Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Cơng thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Lợi nhuận ròng
15,36 15,68 (0,32)
Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
1,48 1,60 (0,13)
Tổng TS bình quân Tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận rịng 1,71 1,75 (0,04) Vốn CSH bình qn Nhận xét:
- Tỉ suất sinh lời trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu
thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 15,36%, giảm 0,35% so với năm 2010. Con số trên cho ta biết năm 2011, cứ một đồng doanh thu thuần thì có 0,1536 đồng lợi nhuận rịng và năm 2010 là 0,1568 đồng lợi nhuận ròng. Tuy năm 2011, công ty phải đối mặt với vấn đề tăng lên của giá vốn hàng bán nhưng công ty đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu thuần tốt cộng với việc giữ các khoản chi phí bán hàng và chi phí tài chính nên lợi nhuận của cơng ty cũng cao nhưng không tốt so với năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng kiểm sốt chi phí của cơng ty và phản ứng trước những khó khăn bên ngồi cịn hơi yếu.
- Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty là 1,48%, giảm 0,13% so với năm 2010. Con số trên cho ta thấy cứ một đồng tài sản có 0,0148 đồng lợi nhuận rịng vào năm 2011 và có 0,016 đồng lợi nhuận rịng vào năm 2010. Con số năm 2011 lớn hơn 0 và nhỏ hơn năm 2010, cho thấy tình hình hoạt động của cơng ty có hiệu quả song khơng bằng năm 2010, khả năng xử lí và sử dụng tài sản của cơng ty khá tốt.
- Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh
thu thuần chủ sở hữu sẽ thu về cho mình bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi năm 2010 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 1,75% trong khi năm 2011 là 1,71% giảm 0,04% so với năm 2010. Đây là dấu hiệu không mấy khả quan cho công ty. Mặt khác tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu không mấy cao trong 2 năm và nhỏ hơn tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Chứng tỏ công ty chiếm lợi nhuận cao chủ yếu từ tài sản ngắn hạn.
2.5 Tình hình lao động tại cơng ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt:
2.5.1: Cơ cấu lao động và thu nhập:
Bảng 2.7: Trình độ lao động của cơng ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt TT Trình độ Số lượng(Người) Tỷ trọng(%) 2011 2010 2011 2010 1 Kĩ sư cơ khí 5 5 3,65 3,65 2 Kĩ sư điện 5 5 3,65 3,65 3 Cử nhân kinh tế 6 6 4,38 4,38 4 Cử nhân tài chính 8 8 5,84 5,84 5 Cử nhân kỹ thuật 8 8 5,84 5,84 6 Cử nhân Marketing 5 5 3,65 3,65
Tổng cộng 137 137 100,00 100,00 (Nguồn: Phịng hành chính quản trị) Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của cơng ty vì cơng ty biết rằng 90% sự thành công của công ty là nhờ vào nỗ lực cũng như sự tâm huyết của đội ngũ cơng nhân viên của cơng ty. Vì vậy ngay từ những ngày đầu thành lập, ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới vấn đề tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ lao động trẻ có trình độ, năng động và hăng hái trong cơng tác, cùng với kinh nghiệm của cán bộ đi trước đồng lịng nhất trí góp phần giúp cơng ty phát triển ngày một vững mạnh. Dựa vào bảng 2.7 ta thấy, tổng số lao động của công ty năm 2011 và năm 2010 là 137 người khơng tăng so với năm 2010. Trong đó, cơng nhân chiếm 72,99% trong tổng số lượng lao động của tồn cơng ty, bởi hoạt động chính của cơng ty là sản xuất. Trong năm 2011, cơng ty khơng có chủ trương trong việc tuyển thêm lao động do kinh tế đang gặp khó khăn. Mặc dù, cơng ty có mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do công ty đầu tư toàn bộ vào dây chuyền sản xuất tự động nên giảm thiểu tối đa chi phí nhân cơng và khơng có sự thay đổi trong đội ngũ cơng nhân viên. Mặt khác, do kinh tế đang gặp khó khăn nên việc tuyển thêm nhân viên sẽ mất thêm chi phí đào tạo và quản lí nên cơng ty quyết định khơng tuyển thêm lao động. Có thể nói, chính sách tuyển dụng nhân sự là một trong những thành công của công ty khi tối thiểu hóa chi phí nhân cơng nhưng vẫn giữ đảm bảo năng suất lao động, góp phần làm tăng lợi nhuận của cơng ty.
