KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tiếp cận thông tư 2022014TT BTC (Trang 71)

Kết luận

Tính đa dạng của kế tốn tồn tại ở mỗi quốc gia. Trong khi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và kinh nghiệm của các quốc gia khác nhau dẫn tới sự phát triển khác nhau của hệ thống chuẩn mực kế tốn thì sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong xu hướng tồn cầu hố đã tạo sức ép cho việc thay đổi theo hướng hội nhập hoá. Hội nhập với thế giới, tranh thủ tối đa các cơ hội do tồn cầu hóa mang lại là cách tốt nhất để giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển, thu hẹp khoảng cách và từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế. Các công ty đa quốc gia phát triển nhanh chóng và đóng vai trị chủ đạo trong nhiều phân đoạn thị trường, ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia. Sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia là một trở ngại rất lớn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư. Thật vậy, thực tế đã chứng minh xu hướng hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế là một nhu cầu cần thiết, một xu hướng tất nhiên. Hịa vào tiến trình hội nhập kế tốn quốc tế, các phương pháp và nguyên tắc kế toán áp dụng trong lập và trình bày BCTC HN ngày càng có tính tương đồng cao trên phạm vi tồn cầu.

Với mong muốn góp phần hồn thiện BCTC HN của các DN Việt Nam, ngay khi TT202 mới được ban hành, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và chuẩn mực kế tốn quốc tế về lập và trình bày BCTC HN. Luận văn đã hệ thống hóa được các cơng trình nghiên cứu trước đây, các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài và những thay đổi của CMKT Việt Nam trước và sau khi TT202 được ban hành; và thực hiện tiếp theo nghiên cứu của Trần Hồng Vân (2014); áp dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng là chủ đạo thơng qua việc sử dụng thống kê mô tả, hệ số Jaccard có điều chỉnh, chỉ số Absence, chỉ số Divergence và khoảng cách Average nhằm đo lường mức độ hòa hợp giữa hai bộ chuẩn mực kế toán. Kết quả cho thấy, so với CMKT Việt Nam trước đây trong nghiên cứu của Trần Hồng Vân (2014), mức độ hòa hợp của CMKT Việt Nam sau khi TT202 được ban hành

đã được cải thiện nhiều thơng qua hệ số JACC có điều chỉnh, từ 26.32% (CMKT Việt Nam) lên 39.22% (TT202) (Hệ số JACC về mức độ hòa hợp chung năm 2011). Như vậy, TT202 đã thể hiện sự tiếp cận CMKT quốc tế của Việt Nam, khắc phục các nhược điểm của VAS trước đây. Tuy nhiên, cũng như bộ CMKT Việt Nam năm 2005, CMKT Việt Nam sau khi TT202 được ban hành cũng có mức độ hịa hợp cao nhất với CMKT quốc tế ban hành trước năm 2004 và mức độ hòa hợp giảm dần so với IAS/IFRS 2008 và 2011. Sự khác biệt chính là do vẫn cịn tồn tại các nguyên tắc kế toán được quy định trong bộ CMKT này nhưng lại không được quy định trong bộ CMKT còn lại - thể hiện qua chỉ số Absence tăng dần qua các năm, từ 46.94% (so với IAS 2003) lên 55.77% (so với IAS/IFRS 2008) và so với IAS/IFRS 2011 lên tới 58.82%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang trong tiến trình sửa đổi CMKT quốc gia dựa trên CMKT quốc tế.

5.2 Kiến nghị

Như vậy, tồn cầu hố đẩy mạnh tiến trình hịa hợp chuẩn mực kế tốn, địi hỏi một ngơn ngữ kế tốn chung cho sự kết nối các thơng tin tài chính. Để thu hút thật nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, hệ thống kế toán phải đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế và phải có mức độ hài hịa với thực tiễn kế tốn quốc tế. Do đó, Việt Nam phải liên tục cải tiến hệ thống kế toán cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp cho các nhà đầu tư có niềm tin khi đưa ra quyết định.

5.2.1 Đối với Bộ Tài Chính

Hiện nay các quy định về kế toán Việt Nam do một cơ quan nhà nước ban hành, đó là Bộ Tài chính. Tổ chức nghề nghiệp là Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam có vai trị rất mờ nhạt trong q trình này. Cơ chế hiện tại có tác dụng đáng kể trong giai đoạn đầu phát triển hệ thống kế tốn vì nó đảm bảo tính tổ chức mà vẫn động viên, tập hợp được trí tuệ của các chun gia, nhưng về lâu dài sẽ khơng thích hợp cho việc mở rộng hệ thống vì sự phát triển ngày càng cao của các quan hệ kinh tế và các giao dịch kinh tế đòi hỏi hệ thống kế toán phải linh hoạt và phát triển ở một trình độ mới. Do đó, cần phải thiết lập một cơ chế mới cho ngành kế tốn Việt Nam,

tăng cường vai trị của tổ chức nghề nghiệp, cải thiện quy trình ban hành chuẩn mực theo hướng xây dựng Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm chuyên trách

soạn thảo các chuẩn mực kế tốn để trình Bộ Tài chính ban hành; hình thành Hội đồng chuẩn mực BCTC Việt Nam bỏ phiếu chấp thuận các dự án về chuẩn mực, đánh giá các dự thảo trước khi ban hành và ban hành chính thức chuẩn mực; các cá nhân tham gia ý kiến từ bên ngoài sẽ hoạt động dưới dạng các tổ chức tư vấn; các dự thảo chuẩn mực cần được đóng góp ý kiến của đơng đảo những người có kiến thức chun mơn thực tế về kế toán. Cơ quan soạn thảo chuẩn mực về lâu dài nên

là một tổ chức độc lập với nhà nước.

TT202 chỉ thay thế phần XIII của TT161 về hướng dẫn lập và trình bày BCTC HN theo VAS số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn các khoản đầu tư vào công ty con”, không điều chỉnh VAS số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. Như vậy, có khả năng các DN sẽ khơng áp dụng đồng nhất, đối với những người sử dụng chưa cập nhật kịp thời các nội dung của TT202 vẫn áp dụng theo VAS. Chẳng hạn, TT202 điều chỉnh giá phí HNKD trong hợp nhất nhiều giai đoạn theo IFRS3, yêu cầu kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư trước đó theo giá trị hợp lý tại ngày cơng ty mẹ đạt được quyền kiểm sốt (ngày mua) và ghi nhận chênh lệch đánh giá lại trong báo cáo lãi lỗ, hoặc trong thu nhập tổng hợp khác một cách tương ứng trong khi VAS 11 không cho phép đánh giá lại các khoản đầu tư được mua trước ngày có quyền kiểm sốt, tổng giá phí hợp nhất trong hợp nhất nhiều giai đoạn sẽ là tổng các giá trị hợp lý của các khoản trao đổi tại từng ngày trao đổi. Tuy nhiên, TT202 không phải là thông tư hướng dẫn trực tiếp về HNKD nên có thể người sử dụng sẽ bỏ qua điểm cập nhật này khi xác định giá phí HNKD qua nhiều giai đoạn. Do đó, cần có những điều chỉnh liên quan đến chuẩn mực.

Về lâu dài, theo nhiều chuyên gia kinh tế, VN cần ban hành các chuẩn mực kế

tốn cịn thiếu so với IFRS, bao gồm CMKT “Cơng cụ tài chính” (IFRS 7, IFRS 9)

và “Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục” (IFRS 5), “Tổn thất tài sản” (IAS 36), đồng thời cập nhật ngay những chuẩn mực đang áp dụng.

mực IFRS, VN cũng cần phải hiểu và tham gia vào quá trình phát triển của hệ thống các chuẩn mực mới được thừa nhận.

Theo lộ trình phát triển từ năm 2020 đến năm 2030 về việc lên kế hoạch cho các phương án cập nhật, đổi mới các chuẩn mực, Việt Nam sẽ không biên soạn VAS dựa trên IAS/IFRS như trước đây mà áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế tốn quốc tế. Tuy nhiên, IFRS rất phức tạp, khó có thể áp dụng đồng thời tồn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế tốn Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn đầu, Việt Nam có thể tiếp cận IFRS theo hai hướng:

 Lựa chọn hoà hợp theo khu vực, bao gồm khu vực đối với các công ty niêm yết và không niêm yết. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, như Trung Quốc, Hàn Quốc... Theo đó, hệ thống CMKT Việt Nam có thể bao gồm hai phần, một phần dành cho các công ty niêm yết, phần cịn lại cho các cơng ty không niêm yết. Đối với các công ty niêm yết, CMKT được thực thi theo các IAS/IFRS. Riêng đối với các công ty không niêm yết áp dụng các CMKT Việt Nam hiện hành nhưng theo hướng giản lược những nội dung phức tạp trong chuẩn mực. Điều này thể hiện sự hài hòa, linh hoạt nhằm tránh những biến động nhưng đảm bảo cho tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

 Lựa chọn và phê duyệt áp dụng từng IFRS phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam ở từng giai đoạn phát triển.

5.2.2 Đối với các tổ chức nghề nghiệp kế toán Việt Nam

Để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động nghề nghiệp; các cơ quan nhà nước cần chuyển giao một số chức năng quản lý cho các tổ chức nghề nghiệp; tăng cường phạm vi địa vị của tổ chức nghề nghiệp như thành phần bắt buộc trong các Hội đồng chuẩn mực, Ủy ban Hướng dẫn chuẩn mực quốc gia. Sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp trong quá trình phát triển chuẩn mực sẽ tạo ra các chuẩn mực có tính thực tiễn cao hơn.

Tái cấu trúc lại Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam như một tổ chức nghề nghiệp thật sự với thành viên có tiêu chuẩn cao. Hội Kế tốn Kiểm tốn nên phát huy hơn nữa vai trị của mình trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán, đặc biệt là

các chuẩn mực và các quy định về lập và trình bày BCTC HN, cần cập nhật kịp thời các thay đổi trong IAS/IFRS, đồng thời dịch và công bố bản dịch chính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế ra tiếng Việt. Bản dịch này là cơ sở chuẩn hóa các thuật ngữ của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nhằm phổ biến IAS/IFRS cho các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng, giúp giảm thiểu cách hiểu sai giữa thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời đây cũng là cơ sở để điều chỉnh các CMKT Việt Nam hiện hành theo hướng giảm các khác biệt quan trọng với chuẩn mực quốc tế.

5.2.3 Đối với các cơ sở đào tạo

Để góp phần tăng tính tn thủ CMKT cũng như nâng cao năng lực của kế toán viên trong hoạt động nghề nghiệp nói chung và trong lập và trình bày BCTC HN nói riêng, các cơ sở đào tạo cần phải:

Đổi mới chương trình đào tạo kế tốn trong nhà trường phù hợp với yêu cầu hội nhập kế toán quốc tế. Cần thay đổi một cách căn bản giáo trình kế tốn, đưa chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào chương trình học, đồng thời truyền đạt cách tiếp cận vấn đề dựa trên bản chất của các giao dịch kinh tế.

Tạo thói quen cho sinh viên nghiên cứu chuẩn mực kế toán, đặc biệt là cập nhật IAS/IFRS thông qua việc gắn kết các chuẩn mực với các phần hành kế tốn có liên quan. Thêm vào đó, việc đưa tiếng anh chuyên ngành vào để giảng dạy, cũng như giảng dạy kế toán bằng tiếng anh nhằm giúp sinh viên nhanh chóng tiếp cận với mơi trường tiếng anh để không khỏi bỡ ngỡ khi cạnh tranh với đội ngũ kế tốn chun nghiệp ở nước ngồi, cũng như giúp cho việc nghiên cứu về kế toán quốc tế được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại các trường đại học thơng qua việc hình thành các câu lạc bộ nghiên cứu học thuật, tổ chức các buổi hội thảo, công bố các nghiên cứu trên tạp chí chun ngành kế tốn, kiểm tốn. Đưa nội dung kế toán về BCTC HN vào chương trình giảng dạy hệ đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

5.2.4 Đối với ngƣời làm cơng tác kế tốn

Để VAS tiệm cận với IFRS, thách thức đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Đây là một công việc không dễ dàng vì CMKT về BCTC HN vốn là một nội dung tương đối khó và phức tạp, đặc biệt là khi tiếp cận và áp dụng IAS/IFRS, kế toán viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch tốn mới khơng có trong hệ thống kế tốn Việt Nam. Ngồi ra, phương pháp hạch tốn theo IFRS là dựa trên bản chất giao dịch, do đó yêu cầu phải có xét đốn và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý, những người sẽ tham vấn nhân viên kế tốn của mình. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu công việc trong điều kiện hội nhập quốc tế, năng lực của kế tốn viên lập và trình bày BCTC HN phải đạt được những yêu cầu cụ thể sau:

- Có kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, hiểu biết sâu về các quy định kế toán và kiểm toán, cập nhật kịp thời các thay đổi liên quan đến BCTC HN;

- Có khả năng xử lý các nghiệp vụ chuyên môn thông qua việc chủ động nghiên cứu các chuẩn mực kế tốn quốc tế và Việt Nam;

- Có khả năng tổ chức cơng việc, thu thập, xử lý và tổng hợp thơng tin kinh tế và tài chính theo u cầu quản lý;

- Thích ứng với mơi trường kinh doanh nhiều biến động.

5.3

Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu này xem mức trọng yếu của các nội dung đánh giá hòa hợp là như nhau.

5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Trong thời điểm TT202 mới được ban hành, đây là nghiên cứu đầu tiên đo lường mức độ hòa hợp CMKT VN sau khi TT202 được ban hành và CMKT quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN. Do đó, cần có thêm các phương pháp nghiên cứu khác về lĩnh vực này (chẳng hạn như phân tích cụm mờ) để củng cố kết quả nghiên

cứu nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng cũng như những người làm chính sách có cái nhìn rõ ràng hơn về những điểm khác biệt đáng kể giữa CMKT Việt Nam và

IAS/IFRS mà TT202 chưa giải quyết được để từ đó điều chỉnh, hồn thiện chuẩn mực về lập và trình bày BCTC HN của các DN Việt Nam.

Hịa hợp kế tốn có thể thống nhất trong chuẩn mực nhưng chưa hồn toàn nhất quán trong thực tế. Nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá hòa hợp chuẩn mực, mức độ hòa hợp với IAS/IFRS trong thực tiễn lập BCTC HN của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ chuẩn mực kế tốn. Do đó, nghiên cứu này là nghiên cứu nền tảng cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu tiếp theo đánh giá về mức độ hòa hợp thực tế giữa CMKT VN với IAS/IFRS trong việc vận dụng TT202 để lập và trình bày BCTC HN của các DN Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”,

chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.

Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC.

2. Bộ Tài Chính, 2003. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 “Các khoản đầu tư vào

công ty liên kết”, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08 “Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh”, chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 25 “BCTC HN và kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty con”. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC.

3. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 10 “Hợp nhất kinh doanh". Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC.

4. Bộ Tài Chính, 2006. Thơng tư hướng dẫn kế tốn thực hiện bốn (04) chuẩn mực

Một phần của tài liệu Mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tiếp cận thông tư 2022014TT BTC (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w