

- Bản vẽ mô phỏng lắp ghép (DMU Fitting): Mô phỏng cấu tạo và tháo lắp

cụm chi tiết.

Để giải quyết một bài toán trên các phần mềm cần thực hiện qua nhiều bước khác nhau, trình trự nội dung công việc trong mỗi bước cũng phụ thuộc vào chi tiết, sản phẩm thiết kế cụ thể. Nhưng nói chung ta đều có thể nhóm các công việc vào 4 phần:

- Phân tích bài toán cần giải quyết. - Bước xây dựng mô hình.

- Bước đặt tải và phân tích. - Bước xem kết quả phân tích.

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế cụm ly hợp xe tải 3 tấn (Trang 49 - 51)