Xác định mức bù rủi ro

Một phần của tài liệu Báo cáo lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán (Trang 40)

2.2 RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

2.2.3 Xác định mức bù rủi ro

Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định mức sinh lời yêu cầu là sử dụng mức lãi suất không rủi ro cộng với mức bù của từng rủi ro một:

Trong đó:

i: mức lãi suất thực, lãi suất không rủi ro p: mức bù rủi ro sức mua

b: mức bù rủi ro kinh doanh f: mức bù rủi ro tài chính m: mức bù rủi ro thị trường o: mức bù rủi ro khác

Bước đầu tiên là phải xác định mức lãi suất khơng rủi ro. Thường thì lãi suất của tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng khơng có mức lãi suất nào là khơng rủi ro cả, bản thân tín phiếu kho bạc cũng bị rủi ro khi lãi suất thị trường thay đổi.

2.2.3.1 Trường hợp một chứng khốn có mức rủi ro ngang bằng với mức rủi ro của thị trường

Trong trường hợp này, ta phải sử dụng mức sinh lời kỳ vọng đối với danh mục của chỉ số làm mức chuẩn để tính tốn, vì đó mức sinh lời mà ta có thể đạt được nếu từ bỏ việc đầu tư vào chứng khốn đó mà đầu tư vào danh mục của chỉ số. Các nhà kinh tế thường xem xét mức sinh lời kỳ vọng đối với danh mục đầu tư này như sau:

Mức sinh lời kỳ vọng đối = Lãi suất không rủi ro + mức rủi ro dự kiến

Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Do mức sinh lời kỳ vọng đối với danh mục của chỉ số là cấu thành của hai bộ phận:

a. Lãi suất không rủi ro: là phần dễ xác định nhất.

nếu lãi suất hiện tại của tín phiếu kho bạc có kỳ hạn một năm là 7%, ta có thể coi lãi suất không rủi ro là 7%.

b. Mức rủi ro dự kiến: khó xác định hơn, bởi vì nó

khơng phải là một con số được công bố trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

Ta có thể xác định mức này bằng mức bù rủi ro quá khứ. Nếu mức sinh lời của cổ phiếu thường trong quá khứ là 12,2% và mức sinh lời trung bình đối với tín phiếu kho bạc là 3,7% thì mức bù rủi ro quá khứ là 8,5%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng mức bù rủi ro quá khứ là con số tốt nhất để xác định mức bù rủi ro tương lai. Do vậy, với lãi suất tín phiếu kho bạc là 7%, người ta có thể tính được mức sinh lời kỳ vọng:

Mức sinh lời kỳ vọng đối

= lãi suất không + mức bù rủi ro với danh mục của chỉ số 15,5% rủi ro hiện tại 7% quá khứ 8,5%

2.2.3.2 Trường hợp mức rủi ro của chứng khoán khác với rủi ro của thị trường

Mức sinh lời tỷ lệ thuận với rủi ro, điều này hồn tồn đúng vì ta thấy những nhà đầu tư luôn yêu cầu mức sinh lời cao hơn đối với các chứng khốn có độ rủi ro lớn hơn. Những nhà quản lý có trách nhiệm phải quyết định xem một loại chứng khốn nào đó có mức rủi ro cao hơn hay thấp hơn

so với mức rủi ro chung của thị trường. Nếu những chứng khốn đó có rủi ro cao hơn thì người ta phải chọn những chứng khốn có mức sinh lời dự kiến lớn hơn mức sinh lời dự kiến đối với danh mục của chỉ số. Ngược lại, có những chứng khốn đó có rủi ro thấp hơn thì người ta chọn mức sinh lời dự kiến nhỏ hơn mức sinh lời dự kiến đối với danh mục của chỉ số.

Độ lệch chuẩn đối với mức sinh lời của một chứng khốn có thể được coi là một thước đó rủi ro tương đối chính xác, nhưng nhiều nhà kinh tế khơng đồng ý với điều đó. Họ chỉ ra rằng một nhà đầu tư thường không quan tâm tới rủi ro của một chứng khoán cụ thể mà họ quan tâm tới ảnh hưởng của chứng khốn này đối với rủi ro của tồn bộ danh mục.

Bất kỳ một chứng khoán nào cũng cần được xem xét như là một bộ phận cấu thành của danh mục đầu tư. Rủi ro của một chứng khoán sẽ góp phần vào rủi ro chung của danh mục.

2.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ MỨC SINH LỜI KỲ VỌNG VỌNG

2.3.1 Đánh giá rủi ro đầu tư cổ phiếu

Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phiếu, người ta phải đánh giá hai thành phần quan trọng của giá trị cổ phiếu đó là rủi ro và tỷ suất sinh lời.Tất cả những quyết định tài chính quan trọng đều phải được cân nhắc dưới góc độ rủi

Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

ro và tỷ suất sinh lời kỳ vọng và những tác động của chúng đối với giá cổ phiếu cũng như kết quả tài chính cuối cùng của các cổ phiếu.

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro đầu tư cổ phiếu, nhưng cách tiếp cận phổ biến nhất khi xem xét đầu tư cổ phiếu như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính.Những cổ phiếu nào có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn được xem như là có rủi ro lớn hơn những chứng khốn có khả năng xuất hiện khoản lỗ thấp hơn.

Nói một cách khác, thuật ngữ rủi ro đầu tư cổ phiếu được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với thuật ngữ không chắc chắn để mô tả sự biến đổi của các tỷ suất sinh lời liên quan đến một loại cổ phiếu nào đó.

Tỷ suất sinh lời của một cổ phiếu được đo lường như là tổng các khoản thu nhập hoặc lỗ của nhà đầu tư trong một thời kỳ.Nói chung, nó chính là sự thay đổi trong giá trị của đầu tư cộng thêm với thu nhập bằng tiền.Do vậy trong đầu tư chứng khốn, người ta có thể sử dụng phương pháp khác nhau để đo lường rủi ro.[2, trang 245]

2.3.2 Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là một phương pháp đánh giá rủi ro đầu tư cổ phiếu bằng cách sử dụng những dự đoán tỷ suất sinh lời khả năng để được một chuỗi những biến đổi của tỷ suất sinh lời.Phương pháp phổ biến là dự đoán tỷ suất sinh

lời trong trường hợp xấu nhất; trường hợp kỳ vọng (có khả năng xảy ra nhất) và trường hợp tốt nhất cho một loại cổ phiếu.Trong trường hợp này rủi ro của một loại cổ phiếu có thể được đo bởi “khoảng cách”.Khoảng cách này được hình thành bằng cách lấy tỷ suất sinh lời tốt nhất trừ cho tỷ suất sinh lời trong trường hợp xấu nhất. Khoảng cách này càng lớn rủi ro càng cao.

Giả sử một nhà đầu tư đang xem xét lựa chọn cổ phiếu tốt nhất trong hai cổ phiếu A và B.Mỗi cổ phiếu đều yêu cầu vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng và đều có tỷ suất sinh lời kỳ vọng có khả năng xảy ra cao nhất là 15%.Để đánh giá rủi ro của những cổ phiếu này bước tiếp theo ta phải dự đoán tỷ suất sinh lời của chúng trong trường hợp xấu nhất và tốt nhất. Cụ thể ở bảng sau:[2, trang 247] Chỉ tiêu Cổ phiếu A Cổ phiếu B

Đầu tư ban đầu 100 triệu 100 triệu Tỷ suất sinh lời xấu

nhất 13% 7%

Tỷ suất sinh lời bình

hường 15% 15%

Tỷ suất sinh lời tốt

nhất 17% 23%

Khoảng cách 4% 16%

Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khốn

Ta thấy cổ phiếu A có khoảng cách 4%, do đó có rủi ro ít hơn cổ phiếu B.Nhà đầu tư có khuynh hướng lựa chọn cổ phiếu A hơn so với cổ phiếu B, bởi vì cổ phiếu A có tỷ suất sinh lời kỳ vọng 15% giống như cổ phiếu B, nhưng có rủi ro thấp hơn (khoảng cách nhỏ hơn).

Mặc dù cổ phiếu A và cổ phiếu B có cùng tỷ suất sinh lời kỳ vọng là 15% nhưng khoảng cách tỷ suất sinh lời của cổ phiếu B có độ phân tán cao hơn cổ phiếu A (16% so với 4%).

2.3.3 Phương sai và độ lệch chuẩn

Đo lường rủi ro trong mức sinh lời của một loại chứng khốn, đó là tính tốn mức giao động trong mức sinh lời bằng cách sử dụng thước đo phương sai (variance) và độ lệch chuẩn (Standard deviation).Trong tài chính người ta thường sử dụng toán xác suất thống kê để đo mức độ dao động trong mức sinh lời bằng cách sử dụng thước đo phương sai và độ lệch chuẩn.

Phương sai và độ lệch chuẩn của mức sinh lời là những hệ số được sử dụng nhiều nhất để đo mức biến động (hay mức rủi ro) của mức sinh lời.Phương sai của tỷ suất sinh lời theo thị trường được định nghĩa là bình phương khoảng cách chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế và giá trị tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư.Độ lệch chuẩn của một biến ngẩu nhiên đo lường độ phân tán hay sự biến động xung quanh

giá trị kỳ vọng.Khi áp dụng đối với tỷ suất sinh lời trong đầu tư chứng khốn nó cho biết sự biến động của tỷ suất sinh lời xung quanh tỷ suất sinh lời kỳ vọng, từ đó đo lường mức độ rủi ro của chứng khốn đầu tư.[2, trang 248]

Ta có thể ký hiệu phương sai là δ2 và độ lệch chuẩn là δ thì cơng thức tổng qt tính phương sai và độ lệch chuẩn như sau:

Bước 1: Tính mức sinh lời kỳ vọng

Các dự án đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời kỳ vọng khác nhau. Chúng khác nhau vì hiệu quả kinh tế của từng dự án cụ thể, cũng như môi trường đầu tư. Trong tương lai khơng thể biết chắc được tình trạng nền kinh tế sẽ như thế nào, nên các nhà phân tích sẽ tìm ra một xác suất để xảy ra một tình trạng kinh tế nào đó. Do đó:

Doanh lợi kỳ vọng hay mức sinh lời ước tính của một tài sản có rủi ro ở tương lai là bình quân gia quyền theo xác suất của các kết quả thu được trong tất cả các tình huống xảy ra.

= i ki

Trong đó:

ki : Mức sinh lời trong trường hợp i

Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán : Mức sinh lời kỳ vọng (trung bình)

VD1: Có 2 cổ phiếu A và B có xác suất mức sinh lời từng năm như sau cho các năm tới

Tình trạng kinh tế Xác suất Pi Khả năng sinh lời Của A % kA Khả năng sinh lời Của B % kB Tăng trưởng mức 1 0.2 14 20 Tăng trưởng mức 2 0.4 -5 -2 Tăng trưởng mức 3 0.4 10 9

Bảng 3:mức sinh lời của cổ phiếu A và B

Tính mức sinh lời của A, B. Giải

Mức sinh lời của A, B = ∑ Pi.ki

k (A) = 0.2*14+0.4*(-5)+0.4*10 = 4.8

k(B)= 0.2*20+0.4*(-2)+0.4*9 = 6.8

Bước 2: Tính phương sai của mức sinh lời

Phương sai của tỷ suất sinh lợi theo thị trường được định nghĩa như là bình phương khoảng cách chênh lệch giữa tỷ

suất sinh lợi thực tế và giá trị tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư. Phương sai thường được ký hiệu là: δ2

δ2 = i(ki – k)2

Bước 3: Tính độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn là thước đo độ phân tán (độ lệch) khỏang cách từ tỷ suất lợi nhuận ở từng tình trạng kinh tế hoặc từng năm so với tỷ suất sinh lợi mong đợi.

δ = =

Giả sử một nhà đầu tư đang xem xét để đầu tư một trong 2 chứng khoán A và B.

Mỗi chứng khoán đều yêu cầu vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng. Tình trạng Nền kinh tế Xác suất Mức sinh lời Chứng khốn A Chứng khốn B Tăng trưởng 0,25 17% 23% Khơng tăng trưởng 0,5 15% 15% Suy thoái 0,25 13% 7%

Bảng 4: Sự phân phối xác suất mức sinh lời của 2 chứng khoán A và B

Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Phương sai và độ lệch chuẩn của mức sinh lời của chứng khoán A và chứng khoán B xác định như sau:

Đối với chứng khoán A Mức sinh lời(%) (ki –k) (ki – k)2 (Pi) Pi(ki – k)2 17 2 4 0,25 1 15 0 0 0,25 0 13 -2 4 0,25 1

Bảng 5:phương sai và độ lệch chuẩn của mức sinh lời của chứng khoán A

Vậy

Đối với chứng khoán B Mức sinh lời (%) (ki – k) (ki – k)2 (Pi) Pi(ki–k)2 23 8 64 0,25 16 15 0 0 0,5 0 7 -8 64 0,25 16

Bảng 6: phương sai và độ lệch chuẩn của mức sinh lời của

chứng khoán B

Vậy

Từ kết quả của ví dụ trên cho thấy đầu tư cho chứng khốn A và B có cùng mức sinh lời là 15% nhưng đầu tư chứng khốn B có độ lệch chuẩn cao hơn độ lệch chuẩn của

chứng khốn A, điều đó phản ánh đầu tư chứng khốn B có mức rủi ro cao hơn đầu tư chứng khoán A.

Như vậy nếu hai chứng khốn có cùng mức sinh lời kỳ vọng, chứng khốn nào có độ lệch chuẩn càng cao thì mức rủi ro càng lớn.

Một trong hai phương pháp phương sai hay độ lệch chuẩn có thể sử dụng thay thế.Khi độ lệch chuẩn có cùng đơn vị với tỷ suất sinh lời thì việc sử dụng độ lệch chuẩn có nhiều thuận lợi hơn.Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét về mức độ rủi ro do một yếu tố nào đó thì việc sử dụng phương sai sẽ ít gây hiểu nhầm hơn.

Độ lệch chuẩn và phương sai là một phương pháp đo lường rủi ro cổ phiếu chính xác nếu các giá trị tỷ suất sinh lời tuân theo quy luật phân phối chuẩn, nhưng cũng cần lưu ý là nếu hai loại cổ phiếu có tỷ suất sinh lời kỳ vọng khác nhau thì khơng thể sử dụng độ lệch để đánh giá mà phải sử dụng hệ số phương sai đề đánh giá mức độ rủi ro.

Hệ số phương sai (CV) là thước đo rủi ro trên mỗi đơn vị tỷ suất sinh lời kỳ vọng, hệ số phương sai càng cao rủi ro càng lớn. Hệ số phương sai được tính như sau:[3, trang 250]

Trong đó:

Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

δ: Độ lệch chuẩn

k: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng (trung bình)

Giả sử một nhà đầu tư đang xem xét để lựa chọn cổ phiếu có ít rủi ro nhất trong hai cổ phiếu A và B. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số phương sai của hai loại cổ phiếu như sau:

Chỉ tiêu Cổ phiếu A

Cổ phiếu B Tỷ suất sinh lời mong

đợi 12% 20%

Độ lệch chuẩn 9% 10%

Hệ số phương sai 0,75 0,50

Bảng 7: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số phương sai của hai loại cổ phiếu A và B

Do hai loại cổ phiếu có tỷ suất sinh lời kỳ vọng khác nhau nên khơng thể nói rằng cổ phiếu B có mức độ rủi ro cao hơn cố phiếu A vì trong trường hợp này sử dụng hệ số phương sai để đánh giá rủi ro của hai loại cổ phiếu.Ta thấy hệ số phương sai của cổ phiếu A là 0,75 lớn hơn hệ số phương sai của cổ phiếu B là 0,50. Do đó, cổ phiếu B sẽ được lựa chọn vì có ít rủi ro hơn.

2.3.4 Hệ số bê ta (β)

Một mơ hình định giá tài sản - vốn ( CAPM) chỉ ra rằng rủi ro của một chứng khoán cụ thể có thể biểu diễn bằng hệ số Beta của nó. Hệ số bê ta cho biết xu hướng biến động của

một loại chứng khốn so với tồn bộ thị trường.Bê ta của một khoản đầu tư đo lường độ nhạy cảm dự kiến của tỷ suất sinh lợi trên khoản đầu tư so với tỷ suất sinh lợi thị trường. Có nghĩa là, bê ta đo lường giá của đầu tư thay đổi như thế nào khi giá trị trường thay đổi.Tuy nhiên, độ lệch chuẩn đối với mức sinh lời của một loại cổ phiếu có thể được coi là một thước đo rủi ro tương đối chính xác, nhưng nhiều nhà kinh tế lại khơng đồng tình điều đó và họ chỉ ra rằng một nhà đầu tư thường không quan tâm đến rủi ro của một loại cổ phiếu cụ thể mà họ quan tâm đến ảnh hưởng của loại cổ phiếu này đối với rủi ro tồn bộ danh mục đầu tư.

Do vậy, muốn tìm đươc phần đóng góp của một loại cổ

Một phần của tài liệu Báo cáo lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)