KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 83)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

---- -ooOoo- ---- 6.1. KẾT LUẬN

Thực sự trong những năm qua, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh nhà, đặc biệt đã cung cấp một lượng vốn rất lớn cho thành phố trẻ Cao Lãnh mới trưởng thành trong quá trình gia nhập với nền kinh tế hiện nay.

Hiện Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Đồng Tháp không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng địa bàn hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho việc sản xuất của người dân giúp việc lưu thơng hàng hóa dễ dàng hơn, đảm bảo được quá trình sản xuất đúng tiến độ lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, không ngừng tăng trưởng doanh lợi của Ngân hàng. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ngày luôn ở mức cao (trên 85%). Đồng thời để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho khách hàng, Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trị trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp người dân sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả, khơng những thế Ngân hàng cịn mở rộng cho vay tín dụng cả các lĩnh vực tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại-dịch vụ và cả cho vay tiêu dùng cùng thực hiện q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, góp phần vào việc phát triển thành phố trong tương lai.

Đạt được kết quả trên phần lớn là do sự đóng góp tích cực của cán bộ cơng nhân viên trong ngân hàng, ý thức trách nhiệm của mình, nội bộ đồn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hồn thành nhiệm vụ được giao. Ngồi ra khơng khơng thể nói đến sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đồn thể chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ngân hàng cũng gặp khơng ít những khó khăn như tình hình huy động vốn cịn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nợ quá hạn .... đây là những vấn đề cấp thiết ảnh hưởng đến quy mô,

tốc độ và uy tín của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Cơng Thương Đồng Tháp đã khơng ngừng nổ lực tìm ra những giải pháp tích cực để vượt qua những khó khăn đó sánh vai với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển.

6.2. KIẾN NGHỊ

 Đối với Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp

- Ngân hàng cần đa dạng hình thức thu lãi, có thể thu theo tháng, quý hoặc thu theo định kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi hay kỳ thu hồi vốn của phương án sản xuất kinh doanh, thành lập tổ thu nợ lưu động,… nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình.

- Hết năm tài chính, Ngân hàng nên tổ chức Đại hội khách hàng để báo cáo, đánh giá hoạt động trong năm, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động mới cho năm tới, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và trả lời những vướng mắc để họ thông suốt và hiểu rõ hoạt động của Ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn cũ, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ tồn đọng. Thường xuyên chỉ đạo phân loại nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng, đồng thời ln giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, khách hàng uy tín. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, phát thư góp ý cho khách hàng để từ đó phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm để nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, thường xuyên đổi mới phong cách phục vụ, tận tụy vì cơng việc, vì khách hàng. Mặt khác cần thường xuyên kết hợp với các trung tâm đào tạo nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng, có chính sách tuyển dụng thu hút người giỏi để làm việc cho Ngân hàng.

- Trong xu thế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ có khả năng yếu đi và doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng phát triển. Do vậy, ngân hàng cần mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nước ngồi.

- Các hình thức huy động vốn sẽ hiệu quả hơn nếu ngân hàng đẩy mạnh việc mở tài khoản, thanh tốn bằng sec cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống ATM.

 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Cho phép và hổ trợ vốn để chi nhánh lắp đặt thêm các máy rút tiền tự động ATM, tạo điều kiện cho chi nhánh nâng cao nguồn vốn huy động của mình.

- Mạnh dạng phân quyền cho các Ngân hàng như quyền mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh, tăng hạn mức phán quyết cho vay đối với mỗi khách hàng của chi nhánh. Do hiện nay khi kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu vốn ngày càng tăng, mức vay của mỗi khách hàng ngày càng lớn nếu Ngân hàng Công Thương Trung Ương vẫn duy trì mức 5 tỷ đồng như trước đây thì gây nhiều hạn chế cho Ngân hàng chi nhánh. Hiện nay số món vay trên 5 tỷ đồng tại chi nhánh ngày càng nhiều nếu mỗi món vay như vậy chi nhánh phải xin ý kiến của Trung Ương, khi đó khách hàng phải mất nhiều thời gian chờ đợi hoặc có thể họ sẽ chuyển sang xin vay ở các Ngân hàng khác, trong khi Ngân hàng chi nhánh đánh giá chất lượng của món vay này tốt.

- Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lổi về kỷ thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu.

- Mức cơng tác phí mà hiện nay Ngân hàng Công Thương Việt Nam đang áp dụng chưa thật sự phù hợp với thực tế địa bàn, trong khi địa bàn cho vay của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp là rất rộng, số món vay nhiều. Số tiền này đã khơng khuyết khích cán bộ trong q trình thẩm định, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Để tăng cường hơn nữa công tác thẩm định đánh giá khách hàng, hạn chế tình trạng nợ quá hạn Ngân hàng cần đưa ra một mức cơng tác phí hợp lý hơn.

 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Cần hồn thiện hơn nữa các chính sách tín dụng, thường xuyên theo dõi, đối chiếu kiểm tra thực tế việc thực hiện các văn bản ban hành để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

- NHNN cần tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM và các tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả bảo tồn được vốn, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.

- Trong trường hợp các doanh nghiệp chủ yếu là DNNN sắp xếp lại hoặc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến giải thể hoặc phá sản, đề nghị NHNN bảo vệ quyền lợi cho các NHTM và các tổ chức tín dụng thu hồi được vốn.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt hiệu quả cao.

 Đối với cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương

- Đối với Ủy Ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường cần xem xét cẩn thận việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân có vay và thế chấp nhà đất cho Ngân hàng để làm cơ sở pháp lý cho Ngân hàng thu hồi nợ khi gặp rủi ro.

- Đối với các cơ quan thi hành pháp luật cần đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản đảm bảo, tránh để kéo dài thời gian.

- Đề nghị các phòng chuyên đề quan tâm, hỗ trợ Chi nhánh trong việc tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở kịp thời hơn.

- Các cơ quan cần chỉ đạo các trung tâm khuyến ngư, khuyến nông cử cán bộ

xuống tận ấp, xã để tập huấn kỹ thuật cho người dân.

- UBND tỉnh, thành phố cần tính tốn lại mức quy định về giá trị đất, nhà ở cho phù hợp hơn, sát với giá thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  

1. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ.

2. Quyết định 493/2005/QĐ– NHNN Ngày 22/04/2005.

3. Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp (2005, 2006, 2007). Báo cáo bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của NHCT – Đồng Tháp.

4. Lê Văn Tư (2005).Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, TPHCM.

5. Các tạp chí Ngân hàng (2007).

6. Nguyễn Đăng Dờn (2003). Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, TPHCM. 7. Nguyễn Duy Khanh (2007). Phân tích tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh

Ngân hàng đầu tư phát triển Bến Tre, luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ

8. Nguyễn Ngọc Linh Kha (2006). Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Cà Mau, Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học

Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)