Trực thuộc chi nhánh, thực hiện huy động vốn và cho vay theo ủy quyền mức phán quyết của giám đốc chi nhánh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Với việc phân chia các phòng ban như trên thì trách nhiệm và quyền hạn của mỗi phòng ban được quy định rõ ràng. Trong nghiệp vụ tín dụng công tác tiếp thị tín dụng, thực hiện hoàn thiện hồ sơ tín dụng cho khách hàng và quản lý vốn vay đều được thực hiện bởi phòng quan hệ khách hàng, nhưng đối với BIDV Tam Điệp thì việc quản lý vốn vay được quản lý bởi Phòng quản trị tín dụng và Phòng quản lý rủi ro. Việc phân định nhiệm vụ của các phòng ban tuy có sự riêng biệt nhưng vẫn hỗ trợ lẫn nhau cùng kiểm tra, giám sát dễ dàng phát hiện những trường hợp vi phạm, xử lý kịp thời, để các khoản vay có hiệu quả hơn.
2.1.1.4 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tam Điệp nhánh Tam Điệp Tiếp nhận hồ sơ. Đánh giá, phân tích hồ sơ. Tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Giải ngân Kiểm tra, giám
sát sau khi giải ngân. Thu lãi, phí. Quyết định cấp TD và ký kết hợp đồng. Thanh lý hợp đồng TD và lưu hồ sơ. Không đồng ý cho vay. (2) (3) (4) (4) (5) (6) (7) (8) (1)
Hình 2.2 Quy trình tín dụng của BIDV Tam Điệp
Giải thích quy trình:
Bước 1: Tiếp thị với khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV
Bao gồm:
Sản phẩm cấp tín dụng bán lẻ. Sản phẩm huy động vốn.
Sản phẩm, dịch vụ gia tăng, ngân hàng hiện đại,.... Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Tiến hành phỏng vấn sơ bộ khi khách hàng có yêu cầu về sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
Hướng dẫn khách hàng cung cấp những giấy tờ cần thiết.
Nhân viên quan hệ khách hàng hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ có chữ ký của khách hàng.
Lập phiếu nhập kho bàn giao cho bộ phận kho quỹ đối với hồ sơ gốc của tài sản đảm bảo.
Bước 3: Đánh giá, phân tích hồ sơ
Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, nhân viên quan hệ khách hàng nghiên cứu, đánh giá, phân tích khoản vay về:
Thông tin của khách hàng.
Năng lực tài chính của khách hàng.
Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng.
Đánh giá, phân tích phương án hoặc dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng.
Đánh giá về tài sản đảm bảo của khách hàng.
Bước 4: Quyết định cấp tín dụng và ký kết hợp đồng
Sau khi hoàn tất hồ sơ nhân viên quan hệ khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo chi nhánh nêu rỏ ý kiến cho vay hoặc từ chối cho vay.
lại cho nhân viên quan hệ khách hàng thông báo cho khách hàng.
Nếu đồng ý cho vay, lãnh đạo chi nhánh ký xác nhận và chuyển hồ sơ cho nhân viên quan hệ khách hàng. Nhân viên quan hệ khách hàng soạn hảo, đàm phán các hợp đồng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các chứng từ làm căn cứ giải ngân.
Sau khi hoàn tất các nội dung trên, Nhân viên quan hệ khách hàng hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng, khoản vay. Trong đó 2 bộ hồ sơ sẽ giao cho Phòng quản trị tín dụng để phê duyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho Phòng dịch vụ khách hàng để giải ngân, bộ hồ sơ còn lại sẽ giao cho khách hàng.
Bước 5: Giải ngân
Phòng dịch vụ khách hàng sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ Phòng quản trị tín dụng, sẽ chịu trách nhiệm: hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, sau khi hoàn thành thủ tục giải ngân cho khách hàng, nhân viên dịch vụ khách hàng lưu hồ sơ giải ngân theo qui định.
Bước 6: Kiểm tra giám sát sau khi giải ngân
Sau khi giải ngân, Nhân viên quan hệ khách hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá nếu phát hiện có dấu hiệu rủi ro Nhân viên quan hệ khách hàng phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lên cấp trên, đồng thời Nhân viên quan hệ khách hàng thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.
Bước 7: Thu lãi, phí
Nhân viên quan hệ khách hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, các chương trình báo cáo phần mềm ... nhằm thu lãi, gốc đúng hạn.
Trích dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ. Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ Tất toán khoản vay.