Mô hình hôn nhân 2.8.4 Trình độ ngoại ngữ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một số nhóm nhập cư đến thành phố vinh (Trang 25 - 27)

- Vần [ε], trong tiếng Vinh tương ứng với vần [e] tiếng Việt văn hoá.

b. Vần nửa mở

2.8.3. Mô hình hôn nhân 2.8.4 Trình độ ngoại ngữ

2.8.4. Trình độ ngoại ngữ

Tiểu kết chương 2

(1) Qua phân tích sự biến đổi các âm đầu và nguyên âm trên, việc bảo lưu cách dùng biến thể địa phương NGL diễn ra rất mạnh. Vì cách phát âm các biến thể địa phương NGL của các biến được xét trong chương này vốn là cách phát âm đúng với chính tả của tiếng Việt hiện đại nên sự bảo lưu ở đây là sự bảo lưu cái đúng. Hơn nữa, khác với sự bảo lưu biến thể địa phương NGL của các phụ âm và nguyên âm nói trên hoàn toàn không gây trở ngại gì cho giao tiếp của cộng đồng NGL tại Vinh nên họ không có cả động lực lẫn áp lực để thay đổi từ biến thể NGL sang biến thể Vinh:

(2) Trên tổng thể của sự biến đổi không lấy gì làm mạnh mẽ đối với biến ngôn ngữ (phụ âm đầu và nguyên âm và vần) trên đây, vẫn có thể nhận thấy những mối tương quan nhất định giữa các biến ngôn ngữ và các biến xã hội, có thể tìm thấy trong các tương quan đó một vài ý nghĩa sau đây:

- Trong môi trường giao tiếp mới, nữ luôn nhạy cảm với sự thay đổi hơn nam. Nếu việc bảo lưu cách dùng biến thể thổ ngữ NGL đối với các biến được xét trong chương này làm cho giọng nói có phần nặng hơn thì nữ có xu hướng hướng tới sự nhẹ nhàng trong chất giọng bằng việc chuyên dùng các biến thể địa phương Vinh hoặc trung gian, ngay cả khi điều đó làm cho ngôn từ của họ xa rời với những qui ước mà nhiều người cho là chuẩn mực.

(3) Khuynh hướng trong biến đổi ngôn từ của các cư dân Nghi Lộc định cư tại Vinh đó là chỉ loại bỏ những yếu tố gây trở ngại cho việc giao tiếp, những yếu tố cản trở việc không hiểu chúng. Biến đổi ở đây đồng nghĩa với sự hội tụ và tích hợp những nhân tố tích cực, có lợi cho hoạt động ngôn từ chứ hoàn toàn không phải là sự hòa tan và đánh mất bản sắc. Trong sự hòa nhập với môi tường giao tiếp của cộng đồng cư dân Vinh, các cư dân nhập cư có những biến đổi theo tiếng Vinh nhưng không phải tất cả mà một cách có chọn lọc, họ vẫn giữ lại cho mình những yếu tố vốn có những ảnh hưởng tốt đối với việc sử dụng ngôn ngữ của chính họ, tạo ra một bản sắc rất riêng hòa nhập chứ không hòa tan.

Chương 3

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một số nhóm nhập cư đến thành phố vinh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w