Bảng 2.8: Bảng thu nhập bình quân
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm Tiền lương bình quân/người/tháng
2010 3.000.000 - 4.000.000
2011 3.500.000 - 4.500.000
(Nguồn: Phịng hành chính tổng hợp ) Như đã thấy ở bảng 2.8, tiền lương bình quân/người/tháng năm 2011 là 3.500.000- 4.500.000 đồng trong khi con số này trong năm 2010 là 3.000.000 – 4.000.000 đồng. Điều này cho thấy hoạt động của cơng ty trong năm 2011 có hiệu quả hơn so với năm 2010. Cơng ty chủ trương chính sách tăng mức lương cho cán bộ công nhân viên phát huy tối đa năng lực và khả năng sáng tạo, trong sự nghiệp cũng như vì sự phát triển của cơng ty.
2.5.2: Chế độ đào tạo và chính sách đãi ngộ:
- Công ty luôn chú ý đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ năng chuyên môn. Đối với lao động tại các phịng chun mơn nghiệp vụ, cơng ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành. Những cán bộ nhân viên được cử đi học được cơng ty thanh tốn tiền học và hưởng lương theo quy định. Những lao động thuộc bộ phận kĩ thuật sản xuất và những
người trực tiếp tạo ra sản phẩm thường xuyên được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cũng như những kiến thức về máy móc thiết bị mới ln được trau dồi, nâng cao tay nghề.
- Công ty nâng cao kĩ năng truyề đạt với cán bộ quản lí thơng qua các khóa đào tạo, nhằm tạo đội ngũ kế thừa, tạo cơ hội cho cán bộ công nhân viên phấn đấu để phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp. Cụ thể trong năm 2012, công ty đã cử 2 nhân viên kinh doanh và tiếp thị đi học lớp Internet Marketting của Hiệp hội Marketing Việt Nam, định kì 6 tháng 1 lần, cơng ty mời những kĩ sư giỏi về tập huấn cho đội ngũ công nhân kĩ thuật nhằm nâng cao tay nghề..
- Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt cũng rất chăm lo đến đời sống cũng như sức khỏe của cán bộ cơng nhân viên thơng qua các chính sách: cơng ty thường xuyên khen thưởng cán bộ nhân viên xuất sắc định kì hàng quý và năm, khám sức khỏe định kì cho cán bộ nhân viên theo đún thỏa ước lao động tập thể, có các hoạt động tặng quà khen thưởng cho con của các cán bộ nhân viên có thành tích học tập xuất sắc, có chế độ thăm hỏi động viên nhân viên khi ốm đau, tang lễ,.. chế độ đi lại và lưu trú cho nhân viên công tác xa nhà, thường xuyên tổ chức tham quan du lịch cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên từ cấp lãnh đạo đến công nhân kĩ thuật…
2.5.3 Định hướng phát triển nhân sự:
- Công ty luôn chủ trương nguồn nhân lực là nịng cốt, giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển. Vì thế cơng ty ln chú trọng thu hút nhân tài, những cán bộ có trình độ chun mơn cao. Đồng thời, duy trì những chính sách đãi ngộ và đào tạo nhằm duy trì nguồn nhân lực hiện có của cơng ty.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lí để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty, tạo môi trường làm việc năng động, thân thiện, xây dựng và phát triển các chính sách đề bạt – thăng tiến cho nhân viên tạo động lực phấn đấu và phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân.
- Tạo mơi trường làm việc năng động, các chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về làm việc. Sàng lọc kĩ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với cơng việc, nhiệt tình sáng tạo và có hướng gắn bó lâu dài.
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1: Môi trường kinh doanh:
Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định. Trung tâm theo dõi mơi trường kinh doanh tồn cầu BMI nhận định, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang dần được cải thiện rõ rệt và Việt Nam bắt đầu chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi các điều kiện kinh tế được cải thiện. Cùng với đó là sự phát triển khơng ngừng của các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước, qui mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không ngừng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong và ngồi nước. Góp phần làm nên sức tăng trưởng cao của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn với những cơ hội và thách thức mới. Các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nỗ lực để phát triển và mở rộng để đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật, chất lượng ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như nước ngồi. Cùng với đó các chính sách quản lí kinh tế vĩ mơ của Nhà nước cũng là một yếu tố quyết định tác động đến thị trường trong nước.
3.1.1: Thuận lợi:
- Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mối quan hệ giao thương giờ đây được mở rộng không chỉ trong nước mà cịn cả ở thị trường ngồi nước. Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay của Việt Nam đang được cải thiện dần, tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng cao (khoảng trên 10%) sẽ tạo ra những cơ hội cho sự phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giấy, ngành công nghiệp nhẹ tạo ra động lực tăng trưởng trong khu vực sản xuất cũng như trong toàn bộ nền kinh tế.
- Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngồi, Luật cơng ty, Luật doanh nghiệp…tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Với công nghệ sản phẩm giấy, môi trường đầu tư bây giờ đã trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Hệ thống pháp luật đang được cải tổ, thủ tục hành chính đang được cải tiến cho đơn giản.
3.1.2 Khó khăn:
- Gia nhập WTO vừa đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành, nhưng lại chứa đựng nhiều thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.
- Từ khi chính sách đổi mới và chuyển sang cơ chế thị trường, ngành giấy Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực nhưng vẫn lạc hậu so với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa thể tự sản xuất nguyên vật liệu mà đa số phải nhập khẩu hoàn toàn nước ngoài.
- Lực lượng lao động trong ngành giấy vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ một số ít có trình độ đã qua đào tạo, cịn lại đa số khơng có chun mơn đào tạo.
3.2: Những ưu điểm, tồn tại của công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt:
3.2.1 Ưu điểm:
- Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, mang lại những thành công nhất định. Nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới đã được áp dụng tại Việt Nam để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
- Hiện nay, công ty đã sản xuất thành công và cung cấp số lượng lớn nhiều loại giấy cao cấp thay thế các loại truyền thống vẫn phải nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.., dẫn đến cơng ty có lợi thế cạnh tranh về giá thị trường hơn.
- Về bề dày hoạt động kinh doanh hơn 13 năm trên thị trường, công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt đã rất linh hoạt, nhanh chóng thích nghi với những biến động của thị trường, mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
- Cơng ty có đội ngũ cán bộ quản lí lành nghề, dày kinh nghiệm, có năng lực quản lí cao.
3.2.2 Tồn tại:
- Tuy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây đều có xu hướng tích cực, làm ăn có lãi, nhưng trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay thì vấn đề qui mơ và quay vịng vốn vẫn cịn một số hạn chế.
- Công ty vẫn cịn thiếu lực lượng cơng nhân sản xuất lành nghề, có trình độ qua đào tạo. Đa số cơng nhân sản xuất của công ty vẫn cịn hạn chế ở trình độ đào tạo, chủ yếu là khơng qua đào tạo trường lớp, nên về mặt nhận thức về máy móc kĩ thuật vẫn còn kém.
- Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy, trong mấy năm trở lại đây vấn đề giải quyết giá ngun vật liệu, hàng hóa ln là khó khăn của hầu hết các cơng ty. Tình trạng giá vốn cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù đã chủ động dự trữ các mặt hàng nhưng công ty vẫn bị tác động khơng nhỏ đến q trình kinh doanh, giá vốn hàng bán cao trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
- Các khoản phải trả của công ty thực sự vẫn cịn khá cao, cộng thêm việc cơng ty mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng khiến cho nhiều khoản nợ từ khách hàng vẫn chưa thu được dẫn đến gia tăng chi phí khác.
- Hoạt động marketing của công ty vẫn thực sự chưa hiệu quả so với ch phí bỏ ra. Đa số khách hàng có được đều là khách hàng lâu năm hoặc do khách hàng tự giới thiệu.
3.3 Biện pháp khắc phục:
- Về vấn đề quay vịng vốn, ngồi các khoản vay ngắn hạn, công ty nên tận dụng các khoản tín dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần phải cân nhắc kĩ lưỡng giữa chi phí và khoản lợi nhuận thu được để khơng xảy ra rủi ro thanh toán.
- Với những lao động đang làm việc tại công ty, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn tay nghề, cử cán bộ cơng nhân viên đi học các khóa đào tạo, nâng cao tay nghề và kiến thức về công nghệ, kĩ thuật mới. Bên cạnh đó, cơng ty cần nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào.
- Biện pháp để giảm chi phí và giá vốn hàng bán là cơng ty phải có chính sách quản lí chi phí bán hàng, thêm vào đó để giảm giá vốn các mặt hàng, cơng ty cần tìm thêm các nhà cung cấp mới để chủ động về nguồn hàng để mua với giá rẻ.
- Cơng ty cần chú trọng quản lí các khoản phải trả, lập kế hoạch trả nợ để giữ uy tín với nhà cung cấp. Đối với việc quản lí các khoản phải thu đang có xu hướng do chính sách tín dụng của cơng ty cũng phải quản lí thật tốt để thu đúng hạn và tránh tình trạng chiếm dụng qua lâu hay mất vốn sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty.