Nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích tình hình ứng dụng các hiệp ước vốn tại việt nam (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU HIỆP ƯỚC VỐN BASEL

3.2. Nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm

Trước mắt, để đáp ứng kịp thời nhu cầu xếp hạng tín nhiệm khách hàng, mỗi NHTM cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đảm bảo tính chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro, chính sách dự phịng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hàng sổ tay tín dụng. Ngồi ra, các NHTM nên thống nhất với nhau về tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng, chia sẻ thơng tin khách hàng để có sự đánh giá khách quan, chính xác.

Xét về lâu dài, cần thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập, đặc biệt phải chú trọng đến chức năng xếp hạng tín dụng chứ khơng phải cơng bố thơng tin như hiện nay. Hơn thế nữa, để nâng cao vị thế mang tầm quốc tế, các cơng ty xếp hạng tín dụng phải cơng bố khả năng thanh tốn nợ cho mỗi mức xếp hạng, cho nhà đầu tư thấy được mức độ tin cậy của đánh giá xếp hạng của họ. Để làm được điều này, các tổ chức xếp hạng tín dụng cần phải thu thập dữ liệu trong vài năm. Chính vì vậy, họ phải xây dựng dữ liệu bằng cách cung cấp miễn phí dịch vụ xếp hạng trong một vài năm đầu. Thêm vào đó,Việt Nam cần một khung pháp lý cơ bản, tối thiểu cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước.Bời vì, đã có một vài tổ chức hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Mặt khác, một số doanh nghiệp lớn khi phát hành trái phiếu đã thuê dịch vụ của các công ty xếp hạng hàng đầu thế giới. Vì thế, hệ thống pháp lý cần quy định cụ thể cho cả tổ chức xếp hạng tín nhiệm và doanh nghiệp có nhu cầu xếp hạng.

3.3. Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Điều quan trọng để có thể tiến hành việc ứng dụng thành cơng quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo chuẩn mực của Basel II chính là vai trị cũng như trách nhiệm của NHNN trong việc đưa ra các nền tảng luật pháp hồn thiện. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực làm cơ sở phân tích rủi ro. Cải cách hệ thống kế tốn ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt về vấn đề phân loại nợ theo chất lượng/ mức độ rủi ro, trích lập dự phịng rủi ro, hạch tốn thu nhập/ chi phí. Phối hợp với các bộ ngành hồn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hồn thiện phương pháp kiểm

soát và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị hiện đại và tạo rào chắn chống sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trong xu thế hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.

3.4. Các giải pháp khác

Ngoài ba giải pháp trên, chúng ta phải kết hợp đồng bộ các giải pháp khác như hoàn thiện và phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin, cải tiến quy trình quản trị rủi ro, nâng tính chủ động và sức mạnh tài chính cho các NHTM, đầu tư tài chính để ứng dụng Basel II, nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng, nâng cao hiệu quả cơng tác tahnh tra, kiểm soát ngân hàng,…

PHẦN KẾT LUẬN

Để từng bước hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, cả NHNN và các NHTM đã chung tay cùng nhau hoàn thiện hệ thống pháp lý cho cả hệ thống cũng như công tác quản trị rủi ro ở mỗi ngân hàng, đặc biệt là tuân theo các Hiệp ước vốn Basel. Cụ thể, từ nay 1999 đến năm 2012, NHNN đã liên tục cập nhật thơng tin từ Basel để hồn chỉnh hệ thống pháp luật về quản trị rủi ro tại Việt Nam. Đối với các NHTM, đã từng bước nâng cao hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)- một chỉ số đặc trưng của Basel. Ngoài ra, các NHTM đã bắt đầu xây dựng, cải tiến quy trình quản trị rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,…

Mặc dù, NHNN và các NHTM đã có sự quyết tâm và đã bắt tay vào thực hiện với các hành động cụ thể. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, giám sát, quản lý, tổ chức xếp hạng tín nhiệm,…nên việc ứng dụng các Hiệp ước vốn tại Việt Nam còn nhiều bất cập.

Để việc ứng dụng Hiệp ước vốn tại Việt Nam hiệu quả, cả NHNN và NHTM phải nỗ lực nhiều hơn nữa với những giải pháp cụ thể, thiết thực như nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiêm, hồn thiện và phát triển hệ thống cơng nghệ thông tin,…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo thường niên của NHNN giai đoạn 1999-2012 2. Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 1999-2012

3. Chu Thị Hương Giang (2009). “ Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản

trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế TP.HCM

4. Nguyễn Văn Hiệu ( 2010). “Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3 - lộ trình củng cố bức tường an ninh tài chính – ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, (số 22/2010)

5.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011). “Đề án Định hướng và giải pháp cơ cấu

lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015”

6. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD do NHNN ban hành

7. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD do NHNN ban hành

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................2

2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................2

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................................2

3.1. Phạm vi không gian.................................................................................................2

3.2. Phạm vi thời gian.....................................................................................................2

3.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................3

4.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................3

4.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HIỆP ƯỚC VỐN BASEL................................4

1.2. Lịch sử vắn tắt quá trình hình thành các Basel............................................................5

1.3. Nội dung cơ bản của các Basel....................................................................................6

1.3.1. Nội dung cơ bản của Basel I.................................................................................6

1.3.2. Nội dung cơ bản của Basel II................................................................................7

1.3.3. Nội dung cơ bản của Basel III..............................................................................9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC BASEL TẠI VIỆT NAM................................................................................................................11

2.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước.............................................................................11

2.2. Về phía các TCTD.....................................................................................................12

2.2.1. Giai đoạn 1999-2005...........................................................................................13

2.2.2. Giai đoạn 2005-2010...........................................................................................15

2.2.3. Giai đoạn 2011-2012...........................................................................................17

2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng Hiệp ước vốn tại Việt Nam.......................................21

2.3.1. Thuận lợi.............................................................................................................21

2.3.2. Khó khăn.............................................................................................................21

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM...............................................................................25

3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........................................................................25

3.2. Nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm...................................................................25

3.3. Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật......................................................................26

3.4. Các giải pháp khác.....................................................................................................26

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................27

Một phần của tài liệu Chuyên đề phân tích tình hình ứng dụng các hiệp ước vốn tại việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)