Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hộ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một số nhóm nhập cư đến thành phố vinh (Trang 29 - 31)

- Vần [ε], trong tiếng Vinh tương ứng với vần [e] tiếng Việt văn hoá.

b. Vần nửa mở

3.3. Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hộ

3.3.1. Giới tính

Quan sát kết quả phân tích định lượng sau đây:

Bảng 3.3. Tương quan giữa giới với việc sử dụng các biến thể thanh điệu:

Giới tính Các biến thể của 5 thanh điệu Tổng số

0 1 Các dạng BT khác Nam 8,6 38,2 53,2 100,0% Nữ 36, 2 18,3 45,5 100,0%

0,001< p < 0,09 (p là độ khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chú thích: Thống kê trên là giá trị trung bình cộng của cả 5 thanh *Bao gồm

+ Số CTV sử dụng cả hai loại biến thể trong lời nói tự nhiên + Số CTV sử dụng biến thể trung gian

3.3.2. Tuổi tác

Kết quả phân tích định lượng đối với việc sử dụng các biến thể của 3 thanh điệu ở các nhóm tuổi như sau:

Tuổi Các biến thể của 5 thanh điệu Tổng số 0 1 Các dạng BT khác 10 - 15 10,2 36,3 53,5 100, 0 16 - 30 26,8 15,6 57,6 100, 0 31 - 50 48,6 14,3 37,1 100, 0 51 -70 13,2 25,7 61,1 100, 0 0,023 < p < 0,28 Chú thích: (*) Bao gồm

+ Số CTV sử dụng cả hai loại biến thể trong lời nói tự nhiên + Số CTV sử dụng biến thể trung gian

- Thống kê trên là giá trị trung bình cộng của 5 thanh

- Nếu chỉ làm một phép so sánh giản đơn giữa các nhóm tuổi thì có thể thấy tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương Vinh có xu hướng tăng dần từ nhóm 10 - 15 tuổi đến nhóm 31 - 50 tuổi nhưng lại giảm khi đến nhóm 51 - 70 tuổi và theo xu hướng ngược lại với xu hướng trên đối với biến thể địa phương NGL. Từ nhận định trên có thể cho ta rút ra một số kết luận sau đây:

- Sự thích nghi ở lứa tuổi trung niên (31 - 50 tuổi) đạt được mức cao nhất: Tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương Vinh cao nhất thuộc về nhóm trung niên và tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương NGL thấp nhất cũng thuộc về nhóm này. Tỷ lệ sử dụng biến thể trung gian so với các biến thể khác cùng nhóm cũng cao hơn ở các nhóm tuổi còn lại.

- Nhóm cao niên (51 - 70 tuổi) tỏ ra khá bảo thủ nhất trước những cái mới trong ngôn ngữ, bằng chứng là dù có thời gian định cư trung bình tại Vinh dài nhất nhưng sự biến đổi của họ đạt tỷ lệ rất nhỏ , không đáng kể (khoảng trên dưới 13%).

- Thanh niên là nhóm có đầy tiềm năng biến đổi, khả năng hướng tới những biến thể ngôn ngữ có uy tín rất mạnh mẽ và cũng là lớp người rất nhạy cảm trước những cái mới trong ngôn ngữ. Bằng chứng là mặc dù các thông số xã hội luôn ở những chỉ số khiêm tốn nhất: thời gian sống ở Vinh ngắn nhất (gần bằng 1/5 nhóm cao niên và bằng 2/5 nhóm trung niên), hoàn cảnh ít thuận lợi nhất cho sự biến đổi…Thông số tâm lý có lợi cho sự biến đổi (muốn thay đổi) cũng thấp nhất (chỉ 15,8% trong khi nhóm cao niên là 71,`% và trung niên là 35,1%) nhưng kết quả lại cho thấy rằng tỷ lệ sử dụng các dạng biến thể trung gian ở nhóm này rất cao (56,9 và 56,1%) và tỷ lệ sử dụng biến thể địa phương Vinh nếu so với nhóm cao niên thì không phải là quá thấp, lẽ dĩ nhiên tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương Vinh ở nhóm này vẫn ở mức cao nhất.

Nếu xem xét trong tương quan với thông số xã hội này thì kết quả phân tích định lượng sẽ như sau:

Bảng 3.5. Tương quan giữa tuổi đến Vinh với việc sử dụng các biến thể thanh điệu

Tuổi đến Vinh Các biến thể của 5 thanh điệu Tổng số

0 1 Các dạng BT khác 10 - 20 tuổi 28,2 20,6 51,2 100,0 21 - 30 tuổi 18,3 26,5 55,2 100,0 30-40 tuổi 0 62,3 37,7 100,0 0,038 < p < 0,08 Chú thích: (*) Bao gồm

+ Số CTV sử dụng cả hai loại biến thể trong lời nói tự nhiên + Số CTV sử dụng biến thể trung gian

- Thống kê trên là giá trị trung bình cộng của 5 thanh

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một số nhóm nhập cư đến thành phố vinh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w